Quy trình đăng ký đất đai lần đầu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh thị xã sơn tây giai đoạn 2015 2019 (Trang 56 - 58)

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của VPĐKĐĐChi nhánh Thị xã Sơn Tây

b. Chức năng nhiệm vụ

3.2.9.1. Quy trình đăng ký đất đai lần đầu

a. Trình tựđăng ký đất đai

*Kê khai đăng ký đất đai:

- Kê khai đăng ký đất đai là trách nhiệm của 2 chủ thể: Người sử dụng đất và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Đối với người sử dụng đất: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những người sử dụng đất quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013;

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên môi trường cấp huyện (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai “1 cấp” và các Chi nhánh trực thuộc.

* Thẩm định hồ sơ

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, nếu đủ điều kiện thì thực hiện thủ tục đăng ký, nếu hồ sơ còn thiếu thì ban hành văn bản yêu cầu người sử dụng đất bổ sung hồ sơ. Nếu hồ sơ không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho người sử dụng đất và thông báo rõ lý do bằng văn bản.

* Ban hành Giấy Xác nhận đăng ký đất đai.

b. Thủ tục, hồ sơđăng ký đất đai

*Người sử dụng đất làm đơn đăng ký đất đai theo mẫu, hiện nay nội dung đơn xin kê khai đăng ký quyền sử dụng đất được tích hợp vào đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu 04a/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.

Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (theo mẫu 4a/ĐK kèm theo Thông tư

24/2014/TT-BTNMT);

b) Bản photocopy sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân; c) Bản sao chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có);

d) Bản sao chứng thực giấy tờ về tài sản gắn liền với đất (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu);

đ) Sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại điểm d khoản này đã có sơđồ nhà ở, công trình xây dựng);

e) Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).

Tùy thuộc vào mục đích và đặc điểm của công tác đăng ký, đăng ký đất đai được chia thành 2 hình thái: Đăng ký đất đai ban đầu và đăng ký biến động đất đai.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai hà nội chi nhánh thị xã sơn tây giai đoạn 2015 2019 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)