“Miền đất hứa” của những người dân đi mở cõi

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn sơn nam (Trang 69 - 76)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2. “Miền đất hứa” của những người dân đi mở cõi

Miền Tây Nam Bộ hoang sơ và bí ẩn là vậy nhưng nó cũng là vùng đất rất giàu có, trù phú tuyệt vời. Nơi đây đúng là “miền đất hứa” của biết bao người dân đi khai hoang mở đất vì chứa một trữ lượng sản vật vô cùng phong phú nuôi sống con người.

Nhà văn Sơn Nam đã mô tả cho người đọc thấy được một vùng thiên nhiên lạ lùng, vừa khắc nghiệt, dữ dội lại vừa ưu ái, hào phóng với con người. Xứ này không chỉ giàu có, trù mật mà còn đầy sức sống và thơ mộng, trữ tình. Đây là cơ sở để nhà văn viết nên những thiên truyện làm mê đắm độc giả và qua đó khơi gợi tình yêu đối với mảnh đất, con người nơi đây.

Sơn Nam kể rằng, “Hương rừng Cà Maulà tác phẩm “được viết ra từ ký ức quê nhà mãi mãi không bao giờ phai nhạt. Trời sinh ra cây tràm thật là kỳ diệu, nó bám chặt rễ trong sình, chìm ngập trong nước mà vẫn mạnh khỏe, vẫn sinh sôi nảy nở để giữ vững mảnh đất bồi cho quê hương và giữ người cho đất. Chẳng nơi nào có được những ngày rừng tràm nở rộ hoa trắng mênh mông, trùng trùng điệp điệp, quyến rũ cơ man hàng vạn bầy ong làm tổ trên cành hút nhụy hương rừng làm mật ban tặng cho người như đất U Minh". Quả thật, cảnh đẹp của quê hương như tuôn trào qua ngọn bút của nhà văn Sơn Nam. Vẻ đẹp của trời, mây, sông, nước như muốn quyến rũ, níu bước chân con người ở lại nơi đây: “Khách đi đường ngỡ mình lạc lối trong hang, thứ hang thiên nhiên, bất tận. Có tiếng vượn hú. Từ bên này, con vượn bồng con, nắm sợi dây rau câu, lấy trớn đu mình sang nhánh ở bờ bên kia để hái trái vừng. Trái quá chát, vỏ quá dày, vượn nhăn mặt, bực tức ném mạnh. Trái vừng sa vào giữa lưới nhện giăng hờ, lơ lửng. Lưới rung rinh không đứt hẳn; con nhện hoảng hốt, thả sợi tơ dài sa xuống. Chợt thấy mặt nước, nó toan rút trở lên. Nhưng trễ quá rồi! Con cá bông phóng mỏ theo, táp mạnh.”[34, tr. 271].

Đôi khi cảnh đẹp lạihết sức đơn sơ: “Bờ sông im lìm, mặt nước thẫn thờ trả lại bóng dáng hiền hòa của cây chồi mọc sát mé bãi: bông vừng buông thõng xuống từng xâu chuỗi hường, chen lấn, nối tiếp nhau như bức mành mành... Đôi đọt non nhú lên, mỏng mịn, chưa nhuốm được màu xanh vì thiếu nắng; ở xa,

trông như những cánh bướm khổng lồ đang phập phồng, ngứa ngáy, chưa đậu yên chỗ là đã muốn bay”[34, tr. 271-272]. Đó quả là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vẻ thanh khiết, thi vị của nó giống như từng giọt mật rơi xuống, lặng lẽ tỏa hương thơm lừng. Không kiêu sa, kiêu hãnh, hoành tráng như tuyệt tác ở chốn nao; không diễm lệ như chốn bồng lai tiên cảnh nhưng cảnh vật nơi đây đã khiến thằng Kìm mê mẩn, xiêu lòng. Thằng Kìm đã ngả người ra, hít một hơi cho căng lồng ngực để cảm nhận thứ “hương rừng” đầy mê hoặc. Chính vẻ thơ mộng này cũng đã kéo Tư Lập, người đã từng rời bỏ khu rừng này để ra đi vì lúc đầu chỉ thấy đây là chốn lam sơn chướng khí, muỗi mòng rắn rết quyết định trở về: “Hương rừng ngào ngạt, mùi hương xa lạ nhưng rất quen thuộc. Thằng Kìm hít mạnh để hửi cho kỹ, để nhớ rõ nhưng nhớ mãi không ra... Trên hàng vạn nhánh to nhánh nhỏ, bàn tay thần nào rắc lấm tấm hàng hà sa số đợt bông gòn, không phải riêng trước mặt mà khắp các tứ phía. Rừng sáng lạng, ai dám nói rừng là âm u? Bông kết oằn sai, mịn màng, trắng tuyết; đài, cánh đâu không thấy chỉ thấy toàn là nhụy ngọt”[34, tr. 274-275].

Một cảm giác ngạc nhiên, vỡ òa khiến người đọc vô cùng thích thú bởi qua ngòi bút tài hoa của tác giả, thiên nhiên Nam Bộ hiện lên vô cùng ấn tượng và đặc sắc. Những dòng văn của Sơn Nam như đưa người đọc đắm chìm trong khung cảnh trữ tình, hiền hòa của một mảnh đất yên bình. Đắm chìm trong hương hoa ngào ngạt của bông tràm bông súng, ngắm nhìn một đàn cá xinh tung tăng, bơi lội khắp nơi: “Cá lớn bằng cột nhà vảy xanh vảy trắng thêu từng vòng ngời lên khắp thân mình. No mồi, cá lặn sát đáy, lội nhanh. Bầy cá con hối hả di chuyển theo mẹ, hàng trăm con lấm tấm như rắc cườm đầy mặt nước, mất dạng trong bóng mát đằng kia.”[34, tr. 271].

Chỉ cần một đoạn văn ngắn, Sơn Nam đã mô tả vẻ đẹp của hoa tràm như một bức tranh tuyệt mĩ và xao động lòng người. Đối với nhà văn, thiên nhiên Nam Bộ thật gần gũi, giản dị và đáng yêu. Từng nhành cây, ngọn cỏ, từng mảnh đất nơi đặt dấu chân qua cũng làm nhà văn xao xuyến. Sơn Nam phát hiện ra, đằng sau sự khắc nghiệt, hiểm nguy, bí ẩn của rừng già còn ẩn giấu biết bao vẻ đẹp trong trẻo, tinh khôi. Đường đi vào ấp Cà Bây Ngọp quá xa xôi, hiểm trở nhưng nhà văn đã phát hiện ra vẻ đẹp ngỡ ngàng: “Nắng chang chang rắc vàng trên thảm cỏ hoang xanh ngắt. Vài nhánh bình bát gie ra, quất vào bụi sột soạt. Xế chiều, cò trắng điểm lấm tấm trên dãy rừng tràm đằng xa. Lau sậy phất cờ như đón người khách lạ”[35, tr. 260].

Nếu như cảnh rừng U Minh trong truyện “Hương rừng” làm mê hoặc bước chân của thằng Kìm khiến nó như lạc vào cõi thiên nhiên bất tận thì nét thi vị trong “Hòn Cổ Tron” khiến ông già Từ Thông như chìm trong không khí của một thế giới cổ tích, trong trẻo, hoang sơ. Trong không gian thanh vắng, ông già Từ Thông_người đầu tiên đặt chân đến hòn Cổ Tron đã nhanh chóng hòa nhập, thích nghi với thiên nhiên. Sống thuận theo tự nhiên, ông thư thái thả hồn mình vào đất trời. Cảnh nào mà được ngòi bút của nhà văn động đến đều như cựa mình chuyển động: “Khi trời nực thì có những khe suối trong veo đón mời. Ông cứ ung dung mà uống, mà tắm một cách tự nhiên, vô tình khuấy rối giấc mơ của đàn bướm trắng đang xao động bay lên chập chờn như muốn rời mấy nhánh mai hoằng lơ thơ cúi nghiêng mình chấm mí nước…”[34, tr. 227]. Thiên nhiên nơi đây như là người bạn tâm giao, tri âm của con người. Một mình ông giữa mênh mông biển khơi, xa đất liền nhưng ông vẫn không cảm thấy cô độc, trống vắng: “Loài cá nhỏ bu lại nhởn nhơ mỗi con khoe một vẻ riêng. Tận dưới đáy biển, loại sò, loại ốc, loại nhúm đang há miệng, le lưỡi bò chậm chạp trên nền đá tím nổi gân vàng, trên nền đá vàng nỗi gân trắng. Hoàng hôn tràn tới chính là lúc cảnh vật dưới nước ngời lên, bóng mây phản chiếu lấp lánh như gấm. Ðêm về, trăng mọc. Nơi thủy cung rộn rịp nào kém chốn trần gian! Từng đợt rong chìm lững lờ mơn trớn, khoác thêm lớp xiêm lụa mỏng cho bầy cá hướng. Và muôn vì sao trên dải Ngân Hà sa xuống đậu lấm tấm khắp nhánh san hô trắng bạc”[34, tr. 227]. Cảnh sông nước nơi đây có thể ví như bức tranh sơn thủy hữu tình của một vị danh họa thời cổ.

Bức tranh dân dã, mộc mạc của xứ Nam Bộ còn được vẽ bằng nghệ thuật ngôn từ và qua cái nhìn tinh tế thấm đẫm cái tình của nhà văn. Trong tác phẩm “Mùa len trâu”, ta nhìn thấy thấp thoáng dãy Thất Sơn hùng vĩ, xa xa núi đồi mờ mờ như ảo ảnh đó chính là vùng Ba Thê. Nơi mà Sơn Nam miêu tả với vẻ đẹp của “chân trời lại hiện ra, lúa nằm dài xanh rờn, nhấp nhô trên ngọn sóng”. Với Sơn Nam, trải nghiệm đẹp nhất trong tâm trí của ông là vào những đêm trăng sáng: “Rừng tràm xanh đậm, rọi xuống mặt nước đỏ ngầu, rung rinh. Nhứt là về đêm khi trăng chiếu, đom đóm bay về đậu khắp nhánh tràm như họp chợ phiên!”[35, tr. 43]. Qua các truyện ngắn của ông, người đọc không chỉ được du ngoạn khám phá cảnh đẹp của đồng quê đầy sức hấp dẫn mà còn thấu hiểu được tấm lòng yêu mến của ông đối với mảnh đất nơi đây.

Truyện ngắn Sơn Nam có rất nhiều đoạn, nhiều trang đặc tả cảnh thiên nhiên hoang sơ vùng Nam Bộ. Cảnh thiên nhiên hiện lên không chỉ có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình mà còn là nơi giàu có, trù phú được tạo hóa ưu đãi, ban tặng. Đó chính là nguồn thủy sản dồi dào, nguồn lâm sản đa dạng, nguồn lương thực phong phú do đất đai phù sa màu mỡ.

Ca dao Nam Bộ đã từng ghi lại những cảm xúc ngỡ ngàng, ngạc nhiên xen lẫn tự hào khi con người mới bước chân vào mảnh đất giàu có này: “Ruộng đồng mặc sức chim bay/ Biển hồ lai láng cá bầy đua bơi”; “Ai về Gia Định thì

về/ Nước trong gạo trắng dễ bề làm ăn”; “Hết gạo thì có Đồng Nai/

Hết củi thì có Tân Sài chở vô”; “Cám ơn hạt lúa nàng co/ Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng”; “Ai ơi về miệt Tháp Mười/ Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”…

Cũng vì thiên nhiên hoang dã,cổ sơ nên không chỉ các loài thực vật mà các loài động vật đều có điều kiện để sinh sôi nảy nở nhanh chóng, tạo nguồn thực phẩm đặc sắc cho người dân Nam Bộ: “Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng/ Về sông ăn cá về đồng ăn cua”; “Bắt cua làm mắm cho chua/ Gởi về quê nội khỏi mua tốn tiền”; “Chiều chiều quạ nói với diều/ Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm”…

Tây Nam Bộ có hệ thống kênh rạch đan chéo nhau chằng chịt phủ khắp hầu hết các tỉnh. Hệ thống sông ngòi này vừa là đường giao thương huyết mạch vừa cung cấp nguồn thủy sản phong phú mà không nơi nào trên đất nước ta có được. Cá nhiều đến nỗi nhiều khi người ta ăn cá thay cơm, ăn mà chỉ rỉa sơ sơ rồi đem bỏ đi dù thịt cá còn nhiều: “Chúng tôi đã ăn tuốt năm con cá lóc to, gọi là cá lóc nái, mỗi con nướng chín thơm phức, nằm trên miếng lá chuối tươi. Sau khi dùng đũa xẻ một lằn dưới bụng cá, chúng tôi trải con cá ra, gắp chừng ba bốn đũa là quăng bỏ cái xương sống cá, mặc dầu trong xương còn dính khá nhiều thịt”[33, tr. 158]. Người ta ăn cá còn để có sức lực mà chống lại căn bệnh sốt rét rừng, ăn nhiều đến nỗi nhân vật tôi trong truyện “Cao khỉ U Minh” đã phải thốt lên khi thấy lãng phí quá: “Tôi ngậm ngùi nhìn đống xương cá vun lên khá cao, nếu rỉa cho kỹ, trong đống xương đó còn dính chừng một ký lô cá”[33, tr. 159]. Nhiều khi đi làm đồng về, nhìn thấy trước sân nhà vài ba con cá lóc to tướng nằm chình ình giữa sân, đó là cá của người quen và kể cả người xa lạ nào đó liệng vào cho cho gia chủ để ăn lấy thảo. Cá tôm là nguồn lợi thủy sản mà thiên nhiên ưu đãi, họ không cần phải nhọc công kiếm tìm, đôi khi họ thường bảo nhau rằng, đó là kiểu “làm chơi ăn thiệt”.

Con người trong truyện Sơn Nam đã biết “sống chung” với thiên nhiên, tức là nắm bắt được quy luật của nó để phục vụ cho đời sống, sinh kế của mình. Truyện “Con cá chết dại”, tả cảnhbắt cá kỳ lạ không nơi đâu có. Chuyện xảy ra tại một con rạch nhỏ ở vùng Rạch Giá. Ở đó cá nhiều vô kể: “Dưới rạch, nước gần cạn. Cá lóc táp mồi nghe đùng đùng. Xứ này nhiều cá hơn mức tưởng tượng của nàng. Nếu siêng năng, có thể câu hoặc tát mấy vũng cạn, khỏi tốn tiền. Dưới ánh trăng, cá đua nhau đớp bọt như nồi cơm đang sôi.”[38, tr. 38].Hàng năm, khi nước luồng mặn ngoài biển tràn vào cửa rạch, bao nhiêu cá lóc sống quen nước ngọt bị say nước mặn, bị cay mắt không chạy kịp, nổi trắng trên mặt nước. Người ta gọi hiện tượng này là “cá dại”. Hai Tỵ đã nắm được quy luật này và giúp mẹ con Hồng vớt được “khoang xuồng đầy cá lóc chết dại”. Cá vớt lên, tha hồ đem ra chợ bán không thì làm mắm, phơi khô.

Ngoài nguồn lợi về thủy sản như tôm cá thì rùa và rắn nơi đây cũng nhiều không kém. Ở truyện “Cấm bắt rùa”, ông Bảy Đặng đã dựng bồ tạo thành cái hồ lớn chỉ để chứa rùa bắt được: “Đôi ba trăm con rùa đủ cỡ, đủ loại, đang cỡi đè lên nhau, chen lấn nghe lộp cộp. Con thì ngả ngửa, khoe cái yếm vàng lườm, bốn cẳng ngoe nguẩy bơi trong không khí. Con khác cố gắng quào vào vách hồ bằng sậy, lú cổ dài nhằng, miệng há rộng, thiếu răng giống như mỏ chim. Loại rùa nắp thì e thẹn, khép cái yếm lại, giấu kín đầu cổ vào trong mai, giống như món đồ ngon cất kỹ trong cái hộp bằng xương”[38, tr. 10]. Cơ man nào là rùa, đủ loại từ rùa vàng, rùa quạ, rùa hôi, rùa nắp, rùa sen,… Con nào nhỏ, ốm yếu quá hay là rùa cái ông đều đem bỏ lại xuống rạch, thả nó về rừng. Chúng ta thấy nhân vật ông Bảy Đặng nói tưởng như đùa nhưng đó lại là sự thật: “Ở đây, nhiều bữa tôi ăn rùa trừ cơm, ăn độn với cơm như người ăn khoai lang. Ăn thét rồi ngán quá. Rùa nướng, rùa rang, rùa nấu cháo, rùa xào lá cách lá lốt. Riết rồi ăn gan, ăn trứng, bỏ thịt”[38, tr. 11].

Rùa thì như vậy, rắn cũng không kém , ở truyện “Con rắn ri voi”, nhà văn cho ta thấy một số lượng rắn nhiều không kể xiết: “Loại rắn ri voi, hàng hà sa số. Nó lội dưới sông rạch trong rừng vào tháng ngập nước như vầy”[33, tr.295]. Rắn ri voi sống ở dưới nước, mỗi con to bằng bắp tay, da có vảy rằn ri đẹp hơn da trăn nên được nâng lên hàng đầu, quí hơn rắn hổ, rắn mái gầm hoặc cá tôm. Nó còn quí hơn con gà con vịt, vì gà vịt phải nuôi, ấp trứng... tốn thì giờ. Rắn ri voi có sẵn, thuộc loại chim trời cá nước, thò tay bắt là đem bán mà không cần phải đóng thuế cho nhà nước. Da rắn được thuộc đi để làm ví đựng tiền, làm dây

nịt hoặc dây đeo đồng hồ rất có giá. Do rắn nhiều quá nên chỉ chưa đến một ngày, vừa ngồi một chỗ vừa uống rượu thả cần câu mà ông Bảy Đặng đã bắt hơn ba chục con, ông nhận đặt hàng hơn bốn ngàn miếng da rắn mà chỉ cần trong hai mươi bữa là giao hàng. Ông Xìn Phóc - một tay thương lái người Hoa từ Sanh Ga Bo (Singapore) qua vì thế đã lùng mua và đem về nước mình hàng ngàn tấn da rắn.

Sơn Nam được mệnh danh là “nhà Nam Bộ học” với kiến thức uyên bác, sâu rộng về nhiều lĩnh vực của vùng đất cực Nam. Ông còn được phong cho danh hiệu có “đôi chân vàng” đi khắp miền Lục tỉnh. Ông dẫn dắt người đọc lướt qua những cánh đồng phì nhiêu, những cánh rừng tràm, rừng đước bạc ngàn để thấy được sự trù phú của nơi này. Bên cạnh nguồn lợi về thủy sản tôm cá, rùa, rắn,… nơi đây còn có số lượng sân chim nhiều nhất nước. Sân chim là nơi quy tụ quanh năm hoặc định kì của vô số loài chim, đây là điều đặc biệt, độc đáo khó có thể thấy ở nơi nào khác. Ở rừng U Minh có những sân chim nổi tiếng như sân Cái Nước, Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt, sân Chắc Băng,… và rất nhiều sân chim tự nhiên khác trong những cánh rừng bạt ngàn,không ai đếm nổi. Khi mùa chim về, hàng trăm loài chim khác nhau như bồ nông, chàng bè, già sói, cò quắm, cồng cộc, giang sen, chim trích, chim chó đồng, long ô… chim bầy, chim đàn bay về đây đẻ trứng, sinh sôi. Trong truyện “Tháng chạp chim về”, Sơn Nam miêu tả: “Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân... Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn. Chúng nó sanh sôi nẩy nở, tạo lập một thế giới riêng biệt náo

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn sơn nam (Trang 69 - 76)