9. Cấu trúc
1.3.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp
1.3.1.1. Khái niệm tích hợp
Theo từ điển Tiếng Việt (tr981): “Tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ”. Theo Trần Bá Hoành [6] “ Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở mối quan hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó.
Tích hợp (tiếng Anh: Intergation) có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Integration với nghĩa: Xác lập cái chung, cái tổng thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.
Theo từ điển Anh – Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ integrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng thích hợp với nhau.
Theo từ điển Bách khoa Khoa học Giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức (Enzyklopadie Erziehungswissienschelf, Bd2, Stuttgart 1984), nghĩa chung của từ integration có hai khía cạnh:
- Quá trình xác lập lại cái chung, cái toàn thể được tạo ra từ những cái riêng lẻ. - Trạng thái mà trong đó có cái chung, cái toàn thể được tạo ra từ những cái riêng lẻ.
Tích hợp có nghĩa là hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa nhập.
Trong lĩnh vực giáo dục, khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVIII) dùng để chỉ một quan điểm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới.
Tích hợp còn được hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nhũng nội dung vốn có của một môn học. Ví dụ: lồng ghép các nội dung giáo dục như giáo dục môi trường, giáo dục dân số,… vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân,.. xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.
1.3.1.2. Khái niệm dạy học tích hợp
Theo UNESCO, dạy học tích hợp (DHTH) được định nghĩa như sau: “Một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản
14
của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác của khoa học khác nhau”.
Định nghĩa của UNESCO cho thấy DHTH nhấn mạnh cách tiếp cận các khái niệm và nguyên lí khoa học chứ không phải hợp nhất nội dung.Việc giảng dạy khoa học cần chú trọng tới sự thống nhất đối tượng, phương pháp nhận thức, những khái niệm và nguyên lí chung.
Hội nghị về đào tạo giáo viên DHTH các môn Khoa học được tổ chức tại Đại học Tổng hợp Maryland tháng 4 năm 1973 đã tiến hành một bước về khái niệm và mục tiêu của DHTH. Lúc này UNESCO quan tâm đến vấn đề khoa học vào công nghệ để phục vụ đời sống. Theo Hội nghị này, “DHTH các môn khoa học nghĩa là phải chỉ ra cách thức chuyển từ nghiên cứu khoa học sang triển khai ứng dụng, làm cho các tri thức kĩ thuật – công nghệ trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại.”
Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (7/2017): “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực (môn học/hoạt động giáo dục) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống.”
Dạy học tích hợp là một quan niệm học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, với mục đích phát triển năng lực người học.
Trong DHTH, các nhà giáo dục phân chia ra tích hợp dọc (vertical integration) và tích hợp ngang (horizontal integration):
Tích hợp dọc là: “Tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau”.
Tích hợp ngang là: “Tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau”.
15