6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Con người nhân hậu, vị tha và lạc quan
Nhân hậu, vị tha, bao dung và lạc quan trong cuộc sống là nét tính cách đặc trưng của mỗi con người Việt Nam. Nó được hình thành từ xưa và trở thành truyền thống bồi đắp cho các thế hệ sau. Những người lưu dân đi mở cõi khi từ biệt các miền quê ở miền Bắc, miền Trungđã mang theo truyền thống quý báu này. Không những thế, cuộc sống ở vùng đất mới cũng là điều kiện để họ phát huy các giá trị tinh thần này một cách phù hợp, sáng tạo nhất. Đọc truyện ngắn Sơn Nam, ta thấy rất rõ điều này.
Truyện“Nhứt phá sơn lâm”kể về cuộc đời lam lũ, nghèo đói nhưng lại giàu lòng nhân hậu là Tư Châu Xương và Tư Bình Thủy. Tính cách hào hiệp của Tư Châu Xương được nhà văn thể hiện qua những chi tiết rất cụ thể. Có lần Tư Bình Thủy đang bị căn bệnh sốt rét rừng hành hạ, thế mà “Nghe đến tên ông Châu Xương, anh Tư Bình Thủy chợt sáng mắt lên. Ông này nước da đen ngăm, mặt mày hung tợn nhưng lòng dạ thiệt thà. Trong số tay rìu quen biết chỉ có ông là tử tế với anh nhứt. Bằng cớ là hôm trước lúc anh đau rét suốt ba, bốn ngày, ông cho đứa con gái lại nấu cháo và cho tiền để mua mấy chai thuốc phát lãnh hoàn.”[35, tr. 128]. Dù quen biết chưa đến mức thân tình nhưng anh Tư Châu Xương luôn dành một tình cảm quý mến với Tư Bình Thủy trong những ngày đau ốm. Không chỉ giúp đỡ người lâm cảnh ngặt nghèo, ông Tư còn khuyến khích người thân làm việc thiện. Theo gương người cha, cô Mịn cũng có một tấm lòng nhân hậu cao cả: “Mịn săn sóc chu đáo lắm, nhiều đêm ngồi quạt khói un muỗi cho anh đến quá mười giờ đêm mà không về. Những đêm về khuya đó, anh không bao giờ nghe tiếng ông Tư Châu Xương rầy con gái. Trái lại, có đêm nhiều khi cô Mịn bơi xuồng đến thăm anh một lần thứ hai. Ba của em sợ anh đắng miệng, biểu em đem qua anh điếu thuốc rê này. Ba nói hễ khi nào anh hút thấy ngon là trong mình bớt đau.”[35, tr. 128-129].
Truyện ngắn “Sông Gành Hào”, kể về cuộc sống của hai cha con nhân vật Tư Đức, cũngmưu sinh bằng nghề đốn củi, một công việc cực nhọc mà thu nhập chẳng được bao nhiêu. Tư Đức cũng như phần lớn người dân miền Tây Nam Bộ buổi đầu đến miền đất này chủ yếu sống nhờ vào tự nhiên. Họ làm đủ nghềnhư đốn củi, ăn ong, bắt sấu, bắt heo rừng... Gọi là nghề nhưng thực chất chỉ là khai thác những gì sẵn có từ rừng biển U Minh bằng phương thức đơn giản nhất mà
thôi. Trong số những công việc lam lũ đó, đốn củi được coi là khó khăn vất vả hơn hết. Nó đòi hỏi người làm nghề này phải cần cù, có sức khỏe và chăm chỉ. Mặt khác, vốn là lưu dân, lại không có vốn liếng gì nên muốn dư dôi chút ít để nuôi sống gia đình thì họ phải khai thác“lậu”, tức là trốn thuế nhà nước. Sơn Nam mô tả cảnh cha con chú Tư Đức khi đi bán củi lậu, bị kiểm lâm bắt được. Thế là tang vật cùng chiếc ghe - tài sản quý giá nhất mà họ có được, phương tiện dùng để kiếm sống qua ngày bị tịch thu. Tư Đức đã phân bua: “Bởi vì tôi không có đất, quan lớn thương dùm. Tôi đã cất nhà nhiều lần rồi mà ở không yên. Ban đêm hai cha con tôi phải thức quá khuya, quan lớn cũng thấy. Chịu đựng mưa gió muỗi mòng, đâu phải là làm biếng sợ cực (…) năn nỉ, ỉ ôi, xin tha tội một phen, thề nếu tái phạm thì ở tù rục xương cũng cam đành!”[35, tr. 186]. Cảm thương trước hoàn cảnh bần hàn của cha con Tư Đức, ông kiểm lâm Rốp đã cho hai cha con được trú tạm, cơm ăn không tính tiền, được pha trà hầu cận chuyện trò đàm đạo… Đáp lại, Tư Đức giúp làm cỏ quét nhà cho gọn gàng, ngăn nắp. Điều thú vị ở đây là cách hành xử của viên kiểm lâm. Rõ ràng việc tha bổng, không bắt phạt kẻ “phạm pháp” Tư Đức là không đúng bổn phận. Nhưng mở đường sống cho người yếu thế, rộng lượng tha thứ khi họ lâm thế cùng lại là điều tốt, đáng quý.
Có thể thấy trong đời sống thường ngày, cách làm việc nghĩa của người dân Nam Bộ rất hồn nhiên, chất phác. Chẳng hạn lối cư xử của những người dân quê cùng cảnh trong truyện ngắn “Một cuộc bể dâu”. Truyện xoay quanh bi kịch đói nghèo của hai nhân vật; nóiđúng ra là một người đang sống và một xác chết. Lão Bích chết mấy ngày rồi nhưng thằng Kìm không biết phải xoay xở thế nào vì không có chỗ để chôn cất. Nó đành để nguyên thi hài xám ngắt và lạnh lẽo của người cha trên chiếc thuyền lênh đênh giữa biển nước mênh mông không bờ không bến.Họ nghèo đến nỗi hai cha con chỉ có mỗi chiếc áo,đành phải nhường nhau. Trước thảm cảnh của hai cha con bất hạnh đó, những người dân quê đã chìa tay giúp đỡ, dù họ cũng chả phải khá giả gì. Thi thể lão Bích cuối cùng rồi cũng được an táng; thằng Kìm cũng nhận được sự cưu mang của những người dân quê tốt bụng. Đó chính là biểu hiện cụ thể của nếp ứng xử “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, “nghĩa tử là nghĩa tận” trong cuộc sống.
*
Trong đời sống, sinh hoạt của người dân Nam Bộ, lạc quan yêu đời là một nét tính cách rất đáng quý. Dù cuộc sống có khốn khó đến mấy, khiếu hài hước,
thích đùa vui vẫn là một thứ “gia vị” không thể thiếu. Ca dao Nam Bộ có những câu: “Chiều chiều rủ bạn đi câu/ Cá khôn không đớp, rủ nhau hát hò”; “Bậu chê qua áo nâu quần cọc/ Bậu theo họ, nhà rộng cửa cao/ Bậu đem so sánh thử xem sao/ Nhà qua bốn bể, ai là sang hơn?”; hoặc: “Đất là giường, trời là màn/ Nghêu ngao ta hát câu ân tình thủy chung.”…Đó là một truyền thống đã được định hình trong tính cách của người phương Nam.
Nhân vật Tư Đức trong tác phẩm “Mùa len trâu” là một người luôn lạc quan. Khi nước lũ đầy đồng, người vợ than vãn: “Mưa vài đám nữa thì có môn leo lên nóc nhà mà ở. Ba cái lu, ba cái hũ trôi lểnh nghểnh trong nhà rồi, ba nó chưa hay sao? Gạo hết, tiền hết”[35, tr. 38]. Nhưng Tư Đức nghĩ khác. Ông nhìn thực tại bằng con mắt lạc quan. Ông tin tưởng vào sự trải nghiệm và vốn sống tích cóp bấy lâu của bản thân: “Mình đừng trách trời. Hồi nào tới giờ, trời cứ vậy hoài, hết mùa hạn thì phải tới mùa nước lụt chớ (…).Giờ này, dưới đáy nước, sát mặt ruộng, mớ đất cày mềm nhũn, trở mình trắng phau. Gió thổi mạnh, trôi nhà trôi cửa nhưng lúa một tấc; thân lúa đuối sức cố nằm dài trên mặt nước vừa hấp hối ngột thở là nhánh non nứt ra trong nháy mắt để chào đón cuộc sống”. Tinh thần lạc quan của Tư Đức không phải là không có căn cứ. Trái lại, đấy là niềm tin vào quy luật vận động, quá trình chuyển hóa của cuộc sống mà những người dân lăn lộn mưu sinh ở vùng đất này đã đúc rút được. Đó là một niềm tin vững chắc vào sự trường tồn, vĩnh cửu của sự sống: “Tháng mười, nước giựt xuống. Ðến cuối tháng, mặt ruộng lộ ra, cỏ non nhú mọc xanh tươi đến tận chân trời. Mưa dứt sớm. Núi non lại trở nên hùng vĩ. Suốt mùa, lúa nương theo nước mà vươn lên đến bốn năm thước; bây giờ lúa nằm rạp xuống đất, chồng chất cao ngùn ngụt. Cái sàn nhà của chú Tư cũng hạ xuống. Cuộc sống trở lại bình thường”[35, tr. 44].
Trong những hoàn cảnh bi đát nhất, tưởng chừng không thể vượt qua được thì trong tâm hồn những người dân Nam Bộ vẫn tràn đầy niềm tin yêu, ham sống.Một trong những cách thức giúp họ nuôi dưỡng niềm vui đó là các hình thức văn nghệ như hát hò, ca lý, ngâm nga, truyện kể… Người dân ở đây rất ham diễn ca, hát hò. Trước thực tại mà họ đang đối diện là nghèo khó, không miếng đất cắm dùi, thậm chí phải sống cảnh màn trời chiếu đất… tiếng hát, câu hò cũng không vì thế mà tắt lịm. Trái lại, đó chính là vũ khí để họ có thể chống chọi và đương đầu với hoàn cảnh khắc nghiệt trên hành trình khai mở vùng đất mới.
Ông Chòi Mui trong trong truyện “Đại chiến với thầy Chà” là ví dụ điển hình cho tính cách lạc quan con người Nam Bộ. Dù sống trong cảnh căn nhà rách nát nhưng ông không phiền não, không bi quan. Ông luôn phát hiện ra cái ý vị hài hước trong mỗi cảnh huống mà người khác cho là bi kịch. Chẳng hạn ông nhìn thấy “cái tiện lợi” khi ngồi trong căn lều dột nát: “Mày dột vô nhà tao thì tao ra sau bếp lấy cái tô hứng mày, để dành uống chơi! Khỏi mắc công ra sau hè múc. Lộp độp! Lộp độp! Giựt mình, ông quay lại. Mưa dột ngay nóc mùng từ nãy giờ, thấm vải mùng rớt xuống chiếu. Cuốn mùng ư? Không dám, vì mùng đã quá tuổi, đụng chạm mạnh sợ rách. Dời giường ngủ qua chỗ khác ư? Nhà chật. Dột lâm râm khắp nơi như mặt rỗ. Ông Chòi Mui ra sau bếp tìm một miếng vỏ tràm nhét sơ vào mái nhà để mong hạn chế phần nào cái lỗ dột quá lớn. Ông hát lên:Chiều chiều bắt nhái giăng câu / Nhái kêu éo ẹo, cái phận tui
nghèo, chọc ghẹo tui chi? Thích chí, ông lập lại đoạn chót: Chớ phận tui nghèo,
chọc ghẹo tui chi? Có người ghé xuồng ngay bến. Không cần dòm ra, ông dư
biết là Năm Pho, người láng giềng gần nhứt, cách một con kinh nhỏ chừng năm trăm thước. Chưa kịp phủi mấy giọt mưa đọng trên mặt, trên vai áo, Năm Pho đã vội lên tiếng:Ông già nãy giờ nói chuyện với ai vậy? Bộ có giấu bà nào trong mùng hả? Hèn chi tui nghe ông hát, thiệt hết sức muồi! Ông cười:Có thuốc rê cho tao một điếu. Buồn, hát một mình. Mấy bữa rày túng quá. Sao? Có chuyện gì lạ không?...”[34, tr. 55-52].
Đọc những truyện ngắn của Sơn Nam, chúng ta tưởng tượng những con người nơi đây như được sinh ra từ bùn lầy, gội mưa tắm nắng, mình đồng da sắt chống chọi với thiên nhiên độc dữ. Con người phải đối mặt với vô vàn khó khăn nhưng họ vẫn sống có tình có nghĩa, “chia ngọt sẻ bùi” đoàn kết san sẻ với nhau từ những thứ kiếm được từ chốn rừng thiêng nước độc. Hơn thế nữa, điểm tựa tinh thần để họ có thể vượt qua, đối mặt với những thách thức đó phải chăng còn là niềm tin, niềm lạc quan hướng về tương lai tươi sáng phía trước.
TIỂU KẾT
Trong truyện ngắn của Sơn Nam, một trong những yếu tố quan trọng để góp phần hình thành thế giới nghệ thuật là tạo dựng hình tượng nhân vật. Bằng tài năng, sự trải nghiệm và tình yêu quê hương sâu sắc, nhà văn đã thể hiện rất thành công hình tượng nghệ thuật này trên hai phương diện cơ bản. Đó là chân dung, diện mạo và “cốt cách” tinh thần độc đáo của con người Nam Bộ trong buổi đầu mở cõi.
Chân dung của những con người tiên phong đi khai phá, kiếm tìm miền đất mới hiện lên trong tác phẩm của Sơn Nam là những con ngườimang trong mình dòng máu phiêu lưu, mạo hiểm. Họ là những lưu dân quả cảm, dám rời bỏ quê hương đi đến nơi xứ lạ Miền Tây, với khát vọng, niền tin đổi đời ở nơi cùng trời cuối đất. Từ đôi bàn tay trắng, bằng mồ hôi và cả xương máu của mình, những lớp người khai khẩn này đã kiến tạo một không gian sinh tồn mới cho con dân đất Việt.
Qua đấu tranh và lao động, những con người nơi đây cũng đã hình thành một lối sống với những nét tính cách riêng – tính cách Nam Bộ, với những nét đặc trưng như sự bao dung, lạc quan, vui sống. Đó còn là tinh thần trượng nghĩa, hào hiệp, khí khái mà vật chất, tiền bạc không thể mua, quyền lực không thể làm họ khuất phục. Như Sơn Nam từng nói: “Cánh cửa đạo nghĩa luôn luôn mở rộng để đón tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo, dĩ vãng tốt hay xấu”. Theo ông, nếu biết điệu nghệ thì mọi việc đều được giải quyết thấu đáo mà không cần đến luật pháp, chính quyền. Không những thế, Sơn Nam còn viết về người nông dân “đầu trần chân đất”, “dãi nắng dầm sương” bằng cả tấm lòng tri ân, cảm thương, trìu mến. Sơn Nam đã chọn lựa những chi tiết tưởng như rất đời thường nhưng chứa đựng sức khái quát lớn, cùng với ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ, giọng điệu tự nhiên, ông đã dựng nên bức chân dung về con người miền Nam Bộ chân thật, giản dị, sống động như vốn có. Tính cách Nam Bộ vừa là sự kế thừa những truyền thống tốt đẹp của người Việt nói chung vừa là sự kết tinh từ thực tiễn đời sống ở miền quê mới.
CHƢƠNG 3. HƢƠNG SẮC NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM