Con người nghĩa khí, hào hiệp

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn sơn nam (Trang 52 - 58)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1. Con người nghĩa khí, hào hiệp

Nằm giữa lưu vực của hai con sông lớn là Cửu Long và Đồng Nai, Tây Nam Bộ là một vùng đất màu mỡ, phì nhiêu. Trong hơn 300 năm định hình và phát triển, do điều kiện môi trường tự nhiên và xã hội mang đặc thù nên Tây Nam Bộ là vùng đất rất đặc biệt. So với các vùng miền khác, miền Tây vốn được coi là miền đất mới và người dân nơi đây đã tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần rất độc đáo.

Điều kiện thổ nhưỡng, địa lý miềnTây Nam Bộ khác hẳn với những miền quê khác trên đất nước Việt Nam. Với sông ngòi mênh mang,rộng lớn,kênh rạch

chằng chịt, rừng tràm rừng đước thâm u,… Môi trường tự nhiên ở đây là một thử thách ghê gớm đối với người dân sinh sống, sinh hoạt sản xuất. Nơi đây là vương quốc của rừng thiêng, thú dữ, sình lầy, bệnh tật…vốn không thuận cho con người sinh sống. Nhưng miền Tây Nam Bộ cũng là “xứ phù sa”, miền đất giàu có bậc nhất Việt Nam. Ở đây có vô vàn thứ là nguồn lợi mà thiên nhiên ban tặng cho sự sinh tồn của con người; từ đất đai màu mỡ, cây trái tốt tươi, sản vật phong phú, địa hình rộng rãi…

Xét về phương diện xã hội, nơi đây cũng rất đặc biệt. Là vùng đất mới, đương nhiên việc hình thành các cộng đồng cư dân cũng diễn ra muộn màng. Người dân Nam Bộ nói chung, Tây Nam Bộ nói riêng vốn chủ yếu là lưu dân từ nới khác đến. Họ bỏ lại quê cha đất tổ, đến từ khắp nơi, không chỉ các miền ngoài như Trung Bộ, Bắc Bộ, mà cả các sắc dân lưu tán ở nước khác đến như người Miên, người Hoa… Điều kiện, hoàn cảnh sống như vậy là những nguyên chủ yếu hình thành nên tính cách, khí chất con người miền Tây. Lối sống phóng khoáng, hào hiệp, trọng nghĩa khí, ưa phiêu lưu, không thích bị câu thúc bởi các luật lệ… lànguyên tắc sống của họ. Trước cảnh núi non điệp điệp, biển cả trùng trùng… họ không thể lùi bước, chỉ còn cách nương tựa vào nhau để sinh tồn. Lối sống trọng nghĩa khí, hào hiệp vị tha đã sớm được manh nha, nảy nở trên vùng đất này.

Trong tác phẩm Bút ký đồng bằng sông Cửu Long, Phan Quang đã nhận định về tính cách con người miền Namvốn“hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, tiêu xài rộng rãi là một đặc điểm khác thường được nhắc tới khi nói về tính cách con người Nam Bộ”. Thật vậy, người Nam Bộ rất coi trọng nghĩa khí, xem tiền tài là vật ngoài thân. Đó là một trong những nét riêng thuộc về văn hóa ứng xử của người dân nơi đây mà Sơn Nam gọi đó là “điệu nghệ”. Nghĩa khí chính là chí khí của người nghĩa hiệp, là sống có tình nghĩa; hào hiệp là hết lòng vì người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang kẻ khó khăn, hoạn nạn.

Nhân vật trong truyện ngắn của Sơn Nam luôn toát lên một nétriêng; được bộc lộ ở quan niệm sống, cách ứng xử, cho đến hành động. Đólà những con người coi trọng đạo lý, đạo đức; đề cao triết lý “xả thân thủ nghĩa”. Người ta coi việcquên mình vì nghĩa là điều tự nhiên, cứu giúp người khác là bổn phận; theo phương châm “Anh hùng tiếng đã gọi rằng/ Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha” (Nguyễn Đình Chiểu). Chính vì thế mà khi hữu sự, họ không hề đắn đo, khôngsuy tínhthiệt hơn.

Ngay trong phần mở đầu tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, Sơn Nam có mấy câu thơ “Thay lời tựa” khái quát hoàn cảnh sống và tính cách người dân Nam Bộ rất đúng:Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả/ Tới Cà Mau - Rạch Giá /Cất chòi, đốt lửa giữa rừng thiêng.../ Muỗi, vắt nhiều như cỏ/ Chướng khí mù như sương.

Bài thơ thể hiện tâm tình của những con người đi khai hoang, mở cõi ở vùng đất tận cùng của đất nước, đồng thời cũng đúc kết quan niệm sống, nguyên tắc ứng xử của những lưu dân đi mở đất. Câu “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã” được lặp lại qua lời một nhân vật trong truyện: “Vì đất nước chớ đâu phải vì danh vì lợi. Sách có chữ: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc

anh hùng”[33, tr.240]. Đó là sự khẳng định tinh thần nghĩa hiệp một cách dứt

khoát, rành mạch.Việc nghĩa ở đây là nhân nghĩa, là tình thương người, chở che bênh vực người bị áp bức, bị hại; là tinh thần cương quyết chống lại cái ác, cái xấu, chống lại hung tàn bạo ngược để bảo vệ hạnh phúc, tài sản và tính mệnh của dân lành. Đã là người anh hùng thì phải xả thân vì việc nghĩa, cho dù có hy sinh cả tính mạng của mình. Nguyên tắc ứng xử này đã được đúc kết trong ca dao của người dân Nam Bộ: “Dấn mình vô chốn chông gai/ Kề lưng cõng bạn ra ngoài thoát thân/ Lao xao sóng bủa dưới lùm/ Thò tay vớt bạn chết chìm

cũng ưng”. Cũng trên tinh thần ấy, các nhân vật như Vân Tiên, Hớn Minh, Tử

Trực… trong truyện “Lục Vân Tiên”của Nguyễn Đình Chiểu chính là những hình tượng tiêu biểu cho tư tưởng triết lý này. Tất nhiên, một khi đã xác định hành vi nghĩa hiệp là lẽ sống của người chính trực thì những gì bị xếp vào phạm trù “phi nghĩa”, “bất nhân” đều phải lên án. Những kẻ thấy việc nghĩa mà trốn tránh, dửng dưng trước cảnh ngang trái bất công thì không đáng mặt anh hùng, là những kẻ đáng khinh.

Trong truyện ngắn Sơn Nam, ai cũng có thể trở thành con người nghĩa hiệp. Tinh thần nghĩa khí, hào hiệp là một nét tính cách thường trực của người Nam Bộ. Nó được bộc lộ trước hếtở lòng yêu thương con người, sẵn sàng đùm bọc giúp đỡ những người trong cơn hoạn nạn, không màng danh lợi. Nguyên tắc ứng xử được đề cao ở họ là “làm ơn há dễ mong người trả ơn” (Nguyễn Đình Chiểu). Nhân vật Năm Hên trong truyện ngắn “Con Sấu cuối cùng” là một người như thế. Chuyện kể rằng gia đình Cai tổng Hy gặp họa. Người con dâu bị sấu ăn thịt ngay trong ngày rước dâu. Cai tổng mướn thợ săn diệt sấu nhưng có kẻ bất lương, thừa cơ hội này để kiếm lợi. Kẻ đó đã thương lượng tiền công

xálên đến trên hai trăm đồng và còn sở hữu luôn hai lượng vàng trong bụng cá sấu mới chịu ra tay. Khi nghe vậy, ông Năm Hên đã hỏi han kĩ lưỡng rồi xin phép đi bắt con sấu đó mà không hề lấy một xu nào của gia đình người bị nạn. Ông bắt sấu không phải vì vàng ngọc hay quyền thế bắt ép mà chỉ muốn trừ hại cho dân. Khi làm xong việc, ông lặng lẽ ra đi vì luôn tâm niệm: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.

Trong truyện ngắn “Sông Gành Hào” cũng có những con người như vậy. Hai cha con chú Tư Đức đã gan dạ, liều lĩnh chiến đấu với con sấu hung dữ trên sông Gành Hào và cuối cùng đã hạ được nó. Việc làm này đã khiến ông quan Tây thay đổi suy nghĩ về những người lưu dân nghèo khó tưởng chừng khờ khạo, ngu ngơ: “Giỏi quá! Chú Tư giỏi quá! Thằng nhỏ gan quá! Nó bị bịnh rét

mà còn mạnh quá!”[35, tr. 200]. Khi ông Tây kiểm lâm Rốp định báo quan tỉnh

khen thưởng tiền bạc vì đã lập công giết sấu thì chúTư Đức đã khảng khái từ chối. Nguyên do không chịu nhận ban thưởng từ quan tỉnh, theo lời ông là bởi việc diệt sấu cốt“vì đất nước chứ đâu phải vì danh lợi”. Con người Nam Bộ là vậy, chịu ơn ai thì luôn canh cánh tìm cách trả ơn, nhưng người làm ơn thì không cần được trả ơn; không muốn nhận vì xem đó là việc nghĩa cần phải làm.

Một khi đã coi trọng nghĩa khí, coi đó là phẩm chất của con người thì bất cứ ai có hành động nghĩa hiệp cũng đều đáng biểu dương. Chính vì thế mà trong truyện của Sơn Nam, có những kẻ thuộc phường “lục lâm thảo khấu” cũng được tác giả đề cao. Nhân vật Sáu Bộ trong truyện “Đảng Cánh buồm đen” là ví dụ điển hình. Sau những năm tháng đi tầm sư học đạo trên núi Cô Tô, ông đã ngộ ra điều mà vị đạo sĩ già nhắc nhở: Không thể nào tìm được một thứ đạo pháp

nào để tu thân giữa thời buổi mạt pháp được. Trong khi giáo hóa suy đồi, đạo lý

thánh hiền không được coi trọng thì không ai có thể thành tiên thành Phật bằng con đường tu luyện được. Sáu Bộ ngộ ra chân lý này và đổi tên thành Tư Hiền, xuống núi và sau đó trở thành thủ lĩnh của Đảng Cánh buồm đen. Nhờ học được đường quyền Lưu Thủy và được đạo sĩ truyền cho cây roi, Tư Hiền tung hoành ngang dọc từ Cà Mau đến Hà Tiên. Tuy nhiên, đảng này chỉ cướp của cải ở tàu của người Tây và tàu buôn lậu Hải Nam chứ tuyệt nhiên không phạm vào tài sản của dân lành. Không những vậy, Tư Hiền có lần còn dong thuyền ra biển cứu con gái ông lão mò ngọc điệp ở hòn Sơn Nhạn khi bị băng đảng khác bắt.

Tư Hiền tuyên bố “giải nghệ” khi ngọn roi của mình giết nhầm một người lương dân vô tội. Ông ăn năn, day dứt tâm tình với vị hôn thê của mình: “Đây là

lần đầu tiên trong đời mà anh đau đớn nhất. Anh giết oan người ta. Ngọn roi này, anh xuống tay mạnh quá, bị ô uế rồi. Tội nghiệp, chết không nhắm mắt mà ngón tay hắn còn chỉ về phía biển khơi, nơi quê vợ con hắn. Thấy phận người mà nhớ tới phận mình, anh vội về đây” [34,tr. 69]. Khi về già, nghe tin giặc Tây quay lại xâm lược nước ta, ông tái xuất giang hồ sau thời gian dài mai danh ẩn tích. Ông truyền lại cho đám thanh niên những ngón võ, đường quyền để họ đánh Tây, giúp dân, cứu nước.

Mang ơn và trả ơn còn là nét đặc trưng trong tính cách của người dân Nam Bộ. Trong truyện “Bác vật xà bông”, khi ông bác vật X đến vùng Xẻo Bần ở, mọi người đều chào đón ông mà không hề cảm thấy quyền lợi của mình bị ảnh hưởng. Bản thân ông X cũng không hề coi mình là chủ đất, lấy quyền sở hữu để rồi tìm cách đuổi những người khác ra đi. Trái lại, ông còn khuyến khích, mời gọi mọi người đến dựng nhà cửa ở xung quanh mình cho có hàng xóm láng giềng. Ông bảo: "Ai lỡ cất nhà nơi đâu, cứ yên lòng ở đó. Tôi không bao giờ có ý đuổi bà con. Tôi còn muốn kêu gọi bà con đến thêm, ở đông chừng nào vui chừng nấy. Thỉnh thoảng mời bà con vô nhà tôi chơi. Lúc nào tôi cũng ở nhà để lo việc khoa học. Tánh tôi bình dân lắm, ai có chuyện gì khó hiểu tôi sẵn sàng giải thích"[33, tr. 74]. Cũng trong truyện này, khi bà con ở vùng Xẻo Bần học được nghề làm xà bông của ông bác vật X, họ đem ra chợ bán, khi đã có tiền họ không quên trả ơn cho ông bằng cách thường xuyên ghé thăm và mua quà tặng để tỏ lòng biết ơn, đền ơn “khoa học” người đã giúp đỡ mình: "Mỗi khi đi bán từ xa trở về, họ không quên mua tặng cho dượng vài gói trà Kỳ Chưởng"[33, tr. 80].

Trong tác phẩm “Một cuộc biển dâu”, thông điệp mà Sơn Nam muốn gửi gắm là đề cao lòng hào hiệp, tình cảm tốt đẹp của con người trong hoàn cảnh hoạn nạn. Sống giữa mùa nước lũ, trâu bò không có cỏ để ăn, người chết không có chỗ để chôn, cha của thằng Kìm chết giữa biển nước mênh mông của vùng tứ giác Long Xuyên. Chú Tư Lập và bà Hai Tích chứng kiến tình cảnh đau thương đó nên đã hết lòng giúp đỡ. Ông Hai thì thở dài rồi gọi bà Hai nấu thêm cơm cho thằng Kìm cùng ăn. Thấy nó khóc, bà cũng rưng rưng nước mắt rồi tìm cách an ủi nó. Bà Hai thì thầm với ông “tới mùa nước giựt, bề nào ông cũng ráng nhớ hốt xương, chôn cất kỹ lưỡng dùm nó. Tôi khổ lắm”[35, tr. 18]. Không những lo chôn cất chu đáo cho người đã khuất mà họ còn lập bàn thờ cầu siêu cho vong hồn người bạc mệnh. Dù đang trên đường đi len trâu đồng xa, chú Tư đã không

chần chừ đưa cho thằng Kìm chiếc nóp để nhờ ông Hai gói xác ba nó. Vợ chồng ông Hai thì “lụm cụm” tìm và khiêng cái thớt trên của cối xay lúa để cột xác người chết dằn xuống dưới nước. Đó đúng là hành động nghĩa hiệp bởi vì việc tốt đượcthực hiện vô điều kiện; người làm việc tốt không hề tính toán, so đo thiệt hơn. Qua những cử chỉ cùng với ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, Sơn Nam đã giúp người đọc thấy được sự ấm áp của tình người Nam Bộ.

Trong “Vọc nước giỡn trăng”, nhân vật Năm Lượng sẵn sàng cưu mang anh Điệu vì thương cảm cho hoàn cảnh bơ vơ, đơn độc của anh: "Điệu mới đến ngọn rạch này từ sáu ngày rày. Anh chưa có nghề gì sanh sống, khống ai quen thuộc để dạy bảo những bước đầu tiên trên đường đời. Cha mẹ anh nghe đâu mất sớm. Ông Năm Lượng nghĩ vậy mà thương gọi về ở chung nhà, cho ngủ trên cái vạt tre, phía trước"[38, tr. 54]. Mặc dù được ông Năm Lượng giúp đỡ, cưu mang nhưng không vì thế mà anh ỷ lại, trông chờ hay lười biếng. Anh buồn vì cảm thấy mình không có công ăn việc làm, nhiều khi trở thành kẻ vô tích sự. Đó cũng là một nét đẹp của người có lòng tự trọng, không bao giờ dựa dẫm, ỷ lại, trông đợi.

Một truyện khác, “Vẹt lục bình” cũng đề cập chuyện “hành nghĩa - trả ơn”. Nhân vật Hai Cần trong truyện là một thanh niên không lấy được vợ vì nghèo. Sống ở nơi khỉ ho cò gáy Cà Mau, đấy là một nỗi bất hạnh. Một lần tình cờ anh gặp được cô gái miệt vườn Cần Thơ rồi đem lòng cảm mến. Lão Ngượt là một nông dân cùng xóm, thấy sự tình như vậy nên đã nhiệt tình giúp đỡ. Lão tình nguyện dẫn Hai Cần đi cả chặng đường xa đến nhà cô gái. Cái giá mà lão phải trả cho chuyến đi nàylà đã đánh mất cái thuyền, tài sản lớn nhất của gia đình mình trong biển lục bình mênh mông của vùng sông nước. Tuy vậy, lão Ngượt vẫn cam lòng vì đã làm việc tốt, giúp được Hai Cần.

Những lưu dân đến vùng đất Nam Bộ vốn là người lao động, không được học hành, không rành chữ nghĩa. Tuy vậy, những hành vi ứng xử của họ thì lại đầy tình nghĩa, giàu tính nhân văn. Nét tính cách đó được hình thành và tồn tại trong cộng đồng cư dân nơi đây bởi lẽ xứ thiên nhiên Nam Bộ thuở sơ khai là vùng đất trù phú nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt. Để khai phá đất đai và chống lại thú dữ màtồn tại thì họ phải biết dựa vào nhau, đùm bọc nhau. Di cư đến đây, họ không có người thân thích bên cạnh, cần phải có bạn bè để sinh sống. Đó chính là điều mà Sơn Nam gọi là tình hữu ái giai cấp, là tinh thần “tứ hải giai

huynh đệ”. Lối sống hào hiệp, cách ứng xử trượng nghĩa khinh tài là một nét đẹp rất đáng chú ýtrong tính cách của người Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện ngắn sơn nam (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)