Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh thị xã sơn tây giai đoạn 2015 2019 (Trang 37 - 39)

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐChi nhánh Thị xã Sơn Tây

h. Tài nguyên khoáng sản: Thị xã Sơn Tây nhìn chung nghèo về tài nguyên khoáng sản Chủ yếu đã phát hiện có 3 loại khoáng sản chính là:

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ

a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Trong những năm gần đây thị xã Sơn Tây có nền kinh tế tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất năm 2019 tăng 2.338 tỷđồng so với năm 2016.

Cơ cấu kinh tế của thị xã Sơn Tây tính theo giá trị sản xuất đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp - thương mại. Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 6,94% năm 2016 xuống còn 5,52% năm 2019. Tỷ trọng của ngành công nghiệp –xây dựng tăng từ 59,15% năm 2016 lên 59,24% năm 2019, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 33,91% năm 2016 lên 35,24% năm 2019. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã phù hợp với xu hướng phát triển nói chung và đường lối phát triển của thị xã. Trong những năm tới quá trình chuyển dịch diễn ra mạnh mẽ hơn.

b. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của thị xã đã đạt được những kết quả tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp (gồm các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) năm 2019 đạt hơn 500 tỷđồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chuyển dịch tích cực, năm 2019, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 69%. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hơn 21 nghìn tấn, trong đó thóc khoảng 20 nghìn tấn. Giá trị sản xuất/1 ha đất canh tác năm 2019 đạt 72 triệu đồng/ha.

Ngành nông nghiệp của Thị xã đã từng bước phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành các vùng sản xuất tập trung, phát triển sản xuất theo hướng trang trại, gia trại... sản xuất nông nghiệp đã góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm trên địa bàn thị xã.

c. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp

Trong thời gian qua, ngành công nghiệp của Thị xã có tốc độ tăng trưởngkhá, năm 2019 giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng tăng 7,9%. Các sản phẩm công nghiệp có tốc độ tăng khá là gạch nung, sắt xây dựng, cửa xếp sắt, quần áo, cặp da ; Các sản phẩm có tốc độ giảm là bánh kẹo, gỗ xẻ, xa lông. Đến nay, toàn thị xã có khoảng 900 hộ và 120 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, với trên 8 nghìn lao động. Một số ngành có sức cạnh tranh khá đang dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp như: dệt may chiếm khoảng 20%, cơ kim khí khoảng 23,8%, chế biến nông sản thực phẩm khoảng 21,5%. Đã có 22/23 doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn hoàn thành cổ phần hóa.

d. Thực trạng phát triển ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ của Thị xã cũng phát triển mạnh trong thời gian qua, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân. Các lĩnh vực như thương mại, du lịch, dịch vụ vận tải, y tế, giáo dục, viễn thông, tài chính, ngân hàng... đều có mức tăng trưởng khá.

Trong những năm qua, số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng; số lao động ; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ; số khách du lịch; khối lượng vận chuyển hành khách; khối lượng vận chuyển hàng hóa; thu chi tiền mặt qua ngân hàng... đều tăng khá. Năm 2019, tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ là khoảng 3.289 tỷđồng.

a. Dân số

Năm 2019, dân số của Thị xã là 140.046 người, trong đó, phân theo khu vực: dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 50,7%, khu vực nông thôn chiếm khoảng 49,3%. Phân theo giới tính: Nam chiếm 51%, nữ 49%. Tổng số hộ là 40.682 hộ, trong đó khu vực thành thị là 22.334 hộ - chiếm 54,9%, khu vực nông thôn là 18.348 hộ - chiếm 45,1% số hộ.

Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm 2019 là 2,02%, mật độ dân số trung bình năm 2017 là 1.234 người/km2.

b. Lao động, việc làm và thu nhập

- Lao động: Tổng số lao động năm 2019 khoảng 69.182 người chiếm 49,4% dân số toàn thị xã, trong đó lao động nông nghiệp khoảng 23.176 người - chiếm 33,5%, lao động công nghiệp - xây dựng khoảng 18.333 người - chiếm 26,5%, lao động dịch vụ khoảng 27.673 người - chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 30% tổng số lao động.

- Việc làm: Trong thời gian qua, công tác dạy nghề, giải quyết việc làm được quan tâm, chú trọng, nhiều lớp dạy nghề đã được mở, nhiều dự án vay vốn giải quyết việc làm đã được thực hiện, đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Trong giai đoạn từ 2016-2020, Thị xã đã giải quyết việc làm cho trên 11.500 lao động (bình quân từ 2.900 - 3.000 lao động/năm).

- Thu nhập: thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 29 triệu đồng năm 2015 lên 37 triệu đồng năm 2019. Đời sống của nhân dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện. Công tác xóa đói giảm nghèo được tăng cường, nhiều hộ nghèo đã được vay vốn để phát triển sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 9,36% năm 2015xuống còn khoảng 3,01% năm 2019.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh thị xã sơn tây giai đoạn 2015 2019 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)