Kết quả theo dõi tỷ lệ sống của cá nheo mỹ sau khi điều trị bệnh trong quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm kết hợp nano bạc và florphenicol trong xử lý nhiễm khuẩn ở cá nheo mỹ (ictalurus punctatus) (Trang 48 - 53)

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRONG QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM

Tỷ lệ sống của cá sau quá trình điều trị thể hiện khả năng trị bệnh của thuốc với vi khuẩn, sau 7 ngày theo dõi thí nghiệm cảm nhiễm có thể thấy tỉ lệ sống của cá là khá cao. Điều đó được biểu thị trong hình 4.4.

T ỷ lệ s ốn g (% ) 100.00 90.00 60.00 50.00 40.00 1 2 3 4 5 6 7 Ngày nuôi

Hình 4.4. Tỷ lệ sống của cá Nheo mỹ sau cảm nhiễm và điều trị

Cá sau khi cảm nhiễm có dấu hiệu bơi chậm, ăn ít, sau 2 ngày bắt đầu có dấu hiệu xuất huyết ở miệng, gốc vây ngực, hậu môn. Cá chết có biểu hiện mất nhớt, khô ráp, da bị xuất huyết, xuất hiện các đốm xuất huyết trên thân, gốc vây, quanh miệng, hậu môn. Mắt lồi đục, bụng chướng to, các vây xơ rách. Các dấu hiệu đặc trưng cho

Hình 4.5. Bệnh tích của cá Nheo mỹ sau cảm nhiễm vi khuẩn A.veronii

Cá chết sau khi cảm nhiễm được phân lập chủng vi khuẩn, ứng dụng phương pháp sinh học phân tử giải trình tự đoạn gen 16S-rRNA và PCR để giám định và phát hiện gen rpo B đặc hiệu của Aeromonas veronii theo Trương Đình Hoài & cs. (2019). Kết quả thu được, các mẫu cá bị chết đều cho kết quả dương tính với vi khuẩn Aeromonas veronii.

461 bp 224 bp

Qua kết quả ở đồ thị 4.4 cho ta thấy, ở cùng một thời điểm thì nồng độ kháng sinh càng cao thì tỉ lệ chết của cá càng giảm. Cá chết bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau cảm nhiễm và ngưng hẳn từ ngày thứ 6 trở đi. Như vậy, có thể kết luận rằng sau 4 đến 5 ngày tuỳ thuộc vào nồng độ thuốc vi khuẩn đã mất tác dụng gây chết lên cá. Tỷ lệ sống của cá được biểu thị trong bảng 4.3.

Bảng 4.4. Tỷ lệ sống của cá Nheo mỹ sau điều trị thử nghiệm

Nghiệm thức CT1 CT2 CT3 CT4 ĐC

M ± SD: trung bình mẫu ± độ lệch chuẩn; các ký tự a, b thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm trong cùng một cột (p < 0.05).

Kết quả thí nghiệm điều trị cho thấy, cá ở nghiệm thức đối chứng cho ăn thức ăn không trộn thuốc có tỷ lệ sống thấp nhất 56.6 % và cao nhất ở CT1 với tỷ lệ sống đạt 83.3 %. Tiếp đến là CT2 và CT3 đạt 80 %. Như vậy, khi nồng độ kháng sinh giảm từ 15 ppm xuống 10 ppm + Nano bạc 5 ppm và Flophenicol 5 ppm + Nano bạc 10 ppm thì tỷ lệ sống giảm từ 83,3% xuống 80%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Như vậy có thể kết luận rằng: sau 7 ngày thí nghiệm với 3 lần lặp thì số lượng cá còn sống ở các bể thử thuốc đều có kết quả cao hơn bể ĐC và ở các bể thí nghiệm khác nhau đều có sự chênh lệch.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, cá được theo dõi tiếp đến 10 ngày để kiểm tra khả năng tái phát của bệnh. Tất cả cá còn sống sau thí nghiệm được thu mẫu thận và chọn ngẫu nhiên để xác định tình trạng nhiễm khuẩn bằng phương pháp nuôi cấy trên môi trường TSA, kết quả khi nuôi cấy đều không thấy xuất hiện vi khuẩn.

Gaunt và cs, 2003 thử nghiệm Florphenicol điều trị nhiễm khuẩn do E. ictaluri trên cá nheo mỹ khi sử dụng các liều 10, 20, 40 mg/kg trọng lượng, chocá ăn trong 5 ngày liên tục kết quả thu được cá có tỷ lệ sống đạt được 100, 98.75, 98.75% ở các lô thí nghiệm. Tuy nhiên đến năm 2004 khi sử dụng florphenicol điều trị bệnh nhiễm khuẩn E. ictaluri trên cá Nheo mỹ khi sử dụng với liều 10mg/kg trọng lượng sau 10 ngày điều trị, tỷ lệ sống đạt 86 % như vậy nếu dùng Florphenicol về lâu dài sẽ xảy ra hiện tượng kháng thuốc, tỷ lệ sống của cá giảm từ 100% xuống còn 86%.

Bên cạnh đó, kết quả khảo nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng của ĐH nông lâm TP HCM cho thấy sau 53 ngày nuôi có sử dụng nano bạc số tôm còn sống sau 53 ngày nuôi là 83 % trong khi đó bể đối chứng tỷ lệ sống còn 0%. Như vậy nano bạc khi sử dụng để xử lý bệnh nhiễm khuẩn trong nuôi tôm có hiệu quả và việc kết hợp giữa Nano bạc và florphenicol trong xử lý các bệnh nhiễm khuẩn trên một số đối tượng thuỷ sản cho kết quả khả quan.

Cho tới nay, kết quả nghiên cứu về tương tác giữa kháng sinh và Nano bạc chưa được công bố, chính vì thế cơ chế của quá trình cộng hợp này chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên với những kết quả nghiên cứu bước đầu thấy được sự kết hợp này có ý nghĩa, giảm lượng kháng sinh sử dụng, tránh tồn dư kháng sinh trong sản phẩm thuỷ sản, giảm chi phí sử dụng kháng sinh. Như vậy đây sẽ là xu hướng mới được lựa chọn trong việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên động vật thuỷ sản.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm kết hợp nano bạc và florphenicol trong xử lý nhiễm khuẩn ở cá nheo mỹ (ictalurus punctatus) (Trang 48 - 53)