Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3. Vật liệu nghiên cứu
3.3.1. Vi khuẩn sử dụng cho cảm nhiễm bệnh
Vi khuẩn Aeromonas veronii gốc được phân lập từ cá Nheo mỹ bị bệnh, được cung cấp bởi Phòng thí nghiệm bộ môn Môi trường và bệnh thuỷ sản - Khoa Thủy Sản, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Vi khuẩn đã được định danh bằng phương pháp PCR và được nuôi tăng sinh trong môi trường NB (nutrient broth) từ 20 – 24 giờ, xác định mật độ vi khuẩn bằng máy so màu quang phổ ở bước sóng 610 nm kết hợp với phương pháp đếm số khuẩn lạc (CFU/ml) phát triển trên môi trường TSA để xác định mật độ vi khuẩn.
Hình 3.2. Vi khuẩn Aeromonas veronii dùng trong thí nghiệm 3.3.2. Cá thí nghiệm 3.3.2. Cá thí nghiệm
Cá Nheo mỹ được chọn làm thí nghiệm có trọng lượng 14,12 ± 0.3 g/con, màu sắc tươi sáng, phản ứng linh hoạt. Cá được bố trí ngẫu nhiên 10 con/bể thí nghiệm có kích thước 40 cm x 60 cm x 40cm và được nuôi thuần hoá trong 7 ngày. Trước khi gây cảm nhiễm, chọn ngẫu nhiên 10 con cá kiểm để tra ký sinh trùng và phân lập vi khuẩn từ thận để xác định cá không nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn.
3.3.3. Thuốc thí nghiệm
- Kháng sinh Florphenicol nguyên liệu có nguồn gốc từ công ty VMC Việt Nam cung cấp và sử dụng tại phòng thí nghiệm bộ môn Môi trường và bệnh thuỷ sản. Kháng sinh đã được định lượng và xác định hàm lượng bằng hệ thống HPLC trước khi sử dụng trong thí nghiệm.
- Nano bạc 10.000 ppm có nguồn gốc từ công ty CO-ACTION CORP.
Hình 3.3. Nano bạc dùng trong thí nghiệm
- Thuốc được trộn trực tiếp vào thức ăn và cho cá ăn.
3.3.4. Hoá chất và thiết bị
-Thuốc nhuộm Gram
- Dung môi hoà tan kháng sinh: M-methyl-2-pyrrolidone và polyethylene glycol.
- Các loại máy móc thiết bị dùng trong đề tài thuộc phòng thí nghiệm Bộ môn Môi trường và bệnh thuỷ sản – Khoa Thuỷ sản – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Cân phân tích, kính hiển vi, nồi hấp, máy Vortex, tủ ấm, tủ cấy vô trùng, tủ sấy vô trùng, đĩa petri, que cấy trang, đèn cồn, cốc đong thuỷ tinh, lam kính, bộ giải phẫu: dao, kéo, panh.