Tác dụng của kháng sinh Florphenicol

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm kết hợp nano bạc và florphenicol trong xử lý nhiễm khuẩn ở cá nheo mỹ (ictalurus punctatus) (Trang 26 - 29)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong NTTS trên thế giới và Việt Nam

2.2.5. Tác dụng của kháng sinh Florphenicol

Flophenicol là kháng sinh an toàn được cấp phép sử dụng cho nuôi trồng thủy sản ở Mỹ và Châu Âu.

Trước đây, kháng sinh Chloramphenicol được người nuôi ưa chuộng trong việc điều trị bệnh cho tôm cá do tác dụng diệt khuẩn cao. Đến năm 2004, Bộ thủy sản đã xếp chloramphenicol vào nhóm kháng sinh cấm sử dụng vì chúng gây ra hiện tượng thoái hóa tủy xương. Florphenicol là kháng sinh thế hệ mới nhất của nhóm Phenicol, là kháng sinh tổng hợp phổ rộng, có hiệu quả trong điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram (+) và Gram (-). Bên cạnh đó còn khắc phục được các nhược điểm gây nguy hiểm đến sức khỏe vật nuôi và con người. Florphenicol được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng để trị bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm hiện nay. Thí nghiệm khả năng sử dụng Florphenicol để điều trị nhiễm khuẩn

Vibrio trên tôm sú của Tipmongkolsilp & cs. (2006), với hàm lượng 0.8 g/kg thức ăn, tất cả 102 chủng vi khuẩn Vibrio phân lập được đều rất nhạy cảm với Florphenicol. Nồng độ ức chế tối thiểu dao động từ 0.5-4.0 μg/ml. Như vậy, Florphenicol đang được khuyến cáo để điều trị bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio trên tôm khi xem xét về hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và ảnh hưởng của nó đến vật nuôi và con người. Sau 7 ngày ngừng sử dụng, nồng độ Florphenicol trong gan tụy và cơ tôm còn ở mức rất thấp <0.01 μg/g.

Tương tự, Florphenicol cũng có độ tồn dư rất thấp trong mô cơ cá. Nếu dùng thuốc liều 10mg/kg cân nặng cá liên tục 12 ngày, khi ngưng sử dụng 7 ngày mức tồn dư trong cơ cá tra còn 0,222-0,109 ppm (thấp hơn nhiều so với mức cho phép của Việt Nam và Mỹ là 1 ppm) (Schering Plough Animal Health Comporation, 2005). Sử dụng thuốc từ 7-10 ngày sẽ cho hiệu quả điều trị tốt, cá sẽ hồi phục nhanh khi người nuôi vệ sinh tốt môi trường ao nuôi. Do đó, Florphenicol là sự lựa chọn đầu tiên trong việc phòng trị bệnh cho cá bột và cá thịt ở nhiều nước phát triển trên thế giới: Thụy Điển, Mỹ…

Bên cạnh đó, Florphenicol được sử dụng để trị bệnh ESC (Enteric Septicemia of Catfish) do vi khuẩn E. ictaluri gây ra trên cá nheo Mỹ (Ictalurus puntatus) với đường kính vòng vô khuẩn dao động trong khoảng 31-51 mm, giá trị MIC là 0,25 μg/ml (McGinnis & cs., 2003). Tương tự, tính kháng của vi khuẩn A. hydrophila trên florphenicol cũng gia tăng so với báo cáo của Phạm Thanh Hương

&cs. (2010) 63,3%. Sự gia tăng tính kháng kháng sinh nhóm fenicol là do vi khuẩn đề kháng thông qua nhiều cơ chế khác nhau như đào thải thuốc kháng sinh ra khỏi tế bào thông qua kênh protein (efflux protein) có trên thành tế bào vi khuẩn (Cloeckaert & cs., 2000); mã hóa gen liên qua đến intergron và thông qua plasmid (Keys & cs., 2000) (trích dẫn bởi Miranda & Zemelman, 2002).

Thí nghiệm về tính kháng kháng sinh của Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm tại Quỳnh Lưu – Nghệ An. Kết quả, trên 9 loại kháng sinh dùng để kiểm tra chỉ có Florphenicol là nhạy (mẫn cảm) cao nhất và ít bị đề kháng nhất so với các kháng sinh còn lại.

Bảng 2.2. Tỷ lệ % nhạy và nhạy trung bình và kháng của các chủng V. parahaemolyticus gây bệnh AHPND với 9 loại thuốc kháng sinh

STT Loại kháng sinh 1 Ciprofloxacine 2 Oxytetracycline 3 Tetracycline 4 Ampicilline 5 Rifamicin 6 Erythromycin 7 Doxycycline 8 Neomycin 9 Florfenicol

Ciprofloxacine (5 µg), Oxytetracycline (30 µg), Tetracycline (30 µg), Ampicilline (30 µg), Rifamicin (5 µg), Erythromycin (15 µg), Doxycycline (30 µg), Neomycin (30 µg), Florfenicol (30 µg).

Nguồn: Trương Thị Mỹ Hạnh & cs. (2016)

Kết quả thí nghiệm của Truong Dinh Hoai & cs. bảng 2.4 trên 21 loại kháng sinh cho thấy tất cả A. veronii phân lập từ cá Nheo mỹ nhạy cảm với cefatrizine, cifixime, cefoperazone, oxolinic axit, oxytetracycline, sulfamethoxazole /

trimethoprim và sulfamonom ethoxine. Trong đó, axit oxolinic và sulfamethoxazole /trimethoprim cho thấy độ nhạy tốt nhất đối với A. veronii. Tất cả các chủng cũng kháng với bốn loại kháng sinh bao gồm amoxicillin, bicozamycin, lincomycin và vancomycin. Trong đó, Florphenicol cho thấy chỉ sử dụng với một lượng nhỏ cũng có tác dụng tốt trên loài vi khuẩn này.

Bảng 2.3. Độ nhạy của Aeromonas veronii với kháng sinh

Kháng sinh Amoxicillin Bicozamycin Cefaclor Cefatrizine Cefazolin Cefixime Cefoperazone Cephaloridine Doxycycline Erythromycin Florphenicol Fosfomycin Kanamycin Lincomycin Oxolinic acid Oxytetracycline Rifamycin Spiramycin Sulfamethoxazole/ trimethoprim Sulfamonomethoxine Vancomycin

Cơ chế tác động:

 Florphenicol có hoạt tính chống lại sự phát triển của vi khuẩn bằng cách kết dính với tiểu đơn vị 50S của ribosom, ngăn chặn cầu nối peptid giữa các acid amin. Vì vậy ức chế sự tổng hợp protein làm cho vi khuẩn không còn khả năng phát triển và tồn tại.

 Florphenicol ít bị đề kháng hơn so với chloramphenicol và thiamphenicol vì florphenicol chứa nguyên tử fluor ở vị trí C3 có khả năng kháng lại sự truyền plasmid gây kháng kháng sinh trên vi khuẩn gây bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm kết hợp nano bạc và florphenicol trong xử lý nhiễm khuẩn ở cá nheo mỹ (ictalurus punctatus) (Trang 26 - 29)