Quy trình nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-12.NGUYEN THI NGOC THANH (Trang 46 - 50)

Xây dựng thang đo

Dựa trên cơ sở lý luận về sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ và chất lượng của dịch vụ tuyển chọn – đào tạo, đồng thời tham khảo một số thang đo đã được nêu ra trong các nghiên cứu trước đây để xây dựng thang đo trong luận văn. Tiếp theo, dựa vào kết quả khảo sát định tính, các biến quan sát được thêm vào và điều chỉnh sao cho phù hợp để khảo sát và tiến hành nghiên cứu. Các nhân tố trong nghiên cứu này được đo lường theo thang đo Likert 5 điểm, như sau:

1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Không có ý kiến; 4 = Đồng ý; 5 = Hoàn toàn đồng ý

Đồng thời, trong bảng khảo sát cũng sử dụng thang đo định danh (Nominal) để xác định các biến: giới tính, nơi sinh sống, độ tuổi, chi phí cần đóng, nguồn chi phí, vùng miền của công ty phái cử. Thang đo thứ bậc (scale) gồm 27 biến quan sát và được mã hóa như dưới đây:

Bảng 3.2 Thang đo trong mô hình nghiên cứu người viết đề xuất

STT CODE NHÂN TỐ

TỔ CHỨC PHỎNG VẤN (PV)

1 PV1 Thủ tục đăng ký tham gia đơn giản, chọn được đơn tuyển mong muốn 2 PV2 Đơn tuyển tốt, lương cao

3 PV3 Được hướng dẫn, luyện phỏng vấn để nâng cao khả năng trúng tuyển 4 PV4 Được thông báo kết quả nhanh chóng sau khi phỏng vấn (trong vòng 1

tuần), nếu không đậu được xếp phỏng vấn đơn khác ngay

CƠ SỞ VẬT CHẤT (CS)

5 CS1 Trường học/ văn phòng công ty ở vị trí dễ tìm kiếm, kiến trúc đẹp ấn tượng, khuôn viên đảm bảo các hoạt động đội nhóm như thể thao, ngọai khóa

6 CS2 Phòng học đúng tiêu chuẩn diện tích, ánh sáng, vệ sinh, trang bị đủ thiết bị dạy học (tivi/màn chiếu,….)

7 CS3 Căn tin đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp

8 CS4 Website, các trang truyền thông (facebook, youtube…) truyền tải thông tin hấp dẫn, đáng tin cậy, đơn tuyển lương cao

TỔ CHỨC ĐÀO TẠO (DT)

9 DT1 Nói được tiếng Nhật khi gặp người Nhật

10 DT2 Có khen thưởng tuyên dương khi đạt thành tích tốt trong học tập (ví dụ khi đậu N5, N4, N3)

11 DT3 Thời gian học linh động

12 DT4 Được đào tạo thêm về văn hóa Nhật (cách làm việc, giao tiếp, 5S, phân loại rác, an toàn giao thông, an toàn lao động….)

13 DT5 Có các hoạt động tập thể (hội thao, lễ hội, văn nghệ… ), học bổng khuyến học

CÔNG TÁC HÀNH CHÁNH/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (HC)

14 HC1Quy định trường học, quy định ký túc xá rõ ràng và các khó khăn trong học tập, sinh sống tại ký túc xá được giải quyết thỏa đáng

15 HC2Được thông báo lộ trình đóng học phí, phí dịch vụ rõ ràng và dịch vụ thu phí minh bạch

16 HC3Được giải thích kỹ lưỡng về thủ tục hồ sơ cần chuẩn bị trước nhập học và thắc mắc về chi phí về việc nhập cảnh đều được giải đáp.

17 HC4Được giải thích kỹ lưỡng, rõ ràng về hợp đồng ký với Xí nghiệp tiếp nhận

ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN/GIÁO VIÊN (NV)

18 NV1Nhân viên tư vấn/phiên dịch hiểu được nhu cầu và hoàn cảnh (mức lương mong muốn, trình độ, khả năng tài chính hiện tại…) của từng cá nhân, giải thích rõ về chương trình thực tập sinh và định hướng phù hợp

19 NV2Giáo viên giảng dạy dễ hiểu

20 NV3Nhân viên/giáo viên đúng giờ, đúng hẹn, nhã nhặn lịch sự (không lớn tiếng, không yêu cầu các khoản phí ngoài quy định)

21 NV4Nhân viên/giáo viên quan tâm hỏi han cho đến khi nhập cảnh

CHI PHÍ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH (CP)

22 CP1Chi phí.tham.gia.chương.trình phù hợp với khả.năng.tài.chính, có hình thức thanh toán hỗ trợ (trả chậm, vay vốn...)

23 CP2 Chi phí tham gia chương trình phát sinh thấp hơn so với được tư vấn ban đầu

24 CP3Chi phí tham gia chương trình thấp hơn so với những công ty khác

SỰ HÀI LÒNG (HL)

25 HL1 Bạn.sẽ.giới.thiệu.cho.người thân/ bạn bè cùng học.tại công ty phái cử mà bạn đã tham gia

26 HL2 Cảm thấy đúng đắn khi chọn công ty phái cử bạn đã tham gia 27 HL3 Cảm thấy đúng đắn khi chọn học tiếng Nhật và đi Nhật làm việc

Phương pháp chọn mẫu

Xác định kích thước mẫu theo hồi quy:

Kích thước mẫu tối thiểu cho phân tích hồi quy, Green (1991) đưa ra 2 trường hơp:

Trường hợp 1:

Nếu mục đích phép hồi quy chỉ đánh giá mức độ phù hợp tổng quát của mô hình như R2, kiểm định F… thì cỡ mẫu tối thiểu là: 50 + 8m (m: là số lượng biến độc lập, hay còn gọi là predictor tham gia vào hồi quy). Trong bài, số biến độc lập là 6, mẫu cần thiết tối thiểu là: 50 + 8x6=98

Trường hợp 2:

Nếu mục đích muốn đánh giá các yếu tố của từng biến độc lập như kiểm định t, hệ số hồi quy… thì cỡ mẫu tối thiểu nên là: 104 + m (m: là số lượng biến độc lập). Lưu ý rằng m là biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy, không phải là số biến quan sát hay số câu hỏi của nghiên cứu. Trong bài, số biến độc lập là 6 nên cỡ mẫu cần thiết tối thiểu là: 104+6 = 110

Xác định kích thước mẫu theo EFA

Theo Hair và Cộng sự (2014), kích thước mẫu tối thiểu tốt nhất là 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên 1 biến phân tích theo tỷ lệ: 5:1 hoặc 10:1. Trong bài có 27 biến quan sát, do đó cỡ mẫu tối thiểu theo tỷ lệ 5:1 là 27x5= 135, theo tỷ lệ 10:1 là 27x10=270. Do quỹ thời gian và năng lực có hạn nên người viết khảo sát được cỡ mẫu là 215 sau khi sàng lọc để bảo đảm được tính tin cậy khi ứng dụng các phương pháp phân tích định lượng cần thiết.

3.2 Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu

Thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách khảo sát online bằng bảng câu hỏi các TTS đang ở Nhật Bản hoặc ở Việt Nam đã hoàn thành chương trình TTS hoặc

đang tham gia chương trình TTS kỹ năng. Dữ liệu thu được sẽ được phân tích định tính và định lượng bằng phần mềm SPSS20.

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-12.NGUYEN THI NGOC THANH (Trang 46 - 50)