Con người phiêu lưu kiếm tìm, khai phá miền đất mới

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn sơn nam (Trang 36 - 47)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1. Con người phiêu lưu kiếm tìm, khai phá miền đất mới

Nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ, trong một bài thơ có tiêu đề “Tiễn bạn về Bắc” có mấy câu nói về nỗi niềm của người miền Nam thật hay:

Ai về Bắc, ta đi với

Thăm lại non sông giống Lạc Hồng Từ độ mang gươm đi mở cõi

Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Người mang gươm đi mở cõi được nhắc đến ở đây chính là Chúa Tiên Nguyễn Hoàng, vị Chúa đầu tiên lập ra nhà Nguyễn. Con người “mang gươm mở cõi” đương nhiên phải là con người có chí khí anh hùng, phải là bậc trượng phu mới dám đi làm chuyện “khai sơn phá thạch”. Những quân dân theo Nguyễn Hoàng để Nam tiến thuở đó cũng là những con người mang khí phách của những nhà thám hiểm. Chí phiêu lưu của họ rõ ràng cũng không hề thua kém các nhà thám hiểmphương Tây như Christopher Columbus (tìm ra châu Mĩ), Ferdinand Magellan (đi vòng quanh thế giới bằng thuyền), hoặc Alexandre Émile Jean Yersin (tìm ra cao nguyên Đà Lạt),... Người phương Tây thuở ấy ra đi còn có sự hỗ trợ của các phương tiện như ống nhòm, thuyền lớn, bản đồ, la bàn,... chứ những người lưu dân từ các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, những người Minh Hương xa xôi đến Nam Bộ để “khai sơn phá thạch”, lập ấp dựng làng thì chỉ với hai bàn tay không. Họ dám rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn với hào khí của con người dấn thân, chấp nhận hi sinh, không chịu sự ràng buộc nào.

Nam Bộ là mảnh đất cực Nam của tổ quốc, được bồi đắp bởi phù sa của hai dòng sông lớn là Sông Cửu Long và sông Đồng Nai. Nơi đây vốn là vùng đất hoang vắng với sình lầy bị ngập mặn, tràm, đước, dừa nước,... mênh mông bát ngát. Vùng châu thổ rất trẻ và màu mỡ này là nơi ghi dấu bước chân của những người đi khai thiên lập địa và tạo nên biết bao huyền thoại đẹp đẽ.

Tiến trình lịch sử của vùng đất Nam Bộ rất khác với những vùng khác. Nó không phát triển liên tục mà bị đứt quãng. Từ thuở xa xưa, nơi đây từng thuộc về lãnh thổ của vương quốc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo rực rỡ. Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ học người Pháp là Louis Malleret đề nghị đặt cho di chỉ ở núi Ba Thê (hiện nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn), tỉnh

An Giang. Nơi này có thể đã từng tồn tại một hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1 – thế kỷ 7. Nhưng sau đó Phù Nam bị Chân Lạp tiến công tiêu diệt. Tuy nhiên, Chân Lạp đã không không có điều kiện quản lý và khai thác vùng đất này nên nó đã bị bỏ hoang. Những gì người ta nói về Nam Bộ ngày nay chỉ giới hạn ở khoảng thời gian trên ba trăm năm. Sự trù phú, sầm uất của Nam Bộ là công lao to lớn của những nhóm cư dân, chủ yếu là người Việt khai phá từ thế kỉ XVII.

Từ đây, cư dân bản địa người Khmer, người Chăm và một số tộc người thiểu số khác cùng người Việt, người Hoa mở rộng công cuộc khẩn hoang, phát triển kinh tế. Ở thế kỷ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Bộ còn thưa thớt. Chu Đạt Quan, một người Trung Quốc có dịp đến Chân Lạp vào năm 1296 - 1297, đã mô tả vùng đất này như sau: Từ chỗ vào Chân Bồ trở đi, hầu hết là rừng thấp cây rậm. Sông dài cảng rộng, kéo dài mấy trăm dặm, cổ thụ rậm rạp, mây leo um tùm, tiếng chim muông chen lẫn nhau ở trong đó. Đến nửa cảng mới thấy ruộng đồng rộng rãi, tuyệt không có một tấc cây. Nhìn xa chỉ thấy cây lúa rờn rờn mà thôi. Trâu rừng họp nhau thành từng đàn trăm ngàn con, tụ tập ở đấy. Lại có giồng đất đầy tre dài dằng dặc mấy trăm dặm. Loại tre đó, đốt có gai, măng rất đắng” [59, tr. 15]. Trong suốt quá trình lịch sử đó, cộng đồng cư dân các dân tộc trên đất Nam Bộ ngày càng gắn bó với nhau.Họ cùng tạo dựng nên quê hương, đất nước và chung tay bảo vệ vùng đất này.

Trên vùng đất Nam Bộ, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã thi hành chính sách rất thoáng và cởi mở, khuyến khích đặc biệt đối với việc khai phá đất hoang. Cho phép người dân khai thác đất đai ruộng gò bao nhiêu tùy ý và có thể biến ruộng đất khai hoang được thành sở hữu tư nhân mà chỉ cần báo chính quyền biết.

Về nguồn gốc, lực lượng khai hoang chủ yếu là lưu dân người Việt và một bộ phận những người dân gốc Chăm Pa, Chân Lạp. Ngoài ra, một số lính đồn trú, một số người Trung Quốc, người dân tộc thiểu số khác cũng được sử dụng vào việc khai khẩn và canh tác. Những lưu dân này là sự tập hợp của nhiều thành phần địa vị xã hội, nhiều cảnh ngộ, ra đi từ nhiều nơi khác nhau. Trong đó, đa số là những người nông dân và thợ thủ công nghèo ở các tỉnh phía Bắc vì không chịu nổi những tai họa do cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn Trịnh – Nguyễn gây ra. Tình trạng sưu cao, thuế nặng, nạn bắt phu, bắt lính, cũng như sự áp bức bóc lột tàn bạo của giai cấp thống trị, buộc họ phải rời bỏ quê hương

di dân vào đây để tìm đường sinh sống: “Ra đi là sự đánh liều/Nắng mai không

biết, mưa chiều không hay”. Họ liều mạng ra đi nhằm rời bỏ cuộc sống tăm tối

và ước mong cuộc sống tươi sáng hơn. Bên cạnh đó còn phải kể đến một bộ phận nhỏ những người bị tù tội phải đi lưu đày. Bởi theo thông lệ thì bắt buộc tù nhân bị kết án lưu đày phải di cư vào Nam đi đến những vùng đất mới.

Ngoài ra, còn có một bộ phận những người bất mãn, chống đối lại triều đình với những lý do khác nhau. Có những người vì không khuất phục cường quyền ác bá, muốn sống tự do, cởi mở; có người không bằng lòng với chế độ thi cử hoặc vì có tài mà không được trọng dụng. Chúa Nguyễn cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những địa chủ giàu có ở vùng Thuận - Quảng đem tôi tớ và chiêu mộ nông dân lưu vong vào đây khai hoang lập ấp. Chính sách này được thực thi lâu dài và nhất quán như một phương thức khai hoang chủ yếu ở Nam Bộ. Những lưu dân người Việt đã thực hiện được hai thành tựu vĩ đại là biến vùng đất hoang vắng, nhiễm mặn thành vùng đất đai màu mỡ trù phú; đồng thời xác lập được chủ quyền, đưa mảnh đất Nam Bộ trở thành một phần lãnh thổ không thể tách rời của nước Việt Nam.

Trong tác phẩm của Sơn Nam,hình tượng những con người đi khai hoang lập ấp đã được mô tả một cách chân thực, sinh động. Quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của họ đã chứng tỏ tính cách gan góc, dũng cảm, cần cù của con người Nam Bộ, nhất là vùng đất Mũi.

Điều đầu tiên mà những người dân của vùng U Minh Hạ phải lo đối đầu đấy là mối hiểm họa từ môi trường sống. Nơi họ đặt chân đến vốn hoang dã, toàn cảnh rừng thiêng nước độc, không phải chốn dành cho con người. Trước khi những người lưu dân tìm đến, rừng U Minh Hạ là thế giới của các giống

ngư, trùng, điểu, thú; chưa từng có dấu chân người. Nơi đây “muỗi vắt nhiều

hơn cỏ, chướng khí mù như sương”; rồi những rắn rết, trăn, beo, hùm, sói,… Những thứ mà đối diện với chúng, số mạng con người chỉ là miếng mồi không hơn. Tất cả đều toát lên vẻ uy hiếp, hăm dọa.

Trong số các thứ thú dữ, cọp và cá sấu là hai thứ đáng sợ nhất. Đây là hai loài ác thú hung tợn mà con người luôn e sợ khi gặp phải chúng. Ca dao Nam Bộ khái quát về đặc điểm của đất này là: “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”. Đặc biệt là cá sấu, nhiều và dữ tợn hơn bất cứ nơi nào. Sơn Nam mô tả “Cọp sấu rống và nghé sát vách chòi”. Giống thủy quái này quả là một “đặc sản” ở rừng U

Minh. Khắc chế chúng để giành đất sống là cả một quá trình gian nay, nguy hiểm của người dân nơi đây.

Sơn Nam có tới ba truyện kể về cá sấu là“Bắt sấu rừng U Minh Hạ”, “Con sấu cuối cùng”, “Sông Gành Hào”.Đây là một đoạn điển hình trong truyện của Sơn Nam: Mãi đến khi có người lên rừng ăn ong chạy về loan báo: Sấu ở giữa rừng nhiều như trái mù u chín rụng! So sánh như vậy, không phải là quá đáng! Dân làng xúm nhau lên rừng để nhìn tận nơi. Cái ao lớn ước một công đất, bên bờ, dưới nước, toàn là lau sậy, dây cóc kèn. Sấu nổi lên, chen vào những bức tranh màu xanh ấy những vệt đen chi chít: con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác. Biết có loài người đến quan sát, chúng vẫn điềm nhiên sưởi nắng, bắt cá. Duy có con sấu già trợn mắt hướng về lũ người rồi bò thối lui vào giữa lòng ao, để thủ thế” [33, tr. 86].

Tai họa từ sấu luôn rình rập người dân. Truyện “Con sấu cuối cùng” nói về thảm cảnh gia đình ông cai tổng Hy. Tai họaxảy ra đúng vào ngày con trai út của ông cưới vợ. Hôm đó, khi rước dâu người ta đã thấy cá sấu trồi lên hụp xuống cản trở trước mũi ghe. Bà con hai họ kêu la hốt hoảng. Con sấu đã đập đuôi đúng ngay thuyền cô dâu đang ngồi. Truyện viết: “Ai nấy trở về bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu. Nàng mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược lên trời, lần cuối cùng, đầu và mình đều khuất dưới mặt nước xao động, trong miệng sấu.” [34, tr. 11]. Thật là thương tâm.

Rõ ràng những người dân nơi đây chỉ có một phương cách duy nhất để sinh tồn là phải chống lại thú dữ. Trong cuộc đấu tranh ấy, xuất hiện những con người gan góc, dũng cảm và đầy mưu lược như nhân vật Năm Hên trong “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”. Đây là một nhân vật đầy đủ cả “trí” và “dũng”; thông minh, mưu trí và can đảm.

Sơn Nam mô tả nhân vật Năm Hên khá đầy đủ; từ diện mạo bên ngoài, lời ăn tiếng nói, suy nghĩ nội tâm cho đến hành động quả cảm. Người nông dân này được mọi người coi là "kì tài" nhưng bản thân lạirất giản dị, khiêm tốn. Ông tự nhận mình“không tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít". Chân dung Năm Hên được nhà văn miêu tả như sau: "Áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu, bó nhang cháy đỏ quơ qua quơ lại trên tay", trông "ghê như tướng thầy pháp"[33, tr. 91]. Tuy nhiên, trái với cái vẻ ngoài hơi kỳ dị đó, con người này lạicó lòng thương xót, đồng cảm sâu sắc với những bất hạnh, những oan hồn vất

vưởng. Điều này thể hiện qua lời khấn rất ấn tượng: Hồn ở đâu đây/Hồn ơi ! Hồn hỡi/ Xa cây xa cối/ Xa cội xa nhành/ Đầu bãi cuối gành/ Hùm tha, sấu bắt/ Bởi vì thất ngặt/ Manh áo chén cơm/ U Minh đỏ ngòm/ Rừng tràm xanh biếc/ Ta thương ta tiếc/ Lập đàn giải oan...

Năm Hên vốn có mối thâm thù đối với loài thủy quái. Ông kể: "Cha mẹ tôi sanh ra chỉ có hai anh em tụi tôi. Anh tôi xuống miệt Gò Quao phá rừng lập rẫy hồi mười hai năm về trước. Sau được tin cho hay: ánh bị sấu ở ngã ba Đình bắt mất. Tôi thề quyết trả thù cho anh"[33, tr. 88-89]. Năm Hên khắc sâu mối thù nàyvà đưa ra lời nguyền diệt sấu, dù biết đó là việc hết sức nguy hiểm.

Nghe tin vùng Rạch Giá, Cà Mau này là nơi tập trung nhiều sấu với những địa danh nhắc đến đã sởn gai ốc: Đầu Sấu, Lưng Sấu, Bàu Sấu…, Năm Hên "chẳng nệ đường xa để tới xứ Khánh Lâm này" để trừ họa cho dân lành. Hành động diệt sấu của Năm Hên được tác giả mô tả rất sinh động: “Tức thời, ông Năm Hên chạy lại. Sấu há miệng hung hăng đòi táp ổng. Ổng đút vô miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại, dính chặt hai hàm răng: như mình ngậm một cục mạch nha quá lớn, muốn há miệng cho rộng để nhả ra cũng không được. Sau khi bị khúc mốp khóa miệng, còn cái đuôi đập qua đập lại. Ông Năm Hên xách cây mác nhắm ngay sau lưng sấu mà xắn nhè nhẹ để cắt gân đuôi. Ðuôi sấu bị liệt. Thế là mình yên trí, lấy dây cóc kèn trói thúc ké hai chân sau của nó lại, chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình”[33, tr. 31-32].

Khi ông giúp dân bắt hết đàn cá sấu hung dữ, dân làng đã đổ xô ra xem và hỏi Tư Hoạch kiếm ông ở đâu để trả ơn. Những người dân quê chất phác này đưa ra kế hoạch: “Xóm mình nhất định đền ơn ổng một số tiền, nuôi ổng cho tới già”[33, tr. 91], songNăm Hên là con người "trọng nghĩa khinh tài", hào hiệp trượng nghĩa cho nên một mực từ chối. Đối với ông, diệt sấu là làm việc nghĩa chứ không phải bày đặt ra "bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt sấu có thể làm giàu được, ngặt tôi không màng thứ phú quới đó".

Mô típ người nông dân “tay không diệt sấu” trong truyện ngắn Sơn Nam rất nhiều. Ngoài trường hợp ông Năm Hên còn là những Năm Tự, Hai Cháy, Tư Đức,… Cái độc đáo của hình tượng nghệ thuật này không chỉ là sự khôn khéo, khí phách đáng nể phục của họ mà còn bởi nó mang bóng hình cuộc sống, lối sống đặc thù của người dân xứ U Minh. Trong văn học Việt Nam, hình tượng người trí dũng khắc chế thú dữ không hiếm, nhưng kẻ thiện nghệ trong việc diệt trừ cá sấu dữ, cá sấu tinh ranh… thì không dễ tìm. Bởi vì nó liên quan đến môi

trường tự nhiên; không phải nơi chốn nào cũng sẵn loài thủy quái đáng sợ này. Vì thế mà hình tượng người săn cá sấu quả là một nét độc đáo, hấp dẫn trong tác phẩm của Sơn Nam.

Người dân mở đất chỉ có một cách để tồn tại là khuất phục thú dữ; cọp thiêng sấu dữ thì dùng mưu mẹo, sức lực để diệt trừ; muỗi mòng quá nhiều thì chế tạo ra chiếc nóp để chui vào đó mà ngủ… Thế nhưng có những trở ngại tưởng như không thể khắc phục nổi. Đó là thủy tai vào mùa nước nổi. Truyện “Một cuộc biển dâu” cho ta thấy một thử thách khác, trở thành nỗi ám ảnh của người dân miền Tây Nam Bộ. Cảnh lão Bích chết nằm trên chiếc thuyền mênh mông giữa biển nước, không bờ không bến thật thương tâm. Không có chỗ chôn khiến người ta phải đắn đo, suy nghĩ: “Đất đâu mà chôn! tứ bề là nước. Có hai cách: một là xóc cây tréo ở giữa đồng rồi treo lên mặt nước, chờ khi nước giựt mới đem chôn lại dưới đất. Như vậy mất công lắm, diều, quạ hoành hoành. Chi bằng bó xác lại rồi dằn cây dằn đá mà neo dưới đáy ruộng” [35, tr. 17]. Thằng Kìm con trai lão đã phải thốt lên đau đớn, đầy oán trách: “Nó dập đầu xuống sàn nhà, hai tay bứt tóc: - Trời ơi, phải biết vậy ba tôi đi tới xứ này làm chi” [35, tr. 17].. Cảnh xác người chết đều phải chôn dưới nước, đến mùa nước cạn cày ruộng, xương người lẫn với xương trâu đã minh chứng cho số phận bi thảm của người nông dân Nam Bộ nơi đây.

*

Hiểm họa đối với người lưu dân đi mở đất không chỉ có muông thú mà còn là nạn cường quyền. Thế lực này cũng hiện hữu dưới rất nhiều dạng, như giặc Tây, hào lý, quan lại địa phương,… Dù đã phải trốn đến nơi tưởng như “cùng trời cuối đất”, phải ở giữa chốn rừng rậm hoang vu, hiểm nguy rình rập nhưng những người “dân ấp dân lân” kia vẫn không thoát nổi.

Nam Bộ ban đầu là mảnh đất vô chủ, bên cạnh số dân bản địa ít ỏi là đủ mọi thành phần và giai tầng khác nhau từ nhiều phương tụ họp lại. Trong số những người sinh cơ lập nghiệp nơi đây, bên cạnh những người dân nghèo phải tha phương cầu thực thì cũng không ít kẻ trọc phú, chúa đất, những kẻ có tiền của đem theo nhân lực vào khai phá. Lần hồi, họ trở thành chủ nhân của những

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn sơn nam (Trang 36 - 47)