6. Bố cục của luận văn
1.2.2. Đóng góp của Sơn Nam trên phương diện văn hóa, văn học
1.2.2.1. Đóng góp về mặt thể loại
Nhận định về vị trí của Sơn Nam trong nền văn học dân tộc, nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương trong bài “Hạt lệ như sương của ba kẻ sĩ thời nay” đã viết: "Ông không những là tác gia có vị trí vững vàng trong lịch sử văn học, xứng đáng đứng trong tủ sách tuyển tập các nhà văn Việt Nam hiện đại mà còn là (...) đối tượng của những công trình biên khảo và chân dung lịch sử". Sơn Nam được xem là nhà văn lớn, ông để lại một di sản văn chương to lớn ở nhiều thể loại và lĩnh vực. Sơn Nam là nhà văn đa tài. Người đọc biết đến ông ở mảng sáng tác mà chủ yếu là thể loại truyện ngắn và biên khảo. Với hơn 60 đầu sách đã được xuất bản, ông xứng đáng là cây đại thụ của văn học miền Nam.
Bàn về các thể loại văn học, Sơn Nam cho rằng “Truyện ngắn là thể loại mà tôi tạm so sánh như một cái cành, với lá, hoa linh tinh hoặc cái đọt non,
trong khi tiểu thuyết là cái cột cây toàn vẹn truyện ngắn phải viết linh hoạt, khó che dấu tư tưởng của mình, độc giả thường phê bình với cái giọng sổ toẹt, vô duyên, truyện này chẳng có cái gì cả! Viết truyện ngắn phải vận dụng mọi lực nhằm toát lên cái phong thái nô đùa, thong dong, thậm chí ngây ngô, nhưng là cái ngây ngô khổ luyện có định hướng” [21; tr. 6]. Truyện ngắn Sơn Nam có cốt cách phong thái riêng đúng như ông nói. Tác giả viết hết sức thoải mái, tự nhiên như lời ăn tiếng nói trong đời thường. Viết văn mà giản dị như nói chuyện.
Tác phẩm của Sơn Nam mang một phong cách nghệ thuật riêng, “rặt” chất Nam Bộ. Ông có lối văn rất khác với các tác giả sinh ra ở miền Bắc nhưng văn nghiệp chủ yếu gắn với mảnh đất phương Nam như Nguyễn Thi, Lê Văn Trương, Nguyễn Hiến Lê,…; đồng thời cũng khác với các nhà văn sinh ra ở Nam Bộ nhưng viết theo “lối Bắc” như Đông Hồ chẳng hạn.
Sơn Nam là một cây bút đa dạng. Ông viết gần như đủ mọi thể loại, từ tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn cho đếnhồi kí, bút kí, tạp văn, khảo cứu, phê bình,… Trong số các thể loại vừa kể, truyện ngắn của ông được giới nghiên cứu, phê bình văn học đánh giá rất cao. Với khoảng 300 truyện ngắn đã công bố, có thể khẳng định đây chính là thế mạnh của nhà văn miệt vườn này. Trong số các tác phẩm đã xuất bản, tập truyện Hương rừng Cà Mau đã trở thành một tài liệu quý giá cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa phương Nam. Có người đã ví tập truyện này là một “kì thư”. Kể từ lúc ra đời đến nay, nó đã được tái bản hàng chục lần và luôn được độc giả đón nhận, yêu mến.
Trong lĩnh vực biên khảo, nghiên cứu, Sơn Nam có nhiều công trình đồ sộ, công phu, có giá trị khoa học. Về những cống hiến của ông ở mảng này, Nguyễn Anh Động nhận xét: “Hơn nửa thế kỷ gắn bó với sự nghiệp sáng tác, những trang viết của ông không đơn thuần là những giải trí cho độc giả mà còn là khảo cứu, khám phá về mảnh đất phương Nam. Là người Nam Bộ chính gốc nên Sơn Nam am hiểu quá trình hình thành dải đất này. Những sáng tác của ông mang lại hơi thở của thiên nhiên, của văn hóa và con người Nam Bộ được thể hiện qua giọng văn giản dị, mộc mạc” [32].
Sơn Nam là người ham di chuyển, thích lang thang, rong ruổi trên khắp các ngả đường đất nước. Ông đã đi khắp miền Nam Bộ, từ Rạch Giá, Cần Thơ đến tận miền cực Nam tổ quốc Cà Mau. Đó là quá trình đi “điền dã”, thâm nhập thực tế đời sống để quan sát, khám phá bằng niềm say mê hiếm có.
Nếu tập hợp toàn bộ các tác phẩm khảo cứu và kí của ông, ta có gần như đầy đủ mọi phương diện để làm thành một cuốn “Địa phương chí” đồ sộ về miền Lục tỉnh. Bởi vì ông đã viết rất nhiều, rất sâu về các yếu tố thuộc các lĩnh vực như con người, địa lý, lịch sử, xã hội, văn hóa,… của các địa phương Nam Bộ. Chẳng hạn như cuốn Lịch sử khẩn hoang miền Nam, kết quả quá trình tìm tòi, khảo cứu hàng chục năm trời của ông đã nói rất kỹ về công cuộc mở nước thời nhà Nguyễn. Cuốn sách gồm nhiều phần, có bố cục khoa học đề cập đến quá trình mở rộng, phát triển xứ Đàng Trong; xác định vùng biên giới Việt – Miên; việc chỉnh đốn nội trị… của nhà cầm quyền. Trong phần Phụ lục, tác giả phân tích các tài liệu liên quan đến hai biến cố quan trọng về quyền sở hữu đất riêng ở miền Nam bấy giờ.
Nếu Lịch sử khẩn hoang miền Nam giúp độc giả và những ai quan tâm
nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử dân tộc có cái nhìn hoàn thiện, chân xác về “những khoảng trống lịch sử trong bước đường mở nước và dựng nước” của người Việt thì cuốn Đình miếu và lễ hội dân gian miền Nam tập trung vào những sinh hoạt tinh thần, tâm linh, những lễ hội truyền thống đậm màu sắc địa phương. Tác giả Vũ Oanh khi đọc sách đã viết: “Cuốn Đình miếu và lễ hội dân gian của nhà văn – nhà khảo cứu Sơn Nam sẽ góp phần vào việc giới thiệu những di sản văn hóa tinh thần trên, là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên cứu, cho các nhà trường, thư viện và cả những người Việt Nam ở nước ngoài muốn tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam”.
Sơn Nam là một trong số không nhiều học giả dành sự mến mộ, tình cảm của mình với nghệ thuật cải lương. Trong các công trình biên khảo như Cá tính
của miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa, ông đã tìm hiểu
rất kĩ loại hình nghệ thuật từng gây nhiều tranh cãi này. Khác với nhiều ý kiến bài bác giá trị của nghệ thuật cải lương, Sơn Nam cho rằng, sự ra đời của loại hình nghệ thuật này có đóng góp to lớn cho văn hóa dân tộc. Ông không đi sâu vào nguồn gốc hình thành hay quá trình phát triển của cải lương mà xoáy sâu vào ý nghĩa nó mang lại trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ lúc bấy giờ. Hình ảnh những đoàn cải lương đi lưu diễn khắp miền lục tỉnh đã trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa quần chúng. Những gánh hát có vài đào kép nổi tiếng thì càng thu hút được khán giả đến xem. Truyện “Người tình cô đào hát” của ông cócảnh người đi xem cải lương thật nô nức, đông vui:“Rạp ở gần bến xe, tuy còn sớm nhưng khán giả đã chen chúc vào xem chương trình mua vé”[35,
tr.106]. Cải lương là loại hình sân khấu độc đáo, sản sinh từ mảnh đất Nam Bộ. Nó thu hút được đối tượng khán giả rộng lớn từ người lao động bình dân đến trí thức Tây học.
Trong tác phẩm của Sơn Nam,tác giả còn đề cập đến một hình thức sinh hoạt văn hóa giải trí khác mà người dân Nam Bộ gọi là thai đố. Nhân dịp hội hè hoặc kỷ niệm một ngày lễ trọng đại, ý nghĩa nào đó, các vị kỳ lão trong làng mượn ca dao, hò vè để ra thai đố cho thanh niên, nam nữ hoặc trẻ con. Không gian diễn ra chủ yếu ở sân đình hoặc khu đất trống đông người. Mục đích để vui chơi, thử sự nhanh nhạy trong đối đáp, suy nghĩ của người tham gia. Giải nghĩa
chữ thai đố, theo Huình Tịnh Của trong Đại Nam quấc âm tự vị (Sài Gòn, 1896),
theo lối chiết tự thì thai (còn đọc là xai), từ Hán Việt có nghĩa là: nghi, bói, định
chừng. Ông còn định nghĩa: Ra thai: ra lời hai ba nghĩa làm như câu đố; Thầy thai:
thầy ra câu đố, làm lời bóng dáng mà chỉ vật; Câu thai: câu đố. Nhà văn Sơn Nam cho rằng, thai đố là hình thức đố vui để học đã có từ xa xưa, tập cho ai nấy suy nghĩ nhanh chóng và biết nhìn tổng quát sự vật. Phần thưởng cho người thắng cuộc đôi khi chỉ là chai nước xá xị, vài cái bánh,… Khi giải được câu đố, người cầm trịch đánh môt cái “beng” để kết thúc lượt đố và ngợi ca sự thông minh của người chơi. Sơn Nam đã mô tả rất sinh động lối chơi Thai đố của người Nam Bộ trong nhiều thiên truyện: “Tình bậu muốn thôi”, “Câu Thai đố”, “Ngôi mộ chôn đứng”,…
Ngoài những hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ đặc sắc kể trên, Sơn Nam còn đề cập đến nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ khác như: Hát đờn ca tài tử, Nói thơ Vân Tiên, Xem Sơn Đông mãi võ, Kể chuyện “trạng” kiểu
Bác Ba Phi, Hò vè, Đua thuyền, Chợ nổi,… Có thể nói, nét sinh hoạt văn hóa
Nam Bộ đã được tái hiện sinh động trong nhiều truyện ngắn hoặc được khảo tả công phu trong các công trình nghiên cứu của Sơn Nam. Những thú chơi, nghệ thuật giải trí đó, theo Sơn Nam, đã góp phần làm nên diện mạo văn hóa riêng trong đời sống người dân Nam Bộ.
Qua những cuốn biên khảo, truyện kí, Sơn Nam còn tái hiện một cách chân thật công cuộc mở đất của các lưu dân với không ít khó khăn, thử thách. Bằng kinh nghiệm sống, Sơn Nam đã tìm tòi, chắt lọc trong vốn tư liệu quí của dân tộc để có thể khái quát toàn bộ quá trình thiên di, sinh cơ lập nghiệp của lưu dân Việt trên vùng đất phía Nam từ ngót ba thế kỉ trước. Với Sơn Nam những lưu
dân đầu tiên vào miền Nam khẩn hoang xứng đáng là những anh hùng vô danh, đã viết nên những trang sử mở cõi rất hào hùng.
Biên khảo và bút kí của nhà văn còn giúp người đọc thấy được những nét đẹp của cảnh sắc thiên nhiên đất trời nơi ông đã đặt chân qua, cách đối nhân xử thế và đặc biệt là phong tục tập quán, lối sống,... đặc sắc riêng ở nơi đây. Vì vậy, tác phẩm của ông tái hiện rất chân thực đời sống tinh thần con người. Họ luôn ý thức cao độ trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sơn Nam trân trọng coi đó là “văn minh miệt vườn”.
1.2.2.2. Đối với sự phát triển của ngôn ngữ văn học
Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Nhà văn lấy ngôn ngữ làm phương tiện để tạo dựng nên hình tượng nghệ thuật. Vì vậy ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng làm nên sự thành công của tác phẩm và tạo nên cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của tác giả. Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học là kiểu lời văn nghệ thuật do tác giả sáng tạo nên trên cơ sở sản phẩm ngôn ngữ chung của xã hội. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của mỗi nhà văn còn mang nét đặc trưng của mỗi vùng miền khác nhau. Sơn Nam viết truyện không chỉ bằng vốn kiến thức uyên thâm, khối óc của một nhà “Nam Bộ học”, một nhà nghiên cứu tài ba “tính nết
thổ ngơi, sản vật lịch sử và địa bàn cư trú của nhân dân vùng đất Mũi” mà còn
bằng cả trái tim nặng lòng với quê hương xứ sở. Ngôn ngữ văn chương của Sơn Nam làm sống lại trước mắt người đọc một mảnh đất phương Nam trù phú nhưng cũng vô cùng khắc nghiệt, làm hiện lên hình ảnh những con người chân lấm tay bùn nhưng vô cùng thật thà, chất phác.Tác giả Hoài Anh đánh giá Sơn Nam “là một lão nông dân cày ruộng văn chương, hiểu cặn kẻ ngóc ngách thửa ruộng của mình (…).Ngôn ngữ Nam Bộ được Sơn Nam đưa vào truyện ngắn của ông là những câu văn giản dị, dễ hiểu nhưng đó là sự lựa chọn, tinh lọc, đặt đúng nơi, đúng lúc, phù hợp với những hoàn cảnh, sự kiện, vì vậy mà có sức biểu đạt, chuyển tải ý nghĩa rất mạnh và sâu sắc" [1, tr. 69].
Dễ nhận thấy trước tiên là cách dùng từ ngữ xưng hô, gọi tên nhân vật mang đậm chất Nam Bộ trong tác phẩm của Sơn Nam. Đó là những cái tên mộc mạc, gần gũi, dễ nhớ như anh Hai Nhiệm, cậu Hai Điền, cậu Hai Minh, ông Hai
Muôn, cô Hai Thêm, ông Tư Đạt, Tư Hưng, Tư Cồ, lão Tư Hiếm, ông Sáu Bộ…;
những biệt danh, bí danh gắn với nghề nghiệp hoặc quê hương xứ sở để dễ phân biệt như Hai Đẹt, Ba Hò, Tư Cờ Đỏ, Tư Châu Xương, Tư Bình Thủy, Tư Cồ…; những cái tên thân thuộc trong đời sống hằng ngày như thằng Nhi, thằng Kìm,
thằng Lợi, con Lài, con Bảy, thầy Hai, con Hai…; các danh xưng thân mật như
tụi bây, tụi tôi, ba nó, má nó, con út…; hoặc có ý hơi suồng sã như gọi ổng, bả,
cổ, thằng chả… Người Nam Bộ rất ít khi dùng lối xưng hô kiểu cách, sang
trọng, cầu kì, hoa mĩ. Đấy là một nét riêng trong ngôn ngữ giao tiếp.
Nhà văn Sơn Nam là người rất có ý thức trong việc làm mới, làm phong phú ngôn từ nghệ thuật bằng cách đưa phương ngữ Nam Bộ vào tác phẩm một cách hợp lý. Chính những yếu tố riêng biệt, hầu như không xuất hiện trong ngôn ngữ toàn dân này đã góp phần làm nên nét độc đáo của văn Sơn Nam. Không chỉ là tên gọi nhân vật, các từ ngữ chỉ sự vật, sự việc vốn chỉ có ở Nam Bộ, chỉ dân Nam Bộ dùng cũng được Sơn Nam đưa vào với tần suất rất lớn. Trong văn học, điều này rất hữu ích cho việc khắc họa thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Chẳng hạn, trong truyện ngắn của mình, Sơn Nam có cả loạt từ ngữ dùng để chỉ phương tiện đi lại trên sông như đò, ghe, ghe bầu, ghe ngo, ghe lươn, ghe lưới,
ghe biển; xuồng, xuồng ba lá, xuồng tam bản, tàu lặn,… Nó gợi lên sự nhộn
nhịp của hoạt động giao thông đường thủy xứ này. Hoặc lớp từ ngữ gọi tên động vật như:Cua, ốc rùa, diệc, le le, già sói, giang sen, chàng bè, bồ nông, chim ụt,
gà, vịt, cọp, beo, chó, cá lóc, cua biển, …; tên thực vật như dừa, mù u, tràm, cây
mắm, me nước, cây da, cây lứt, mận, bom, xá lỵ, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, khóm, bần, bòng bong, bồn bồn, bình bát, cóc kèn, gừa, huê xà, dây choại,
lá cách, mắm, mốp, lứt, mù u, ô rô, thao lao, tràm, vẹt, mái dầm,… Đó là những
giống, loài, cây, con rất lạ đối với người khác xứ, cho dù cũng là người Việt, đều sống trong môi trường khí hậu nhiệt đới. Ngay cả cách đi đứng, ăn nói, sinh hoạt của con người cũng được miêu tả bằng những từ ngữ thuần Nam Bộ: vô doan, rần rộ, thối lui, cà nhắc, bố ráp, chàng ràng, chịu trận, rồ rồ, thủng
thẳng,…Chính điều này đã góp phần làm nên hương sắc “xứ lạ” trong Sơn Nam.
Sức cuốn hút đặc biệt của truyện ngắn Sơn Nam một phần cũng là vì thế.
Sự xuất hiện với mức độ đậm đặc của những phương ngữ Nam Bộ trong tác phẩm đã giúp cho văn chương của Sơn Nam không lẫn với các nhà văn khác. Nó làm phong phú thêm vốn từ vựng của tiếng Việt văn học. Nhà nghiên cứu Trần Hữu Dũng cho rằng nhà văn Sơn Nam đã rất thành công trong việc khai thác và sử dụng phương ngữ Nam Bộ: “…trong tay một tác giả cẩn trọng, phương ngữ mộc mạc miền Nam, giọng điệu dân dã miền Nam hoàn toàn có khả năng cấu tạo một nhánh văn chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém những miền khác. Mỗi truyện (…) là một bữa ăn văn chương
thịnh soạn dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những vật liệu hảo hạng, tươi sống” [57, tr. 84].
Một đặc điểm dễ nhận thấy khác trong truyện ngắn của Sơn Nam, đấy là việc sử dụng chất liệu văn học dân gian Nam Bộ vào tác phẩm. Bất cứ sáng tác nào của ông, từ tiểu thuyết, hồi ký và nhất là mảng truyện ngắn, chất dân gian vùng miền luôn “ngồn ngộn”. Chất liệu văn học dân gian được tác giả vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn vào từng tác phẩm, từng đoạn văn. Đó có thể là những tích xưa truyện cũ vốn lưu truyền trong dân gian nay được ông tái tạo thành tác phẩm văn chương (như Đánh cọp Gò Quao); hoặc đưa lời ăn tiếng nói hàng