Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm kết hợp nano bạc và florphenicol trong xử lý nhiễm khuẩn ở cá nheo mỹ (ictalurus punctatus) (Trang 45 - 47)

Chỉ tiêu Sáng Chiều

Nhiệt độ ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển và miễn dịch của cá. Theo Rowland (1986) nhiệt độ thích hợp đối với động vật thủy sản ở vùng nhiệt đới từ 25 – 30oC. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cá là 20- 28oC, nhiệt độ phù hợp sẽ giúp quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn và tốc độ tăng trưởng của cá được ổn định. Giá trị nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm là 27,8 – 29,8oC trong thời gian thí nghiệm thì nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm thức dao động không lớn trong và

nhiệt độ chênh lệch giữa sáng chiều khoảng ±10oC, cùng với việc bố trí thí nghiệm ở nơi tương đối kín nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa sáng và chiều không cao.

Trong quá trình thí nghiệm pH dao động từ 6,7 – 7,8. Theo Swingler (1969) pH = 7 - 8 là môi trường thích hợp cho đa số các loài tôm cá nuôi, khoảng pH thích hợp nhất cho cá phát triển nằm trong khoảng từ 6,5 – 8,5, môi trường không được quá kiềm hoặc quá acid. Do bố trí thí nghiệm sử dụng nước máy đã được sục khí liên tục trong 24 giờ trước khi sử dụng nên hạn chế thay đổi pH và sự chênh lệch pH trung bình giữa các nghiệm thức cũng không lớn. Vì vậy trong thí nghiệm này, giá trị pH là phù hợp cho sự phát triển của cá.

Hệ thống nuôi luôn đảm bảo sục khí 24/24, sục khí ổn định đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các bể nuôi. DO luôn dao động trong khoảng từ 6,1 – 6,8 mg/l hoàn toàn phù hợp với ngưỡng DO trong NTTS (Mai Đình Yên, 1979).

Trong quá trình thí nghiệm thì nguồn nước sử dụng cho các nghiệm thức là nước máy, thời gian thí nghiệm ngắn và hàm lượng NH3 ở các nghiệm thức không cao, thấp nhất là 0,0 ppm và cao nhất là 0,5 ppm. Nồng độ này không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Kết quả này tương đối ổn định và phù hợp trong mức cho phép.

Như vậy, các yếu tố môi trường được kiểm tra nhìn chung luôn nằm trong ngưỡng thích hợp đối với cá Nheo Mỹ.

4.2.2. Kết quả xác định nồng độ vi khuẩn gốc

Sau 24h cấy trang vi khuẩn Aeromonas veronii với độ pha loãng 10-6 từ dung dịch gốc ban đầu (pha loãng 1000000 lần) thì tiến hành đếm khuẩn lạc, số

khuẩn lạc trên đĩa thạch xác định được là 4 khuẩn lạc, áp dụng công thức tính nồng độ vi khuẩn có thể xác định được mật độ vi khuẩn gốc là 0,26×109 CFU/ml.

4.2.3. Kết quả xác định liều LD50

Cá Nheo mỹ sau quá trình cảm nhiễm vi khuẩn A. veronii ở các độ pha loãng từ 100 – 10-5 CFU/ml và theo dõi trong 7 ngày ta thu được kết quả sau: Không có cá chết ở nghiệm thức đối chứng tiêm nước muối sinh lý, cá ở trạng thái sinh lý bình thường trong suốt thời gian thí nghiệm (tỉ lệ sống của cá là 100%).

Ở các nghiệm thức cảm nhiễm vi khuẩn chủng Aeromonas veronii, cá chết với tỉ lệ tăng dần theo mật độ vi khuẩn cảm nhiễm. Cá chết ở các nghiệm thức cảm nhiễm có dấu hiệu bệnh lý là mất nhớt, khô ráp, da bị xuất huyết, xuất hiện các đốm xuất huyết trên thân, gốc vây, quanh miệng, hậu môn. Mắt lồi đục, bụng chướng to, các vây xơ rách.

Hình 4.2. Bệnh tích của cá sau khi cảm nhiễm vi khuẩn

Thời gian sau khi cá được cảm nhiễm và bắt đầu chết là 2 ngày ở nghiệm thức tiêm vi khuẩn với độ pha loãng 100 CFU/ml. Tỉ lệ cá chết là 100% sau 3 ngày. Ở nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm kết hợp nano bạc và florphenicol trong xử lý nhiễm khuẩn ở cá nheo mỹ (ictalurus punctatus) (Trang 45 - 47)