CHƯƠNG 3 : VIỆT NAM VÀ ACFTA
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam vào ACFTA
3.3.4. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý để nâng cao kim ngạch
Về mặt địa lý, Việt Nam nằm ở giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, Việt Nam lại có vùng bờ biển dài 2500 km với nhiều cảng nước sâu từ Bắc tới Nam. Nếu phát triển tốt các hệ thống đường bộ xuyên Á cả theo hướng Bắc – Nam và Đơng – Tây thì các cảng biển này sẽ thực sự trở thành cửa ngõ cho quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc. Hơn nữa, một số tỉnh phía Nam Trung Quốc có thể qua cảng Hải Phịng, Cái Lân tới các nước ASEAN. Trung Quốc cũng có thể thơng qua các cảng ở miền Trung và Nam Bộ Việt Nam tới Lào, Đơng Bắc Thái Lan, Myanmar, Campuchia. Việt Nam cịn có thể là một điểm trung chuyển chế xuất sang các nước Đơng Nam Á. Vị trí địa lý trên cho phép Việt Nam phát huy vai trò là một “đầu cầu và cửa ngõ” cho sự phát triển quan hệ Trung Quốc – ASEAN, nhưng vai trò này lại tuỳ thuộc vào các nhân tố như:
Thứ nhất, phải xây dựng những kết cấu hạ tầng cần thiết cho một “đầu cầu và cửa ngõ” bao gồm: các tuyến đường xe lửa, đường cao tốc, đường hàng không xuyên
Á theo cả hướng Bắc Nam và Đông Tây, các cảng nước sâu cần thiết, hệ thống thông tin liên lạc xuyên Á thuận lợi, …
Thứ hai, cần có chính sách và cơ chế đầu tư hấp dẫn, linh hoạt để kích thích nhu cầu sử dụng “đầu cầu và cửa ngõ” Việt Nam của Trung Quốc và các nước ASEAN khác, đồng thời thể hiện Việt Nam sẵn sàng là một “đầu cầu và cửa ngõ” cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.
Biện pháp thứ ba và cũng là biện pháp quan trọng nhất, đó là đẩy mạnh mậu dịch biên giới phát triển. Nói cách khác, mậu dịch biên giới phải được coi là một bước khởi đầu đối với Việt Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế tiểu vùng và đây đồng thời cũng là nội dung quan trọng của ACFTA vì mậu dịch biên giới sẽ khơng chỉ đóng vai trị như một thí điểm cho ACFTA, mà cịn thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Có thể áp dụng một số biện pháp như sau:
Cơ chế quản lý hàng hố xuất nhập khẩu ưu đãi: Ngồi những ưu đãi về thuế quan và phi thuế sẽ được bãi bỏ theo Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế tồn diện giữa ASEAN và Trung Quốc, các hàng hố xuất nhập khẩu qua biên giới nên được hưởng những ưu đãi riêng và trong thời gian sớm hơn. Trừ một số mặt hàng cấm, những mặt hàng trọng điểm của chính phủ, những hàng hoá dùng trong quân sự hoặc một số mặt hàng đặc biệt khác, các hàng hố xuất nhập khẩu qua biên giới có thể bỏ hạn ngạch và giấy phép xuất nhập khẩu.
Cơ chế quản lý thuế ưu đãi: Các mặt hàng được sản xuất ở các nước láng giềng và sau đó xuất khẩu qua cửa khẩu chỉ định và được sử dụng và tiêu thụ tại thị trường của một trong các nước trong khu vực, trừ những mặt hàng bắt buộc phải nộp thuế theo quy định của Nhà nước thì vẫn có thể tiếp tục áp dụng chế độ thu 50% thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng như hiện nay. Sau đó thuế này sẽ được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ, phần thuế được hồn này có thể được dùng vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu.
Thuận lợi hoá mậu dịch biên giới thông qua việc đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực về hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, ngân hàng, bảo hiểm, trọng tài, …. Cần tăng cường những công tác bảo vệ an ninh biên giới, chống buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại khác, bảo đảm một mơi trường an tồn và thuận lợi cho mậu dịch biên giới phát triển.
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng ở các khu cửa khẩu như đường sá, kho bảo thuế; trang bị các thiết bị kiểm tra hàng hoá hiện đại; đẩy mạnh đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, các khu thương mại biên giới để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thơng, tiêu thụ hàng hố được nhanh chóng, tiện lợi.
Giải quyết những vướng mắc trong biên mậu:
Khẩn trương nghiên cứu, sớm trình Thủ tướng chính phủ Quy chế quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch qua biên giới đường bộ với các nước láng giềng theo Nghị quyết số 05/ 2002/ NQ-CP ngày 24/ 2/ 2002 của Chính phủ.
Thành lập Ban biên mậu trung ương và địa phương nhằm thực hiện thoả thuận về cơ chế phối hợp quản lý buôn bán biên giới với Trung Quốc trên các mặt sau: kịp thời thông báo cho nhau về những thay đổi, điều chỉnh trong cơ chế, chính sách thương mại; thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ trao đổi tiểu ngạch một cách ổn định và lành mạnh; cố gắng mỗi quý gặp nhau một lần để cùng nhau tìm biện pháp tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh.