Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-12.NGUYEN THI NGOC THANH (Trang 40 - 43)

* Đề xuất mô hình nghiên cứu

Từ các khái niệm về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ và thực tế hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu sức lao động, kết hợp hình thức thảo luận góp ý theo nhóm, người viết đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của TTS kỹ năng Việt Nam về chất lượng dịch của vụ tuyển chọn – đào tạo tại các công ty phái cử ở Việt Nam, gồm 6 nhân tố: (1) Tổ chức phỏng vấn, (2) Cơ sở vật chất, (3) Tổ chức đào tạo, (4) Công tác hành chính / giải quyết vấn đề, (5) Đội ngũ giáo viên/ nhân viên, (6) Chi phí tham gia chương trình.

Mô hình người viết đề xuất dựa trên Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự 1988 (hình 2.3 ở trên)

Mức độ tin cậy: tương ứng với (4) Công tác hành chánh/giải quyết vấn đề và (6) Chi phí tham gia chương trình. Khác với những ngành dịch vụ khác, TTS khi tham gia chương trình cần tốn một khoản chi phí lớn (thông thường khoảng 100 ~ 150 triệu) và ảnh hưởng không ít đến tâm lý và sự tin tưởng của họ. Do đó, dựa vào các tiêu chuẩn về chất lượng tuyển chọn ở trên, nếu công tác hành chính rõ ràng, xử lý vấn đề xác đáng, chi phí minh bạch sẽ góp phần ảnh hưởng đến sự tin cậy của người lao động khi sử dụng dịch vụ đặc thù này.

Mức độ đáp ứng: tương ứng với (1) Tổ chức phỏng vấn. Nhân tố này phản ánh sự sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của người lao động như: tham gia phỏng vấn, chọn được đơn tuyển tốt và quan trọng là đậu phỏng vấn được công ty mong muốn.

Khả năng phục vụ: tương ứng với (3) Tổ chức đào tạo. Nhân tố này phản ánh năng lực thực hiện dịch vụ quan trọng quyết định chất lượng của ngành, đó là vấn đề "đào tạo" sao cho người lao động đủ kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa cũng như kỹ năng sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

Sự đồng cảm: tương ứng với (5) Đội ngũ giáo viên nhân viên. Nhân tố này phản ánh sự thấu hiểu hỗ trợ cần thiết của đội ngũ nhân viên, giáo viên đối với TTS kể từ khi họ chia sẻ nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài, tham gia phỏng vấn, đến khi đậu, học tập rồi chuẩn bị sang Nhật, sau khi sang Nhật và đến khi về nước.

Tính hữu hình: tương ứng với (2) Cơ sở vật chất. Nhân tố này phản ánh các yếu tố vật chất liên quan đến TTS, ví dụ như: trường, lớp, căn tin, website….

Từ đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất như hình 2.6

Tổ chức phỏng vấn

H1+ Cơ.sở.vật.chất H2+

Tổ.chức.đào.tạo H3+

Sự hài lòng của TTS Công tác hành chánh/giải H4+ kỹ năng Việt Nam

quyết vấn đề

H5+ Đội ngũ giáo viên/ nhân

viên H6+

Chi phí tham gia chương trình

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất

*Các giả thuyết:

Mô hình trên sẽ được sử dụng để kiểm định 6 giả thuyết về quan hệ các thành phần chất lượng cảm nhận của dịch vụ đối với sự hài lòng của khách hàng. Để nghiên cứu sự hài lòng của TTS kỹ năng Việt Nam với dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo, người viết đưa ra các giả thuyết như sau:

H1: Hoạt động Tổ chức phỏng vấn có tương quan dương (+) với sự hài lòng của TTS Kỹ năng.

H2: Cơ sở vật chất (cơ sở đào tạo, văn phòng tư vấn) có tương quan (+) với sự hài lòng của TTS Kỹ năng.

H3: Hoạt động Tổ chức đào tạo có tương quan dương (+) với sự hài lòng của TTS Kỹ năng.

H4: Công tác hành chánh/ giải quyết vấn đề có tương quan dương (+) với sự hài lòng của TTS Kỹ năng.

H5: Đội ngũ giáo viên/ nhân viên có tương quan dương (+) với sự hài lòng của TTS Kỹ năng.

H6: Chi phí tham gia chương trình có tương quan dương (+) với sự hài lòng của TTS Kỹ năng.

Sơ kết chương 2

Nội dung chương 2 đã trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến dịch vụ, về chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng và các kiến thức về chế độ TTS kỹ năng dành cho người nước ngoài tại Nhật Bản. Chương 2 cũng giới thiệu tổng quan về mô hình để đo lường chất lượng dịch vụ, cơ sở cho sự hài lòng của khách hàng. Từ đó, mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố tác động và 6 giả thuyết về sự hài lòng của TTS kỹ năng Việt Nam đối với dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo nguồn nhân lực sang Nhật làm việc của các công ty phái cử tại VN được đề xuất.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO 3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu có thể tóm tắt như sau:

A. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH Thang đo nháp Phỏng vấn, Điều chỉnh Thang đo chính B. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Kiểm tra hệ số Cronbach's Alpha

Phân tích các nhân tố

Thang đo hoàn chỉnh

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Theo đề xuất của người viết

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-12.NGUYEN THI NGOC THANH (Trang 40 - 43)