Nỗi niềm quê hương, đất nước của người đi mở cõi

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn sơn nam (Trang 47 - 52)

6. Bố cục của luận văn

2.1.2. Nỗi niềm quê hương, đất nước của người đi mở cõi

Từ xưa đến nay, đối với người Việt Nam, tình cảm yêu nước thương nòi là điều đặc biệt hệ trọng, hết sức thiêng liêng. Quê hương đất nước không chỉ là nơi trú ngụ, sinh tồn mà còn làchỗ dựa tinh thần của mỗi con người. Yêu quê

hương đất nước, thiết tha với nguồn cội từ lâu đã trở thành một tiêu chí để đánh giá phẩm chất con người.

Trong các tác phẩm của Sơn Nam, hình tượng người đi mở cõi không chỉ là những kẻ gan góc, kiêu dũng mà còn là những người luôn mang nặng một nỗi buồn nhớ quê cha đất tổ của người xa xứ. Bản thân Sơn Nam, gốc gác cũng là con cháu lưu dân cho nên trong văn của ông luôn bàng bạc một tấm tình hoài cựu, khắc khoải về quê hương nguồn cội. Đó có thể coi là nền tảng của tình yêu tổ quốc, tình yêu đất nước ở mỗi con người.

Nhà văn Sơn Nam có nhiều truyện rất hấp dẫn về hình tượng người lưu dân Nam Bộ sống trên miền quê mới nhưng vẫn nặng lòng hoài nhớ cố hương. Chẳng hạn ông Tư trong truyện ngắn “Tháng chạp chim về” rất tiêu biểu cho mô típ nhân vật này. Truyện có tình tiết rất xúc động: hàng năm,cứ đến độ,ông lại ra tìm kiếm con chim già sói còn sót lại của sân chim ở miệt Cạnh Đền. Suốt mấy chục năm, dường như vì quyến luyến nơi mảnh đất cũ nên năm nào nó cũng tìm về. Ông Tư quý con chim vì “nó có nghĩa lắm, bỏ sân chim không đành”[35, tr. 208]. Hình ảnh con chim thường xuyên tìm về chốn cũ gợi lên trong lòng ông Tư mối đồng cảm, u hoài: “Ông Tư nhìn nó. Có lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh ra bao mối cảm hoài. Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đã lắng xuống hết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu.... Biển im lặng sau cơn dông tố. Ðây là Bá Nha với Tử Kỳ cảm thông nhau”[35, tr. 214-215].

Nỗi niềm tha hương hay đúng hơn, nỗi niềm ly hương là một trạng thái tình cảm, cảm xúc rất đặc biệt của người Nam Bộ. Do hoàn cảnh sống đặc thù, sự dịch chuyển không gian, địa bàncư trú đối với họ đã trở thành chuyện tất yếu, rất “tự nhiên”. Rời khỏi nơi chốn trú ngụ đã trở nên thân quen bao giờ cũng gây nên buồn nhớ, tiếc nuối, nhưng họ không có lựa chọn khác và buộc phải chấp nhận, phải thích nghi. Nhưng cũng vì thế mà cái cảm giác ly hương của họ cũng có sự thay đổi. Chẳng hạn, đối với lớp người đầu tiên đi khai phá miền đất mới thì mỗi bước đi xa trên con đường Nam tiến là trong lòng lại càng chất chứa thêm nỗi nhớquê cha đất tổ. Nhưng sau lớp tiền hiền khai khẩn đó, đến các thế hệ tiếp nối thì sắc điệu của nỗi niềm tha hương đã bắt đầu thay đổi. Ký ức về quê hương bản quán của lớp người này đã khác so với cha anh. Từ nỗi nhớ cội nguồn, tổ tiên, chuyển dần sang nỗi niềm cảnh cũ người xưa. Trong tâm hồn của lớp hậu sinh, nỗi quyến luyếnhướng đến nơi chốn cũ nhiều hơn là nhớ về

“nguyên quán”. Tuy nhiên, đó là nhìn vào những biểu hiện, những “sắc điệu tình cảm” cụ thể, còn bản chỉ là một. Chung quy, đó cũng là tình yêu quê hương đất nước.

Tình yêu quê hương đất nước, sự gắn bó với cội nguồn của người dân Nam Bộ được Sơn Nam thể hiện khá đa dạng.Trong truyện ngắn “Mùa len trâu”, có một chi tiết rất “đắt”: Thím Tư Đinh thắp nhang cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho thằng Nhi bình an trở về nhà; nó đang đi “len” trâu ở tận vùng Ba Thê Bảy Núi. Khấn khứa thành tâm như vậy chứng tỏ Thím rất tin vào sự linh thiêng của “ông bà tổ tiên”. Bởi truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên đã có từ ngàn xưa. Người Việt, dù Nam hay Bắc, trong hoàn cảnh nào cũng luôn nhớ đến tổ tiên của mình và thường cầu mong sự che chở. Tuy vậy, nhiều khi do cực quá, túng bấn quá thì người đàn bà này không kìm được, buông lời ta thán. Thím Tư Đinh phàn nàn:“Đất nước gì kỳ cục quá, cái xứ này…”. Sự lỡ lời của người đàn bà chất phác đã khiến ông chồng giận dữ. Chú Tư Đinh đã nghiêm khắc “chấn chỉnh” vợ:“Nói bậy nữa đi. Đất của mình, nước của mình mà bà dám nguyền

rủa hả?”[35, tr. 45]. Cách ứng xử ngỡ như đối lập nhau của hai vợ chồng người

nông dân này thực ra là hoàn toàn giống nhau. Thành tâm thành kính với tiền nhân, nhớ ân đức của người xưa là một biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước.

Ở một hoàn cảnh khác, nhân vật người cha khi quyết định gả con gái về xứ Cạnh Đền, nơi “chim kêu vượn hú”,đã thổ lộ nỗi niềm sâu kín của mình: “Phật Trời thiêng liêng xin phò hộ, chứng giám! Từ bao nhiêu thế kỷ rồi trên đất mình có lắm người luống tuổi chịu cảnh sanh ly như ông Cả, cô Út. Để cho nước mạnh, dân còn” [34, tr. 47]. Đây không chỉ là lời người cha căn dặn con mà còn là lời nhắn nhủđối với các thế hệ con cháu sống trên mảnh đất này.

Nỗi niềm cố quốc tha hương của các nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam còn được thể hiện qua nhiều cảnh huống khác. Chẳng hạn nỗi niềm của ông già Từ Thông, sống một mình nơi “Hòn Cổ Tron”.Ngẫm nghĩ về thân phận của mình, ở địa vị nô lệ cho thực dân đế quốc, ông cảm thấy xót xa, bùi ngùi:

Một mối buồn len vào tâm não ông Từ Thông. Ông nghe gió thổi bốn bề, lạnh lùng. Lương tri như rực sáng nhắc nhở ông món nợ gì đối với đồng bào, giang sơn. Không giúp nước được thì ít ra ông cũng cần biết những gì xảy ra đau buồn trong nước. Cây có cội. Nước có nguồn. Chi có tổ. Cá có hang. Ðôi mắt già của ông Từ Thông ngẩn ngơ nhìn muôn lớp sóng cồn. Chân trời u ám, mấy đám

mây tang bay thấp là đà… Ông hổ thẹn, tủi bấy phận mình không bằng con đỗ quyên đêm hè kêu khắc khoải”[34, tr. 231-232]. Nhưng khi vào tới đất liền, chứng kiến cuộc sống cùng khổ của đồng bào dưới ách đô hộ của ngoại bang,ông lại càng thất vọng. Họ còn khổ sở gấp bội so với cuộc sống cô độc của ông nơi hòn Cổ Tron: “Không được vui lắm. Coi bộ bà con mình nghèo hơn ở ngoài hòn Cổ Tron của tôi. Áo quần không có. Mình mẩy bị ghẻ khuyết ăn lở lói thâm niên. Nhà cửa xiêu vẹo, nay ở mai dời… Chắc là tại giặc Xiêm” [34, tr. 234]. Thế là ông nghĩ thà quay về sống trên đảo còn hơn: “Chưa vô tới bờ chợ Rạch Giá là ông Từ Thông cảm thấy cuộc đời đảo ngược, từ địa vị hoàn toàn tự do đến chỗ mất tự do. Ông trung thành với đất nước nhưng cớ sao đất nước đối xử với ông quá bạc bẽo, ghẻ lạnh?”[34, tr. 232-233].

Khi đất nước bị ngoại xâm, người dân Nam Bộ đoàn kết, cùng nhau thực hiện ý nguyện đánh đuổi kẻ thù. Đây là một đoạn về cuộc đối thoại giữa nhân vật Đạo sĩ và ông Sáu Bộ trong truyện “Đảng Cánh buồm đen”:“-Chim bay về

núi tối rồi, sao không lo liệu còn ngồi chi đây?Anh đứng dậy, chắp tay chào.

Ðạo sĩ ung dung nói:- Chưa nghe lời ta ư? Thời kỳ này là thời kỳ “mạt pháp”…

Chim đã bay về núi, trời đã tối.Anh đáp:- Con chưa hiểu rõ. Bạch đạo sĩ, “mạt

pháp” nghĩa là thế nào? Phải chăn mạt pháp là người Pháp tàn mạt?Ðạo sĩ gật

đầu:-Khá khen cho con. Hiềm vì con có chí mà thiếu tài. Nghe con nói, bần đạo vui vẻ biết mấy như giữa trưa nắng mà uống được nước Cam lồ. Mạt pháp có nghĩa là thời kỳ giáo pháp suy đồi, đạo đức của tiền nhân không còn được thịnh. Tại vì nhân tâm rối loạn ư? Cũng phải. Tại vì bọn Phù Lang Sa ư? Thậm

phải… Con hiểu sai nhưng mà nói đúng.”[34, tr. 63-64]. Nói đúng ở đây là đúng

ý của đạo sĩ khi cho rằng đã đến thời kì “mạt pháp” và mọi người phải chung tay đánh đuổi chúng (thực dân Pháp) ra khỏi bờ cõi.

Ở đây nhà văn đã tái hiện lại khí thế sôi sục, hào hùng trong những ngày hăng hái tham gia đánh giặc: "Tháng hai năm 1946 có tin: Tây trở lại chiếm gần tới Rạch Giá. Chúng đã nhảy dù xuống biên giới Việt Miên gần núi Sam, Châu Đốc. Dân chúng sục sôi căm hờn tập trung tại ngọn Cái Bác để bày mưu kế. Có đến trên ba mươi thanh niên tình nguyện đi bắt sống bọn Tây nhảy dù ở cách xa quê nhà hằng hai trăm cây số. Họ thiết lập một bàn thờ tổ quốc giữa rừng, lấy củi tràm đốt thế cho trầm hương và mượn mặt đất để làm đỉnh đồng. Y phục của họ khác nhau, nhưng giống nhau ở chất vải màu luốc luốc, chứa chấp bao nhiêu rận"[34, tr.70]. Mặc dù những hành động này đều mang tính tự phát nhưng xét

về ý nghĩa thì nó rất quan trọng. Bởi từ sự phản khángnày của quần chúngmà phong trào cách mạng sẽ được nhen nhóm và lan rộng.

Tình yêu đất nước và tinh thần quật cường, chết vinh còn hơn sống nhục của người dân Nam Bộ còn được thể hiện cụ thể, rõ nét trong truyện “Miễu Bà Chúa Xứ”. Đây là câu chuyện kể về một buổi trưa mùng bảy tháng chạp 80 năm về trước. Giặc Tây cho rằng dân xóm Gò Mả Lạn đều là nghĩa binh của Nguyễn Trung Trực nên bao vây và giết sạch cả xóm. Nhân vật Tư Đạt bấy giờ là một đứa trẻ chăn trâu, người duy nhất may mắn thoát chết. Ông nhớ lại “Người chết quá nhiều. Người sống quá ít. Làm sao mà chôn. Ban đầu còn bó thây bằng chiếu, mỗi hầm chôn một người. Sau cùng, cứ chôn chung một hầm, dù già trẻ, bé lớn”[34, tr. 309]. Từ đó, trong vòng mấy chục năm trời, đêm nào ông cũng thức để gặp gỡ, trò chuyện với những oan hồn đã khuất.

Truyện “Miễu Bà Chúa Xứ” khắc họa hình ảnh những người dân khí khái, ngoan cường, dù trong hoàn cảnh nào cũng gắn bó với quê hương xứ sở, luôn tâm niệm “chết vinh hơn sống nhục”. Truyền thống này được bồi đắp qua mấy trăm năm lịch sử, từ thế hệ này sang thế hệ khác.Đó là những người như Nguyễn Trung Trực, vị thủ lĩnh lừng danh của phong trào chống Pháp,trước khi bị hành hình, vẫn khảng khái: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới

hết người Nam đánh Tây”. Câu nói đanh thép này thể hiện quyết tâm đánh Pháp

của người dân Nam Bộ.Đó là tinh thần “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia” (Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu).

Không giống với các nhà văn Nam Bộ khác như Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức, Nguyễn Thi… Sơn Nam thường khắc họa nhân vật của mình theo mẫu hình con người bình dị trong cuộc sống thường nhật. Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước, gắn bó với cội nguồn dân tộc của các nhân vật trong truyện của Sơn Nam thường rất đơn giản, nhẹ nhàng. Chẳng hạn như nỗi lòng khắc khoải nhớ quê khi quê hương bị ngoại bang chiếm đóng; sự phản kháng và nuôi ý chí đánh đuổi kẻ thù xâm lược; không làm tay sai cho giặc để khỏi mang tiếng là Việt gian… Điều này thể hiện rõ quan niệm của Sơn Nam là tùy hoàn cảnh mà mỗi người có thể yêu nước theo cách riêng của mình.

Có thể nói Sơn Nam đã thể hiện rất chân thực và sinh động hình tượng con người Nam Bộ trong những tác phẩm truyện ngắn. Đọc tác phẩm của ông, người đọc dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của những vùng đất như Cần Thơ, Hậu

Giang, An Giang, miệt Bảy Núi, Ba Thê, đặc biệt là khu vực U Minh Thượng và U Minh Hạ, nơi giáp ranh hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Trong quá trình khai phá và xây dựng cuộc sống trên vùng đất mới, con người nơi đây buộc phải thích ứng để tồn tại. Trên mảnh đất còn hoang sơ này, những phẩm chất của con người đi khai hoang mở đất được hình thành.

Nhà văn Sơn Nam sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ. Trong tác phẩm của ông, hình ảnh con người và cảnh sắc nơi đây luôn hiển hiện trong tâm trí một cách đậm nét. Đi nhiều nơi, trải nghiệm và quan sát mọi thứ, ông thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên và thấu hiểu được tâm hồn, tính cách người dân Nam Bộ. Đó không chỉ là những con người dũng cảm, kiên gan bền chí trong quá trình mở cõi mà còn là những con người tài giỏi, thông minh, sáng tạo trong việc kiến tạo miền quê mới.

Cũng như mọi cộng đồng dân cư khác, người Việt đi khai khẩn đất hoang nhằm mục đích mở rộng địa bàn cư trú, tìm kế sinh nhai, đồng thời cũng qua đó xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Trong những ngày đầu mới đặt chân đến mảnh đất này, họ đã gặp quá nhiều khó khăn, thử thách. Cảnh vật xa lạ bí ẩn, cảnh rừng hoang, thú dữ rình rập mỗi bước chân đi. Đặt chân lên miền đất mới, họ phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Ở họ luôn toát lên tinh thần cần cù trong lao động, chịu thương chịu khó trong đời sống hàng ngày. Đấy là những người mà Nguyễn Đình Chiểu đã khái quát thành hình tượng điển hình là “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”, “chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”. Họ như con ong cần mẫn hút trăm hoa thành mật ngọt để cải tạo, chuyển đổi một vùng đất sình lầy, chua phèn thành một Nam Bộ đẹp đẽ, trù phú.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn sơn nam (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)