Tình hình phải cử laođộng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-12.NGUYEN THI NGOC THANH (Trang 58 - 60)

3 .2Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu

4.1 Tổng quan về ngành xuất khẩulaođộng

4.1.2 Tình hình phải cử laođộng tại Việt Nam

Số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đến hết quý 2/2021 là 524 doanh nghiệp (trong đó có 15 doanh nghiệp nhà nước). Tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong quý 2/2021 là 11.061 lao động (25,65% là nữ), gồm các thị trường: Đài Loan: 10.069 lao động, Trung Quốc: 500 lao động, Nhật Bản: 421 lao động, còn lại là các thị trường khác.

(BLĐTBXH, 2021) Trong đó, dựa trên thông tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước, đến 20/6/2021 số doanh nghiệp đủ điều kiện đưa TTS sang Nhật Bản là 452 doanh nghiệp

COVID ở Trung Quốc là 123 doanh nghiệp, đến thời điểm 19/12/2021, số doanh nghiệp giảm còn 255 doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do giải thể vì tình hình COVID dẫn đến hạn chế nhập cảnh giữa 2 nước, hoặc do bị rút giấy phép kinh doanh. Cho thấy tình hình khó khăn của các doanh nghiệ XKLĐ VN sang thị trường Nhật Bản tại thời điểm hiện tại.

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XN

Hình 4.4: Cơ cấu người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quý 2/2021(%)

Từ quý II/2020 cho đến nay, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn là một trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch Covid-19, sau ngành hàng không, khách sạn, du lịch…

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, Quý I/2021 (tính từ 21/12/2020 đến 20/3/2021) đã có 29.541 người lao động đi làm việc ở nước ngoải, làm việc tại 17 thị trường (thấp hơn quý I/2020 là 2.521 người ). Hai thị trường tiếp nhận chính vẫn là Nhật Bản và Đài Loan.

Thị trường Nhật Bản tiếp nhận 18.178 người (chủ yếu đi trong tháng 1/2021 là 17.995 người, còn tháng 2 và tháng 3 lần lượt là 179 và 44 người), Qua đây, thấy thị trường này gặp rất nhiều khó khăn kể từ tháng 2/2021, số người đi chủ yếu đã có visa từ trước và phải qua các biện pháp phòng dịch rất nghiêm ngặt.

Thị trường Đài Loan tiếp nhận 10.333 người (Quý I/2020 là 10.120 người), tháng 1 là 4707 người, tháng 2 là 2464 người và tháng 3 là 3162 người. Thống kê cho thấy số lao động đi thị trường này còn tăng hơn so với quý 1/2020 là 213 người, Đài Loan kiểm soát tốt dịch và vẫn có nhu cầu cao về lao động nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động sang Đài Loan cơ bản vẫn duy trì được hoạt động của mình. Số lao động đi 15 thị trường khác chỉ là 1748 người (cao nhất là Trung Quốc 265 người, Rumanie 187, Hungaria 183 và Hàn Quốc 135 người)

Trong bối cảnh thị trường lao động quốc tế ngày càng có sự cạnh tranh giữa các quốc gia về cung ứng lao động, nguồn lao động của Việt Nam ngoài những điểm mạnh, cũng có những điểm cần cải thiện. Trong đó, điểm yếu lớn nhất là ý thức tổ chức kỷ luật, tình trạng lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp còn tồn tại. Lượng doanh nghiệp tham gia vào XKLĐ ngày càng gia tăng về số lượng, nhưng cũng nhiều doanh nghiệp hoạt động còn hạn chế, chưa tạo ra nguồn nhân lực có thái độ nghề nghiệp tốt, gắn bó với chủ sử dụng lao động ở nước ngoài.

Vì vậy trong nhiệm kỳ V (2020-2025), VAMAS hướng đến những mục tiêu trọng tâm: Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động đưa người lao động VN sang nước ngoài làm việc; gia tăng quyền lợi của người lao động và cộng đồng DN xuất khẩu lao động; dần dần đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp này theo hướng chuyên nghiệp, có chọn lọc thông qua việc kết nối phù hợp người lao động với doanh nghiệp sử dụng lao động ngoài nước. Đồng thời, nâng cao hiệu quả đào tạo và sử dụng người lao động ngay cả khi họ trở về vẫn hòa nhập được với thị trường lao động trong nước.

Một phần của tài liệu 27A-EMBA-12.NGUYEN THI NGOC THANH (Trang 58 - 60)