9. Cấu trúc
2.6.2. Giáo án bài “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit”
BÀI 32: HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT – LƯU HUỲNH TRIOXIT (Tiết 1)
Số tiết: 2 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu và ứng dụng H2S. - HS giải thích được tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh), dung dịch H2S có tính axit yếu.
- HS vận dụng kiến thức thực tiễn đã học giải thích được được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, liên hệ giáo dục môi trường.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học: Thực hiện được phiếu học tập, trả lời câu hỏi thông qua gợi ý của GV cũng như kiến thức có trong sách giáo khoa.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Biết chủ động giao tiếp khi có vấn đề thắc mắc và hợp tác nhóm.
- Năng lượng giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra đồng thời có thể tìm tòi và sáng tạo. Giải thích được được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.
2.2. Năng lực hóa học
Nhận thức hóa học
Trình bày được tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu và ứng dụng của H2S
Giải thích được tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh), dung dịch H2S có tính axit yếu.
Tìm hiểu thể giới tự nhiên dưới góc độ
hóa học Dự đoán được tính chất hóa học của H2S.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Cẩn thận khi tiếp xúc với nguồn hiđrosunfua trong đời sống và khi làm thí
55
nghiệm.
Liên hệ thực tế về ảnh hưởng của khí hiđrosunfua đến môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình học; tích cực tìm tòi và sáng tạo nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân do giáo viên đưa ra.
- Trung thực: Khách quan, trung thực trong quá trình làm việc nhóm.
- Trách nhiệm: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống và an toàn trong thí nghiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học - Phương pháp nêu vấn đề. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp dạy học hợp tác. - Phương pháp đàm thoại. 2. Kĩ thuật dạy học. - Kĩ thuật hỏi đáp tích cực. - Kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ TƯ LIỆU 1. Giáo viên
- Kế hoạch giảng dạy, phiếu học tập. - Video thí nghiệm
2. Học sinh
- Chuẩn bị dụng cụ học tập, SGK.
- Nghiên cứu nội dung bài học trước ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Khởi động
HOẠT ĐỘNG 1: TRẢI NGHIỆM KẾT NỐI (3 phút) 1. Mục tiêu
56
HS.
- Tạo không khí lớp học vui vẻ, thoải mái.
2. Nội dung: GV giới thiệu về bài học.
3. Sản phẩm hoạt động: HS lắng nghe, GV giới thiệu bài học mới.
4. Tổ chức hoạt động: GV tổ chức, học sinh lắng nghe.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đặt vấn đề:
Khi chúng ta đến gần những nơi có đường ống nước thải qua thì chúng ta sẽ ngửi thấy mùi hôi khó chịu bốc lên, đôi khi ngửi thấy cá ở nước giếng. Mùi hôi đó chính là do khí hiđrosunfua gây ra.
Vậy hiđrosunfua là hợp chất gì? Nó có những tính chất hóa học nào? Nếu cứ phải hít thở lâu dài không khí này thì có độc hại cho sức khỏe không?
Để hiểu rõ hơn về khí này thì hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (Tiết 1)”
* Thực hiện nhiệm vụ
Tập trung, tái hiện kiến thức.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS chú ý lắng nghe
5. Phương án đánh giá
Thông qua việc quan sát và sự chú ý nghe giảng của HS.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của hiđrosunfua (6 phút) 1. Mục tiêu:
57
Trình bày được tính chất vật lí của H2S.
2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi vấn đáp của GV.
3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.
4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu về tính chất vật lí của H2S.
GV gọi HS trả lời các câu hỏi sau:
- Trạng thái, màu sắc đặc trưng.
- Tỉ khối so với không khí - Khả năng hòa tan trong nước. - Nhiệt độ hóa lỏng.
GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại kiến thức
GV lưu ý cho HS: khí H2S rất độc, chỉ 0,1% H2S có trong không khí đã gây nhiễm độc mạnh.
GV bổ sung: “Khí H2S được coi là sát thủ thầm lặng trong cáo ao hồ vì nó khiến các loài thủy sản bị suy yếu, hoạt động chậm chạp, giảm mất sức đề
HS nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm
HS trả lời câu hỏi
HS chú ý lắng nghe
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- H2S là chất khí, không
màu, mùi trứng thối. - Khí H2S hơi nặng không khí (d = 34
29 1,17) - Tan ít trong nước. - Hóa lỏng ở nhiệt độ - 60 .
- H2S là chất khí rất độc. Chỉ cần một lượng nhỏ trong không khí đã gây nhiễm độc mạnh, người hít phải H2S gây đau đầu, buồn nôn không phân biệt được mùi. Khi thở phải khí H2S có nồng độ cao hơn có thể gây tử vong. Vì thế cần chú ý khi tiếp xúc với khí này.
58
kháng và dễ mất bệnh. Lượng lớn khí H2S trong các ao, hồ gây tổn thương hệ hô hấp dẫn đến việc chết hàng loạt ở thủy sản.”
H2S cần phải làm trong dụng cụ kín, đảm bảo.
5. Phương án đánh giá
GV đánh giá thông qua quan sát học sinh trả lời (trên phiếu, trình bày, thảo luận) và vấn đáp.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tính chất hóa học của H2S(15 phút) 1. Mục tiêu
- HS trình bày được tính chất hóa học của H2S.
- HS xác định được số oxi hoá của lưu huỳnh trong hợp chất H2Svà dự đoán được tính chất hoá học của H2S.
- HS nêu, dự đoán được hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của H2S.
- Giải thích được tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh), dung dịch H2S có tính axit yếu.
2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi vấn đáp của GV, làm việc nhóm, cá nhân.
3. Sản phẩm: HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV.
4. Tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tính axit yếu
GV yêu cầu thảo luận nhóm HS tiến hành thảo luận
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
59
trong vòng 5 phút và trả lời các câu hỏi sau.
1. Dung dịch H2S có tên gọi là gì?
2. Khi cho H2S tác dụng với dung dịch NaOH có thể tạo ra những muối nào? Viết phương trình hóa học, gọi tên sản phẩm.
Sau khi hết thời gian thảo luận, GV gọi 2 – 4 HS lần lượt trả lời câu hỏi và các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức
GV đặt câu hỏi: “Khi nào thì nó tạo ra muối trung hòa, khi nào tạo ra muối axit?”
(Giới thiệu thêm cách xét tỉ lệ: T = nNaOH
nH2S trong tính toán)
2. Tính khử mạnh
GV yêu cầu hoạt động nhóm và thảo luận trong vòng 3 phút. 1. Xác định số oxi hóa của S trong các hợp chất: H2S, S, SO3, H2SO4. Em có nhận xét gì về số oxi hóa của S trong hợp chất H2S.
nhóm và trả lời câu hỏi.
HS chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi
HS tiến hành thảo luận nhóm
Hiđrosunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric là một axit yếu yếu hơn H2CO3. Khi tác dụng với dung dịch kiềm có thể tạo thành 2 loại muối: S2- hay HS-: H2S + 2NaOH NaHS + H2O (natri hiđrosunfua) H2S + 2NaOH Na2S + 2H2O (natri sunfua) Đặt thì: T = nNaOH nH2S T 1: tạo muối NaHS. 1 T 2: tạo ra 2 muối NaHS và Na2S
T 2: tạo muối Na2S
2. Tính khử mạnh
Do trong hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hóa -2 thấp nhất nên có tính khử mạnh (dễ bị oxi hóa)
- Trong điều kiện thường, dung dịch H2S dễ tiếp xúc với không khí dần trở nên vẫn đục màu vàng:
2H2S + O2 2S + H2O - Khi đốt khí H2S trong không khí, khí H2S cháy
60
2. Tại sao H2S có tính khử mạnh?
GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi và yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đóng góp.
GV nhận xét và đánh giá. GV chiếu thí nghiệm về phản ứng hóa chứng minh tính khử mạnh của H2S về yêu cầu HS nêu hiện tượng thí nghiệm. GV yêu cầu HS viết PTHH. GV nhận xét và kết luận về tính khử của H2S.
GV lưu ý: Nếu đốt H2S ở nhiệt độ không cao hoặc thiếu oxi, khí H2S bị oxi hóa thành S tự do, màu vàng.
2H2S + O2(thiếu) 2S + H2O 2H2S + 3O2(dư) 2SO2 + 2H2O
HS trả lời câu hỏi.
HS chú ý lắng nghe.
HS quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm.
HS viết PTHH
HS lĩnh hội kiến thức.
trong ngọn lửa màu xanh nhạt.
2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O
5. Phương án đánh giá
- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Thông qua việc hỏi – đáp để đánh giá HS đã hình thành kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và điều chế của H2S (8 phút) 1. Mục tiêu:
61
- Trình bày được phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp củaH2S.
- Viết phương trình hóa học minh họa điều chế.
- Vận dụng kiến thức thực tiễn đã học giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, liên hệ giáo dục môi trường.
2. Nội dung: Trực quan, tương tác với câu hỏi vấn đáp của GV, làm việc nhóm, cá nhân.
3. Sản phẩm:
- HS trình bày được nội dung các phần kiến thức theo yêu cầu của GV. - HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết vấn đề của cuộc sống.
4. Tổ chức hoạt động: Làm việc nhóm – kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN
GV đặt câu hỏi: “H2S có mặt ở đâu trong tự nhiên?”
GV đưa ra một hình ảnh và rút ra kết luận về trạng thái tự nhiên của H2S.
GV cung cấp thêm tư liệu về lượng H2S sản sinh trong tự nhiên.
“Người ta ước tính các chất hữu cơ trên Trái Đất sản sinh khoảng 33 tấn H2S hàng năm. Trong đó một lượng lớn từ rác do con người thải vào môi trường nặng nề, có thể gây độc trực tiếp, phần
HS trả lời câu hỏi.
HS quan sát và chú ý lắng nghe. HS chú ý lắng nghe. Các nhóm lần lượt III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN Khí H2S có trong một số nước suối, khí núi lửa, phân hủy từ xác chết của người và động vật...
Một số biện pháp để góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do H2S:
- Không để rác thải lâu, không vứt rác bừa bãi. - Khai thông cống rãnh, không để nước thải đọng - Xử lí khí thải trước khi
62
lớn chuyển thành SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.”
GV đặt câu hỏi: “Cần làm gì để góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do H2S?” GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút và sau đó gọi lần lượt các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình.
GV nhận xét và đánh giá. .
IV. ĐIỀU CHẾ
GV: Trong công nghiệp, không điều chế khí H2S.
GV đặt câu hỏi: “Tại sao người ta lại không điểu chế khí H2S trong công nghiệp?”
Khí H2S với hàm lượng tương đối thấp (10ppm) cũng có thể gây ăn mòn nhanh chóng các loại thiết bị máy móc và các đường ống dẫn. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và yêu cầu HS viết hóa chất và PTHH điều chế H2S trong phòng thí nghiệm. đưa ra những việc làm để hạn chế tình trạng ô nhiễm do khí H2S HS lĩnh hội kiến thức. HS suy nghĩ trả lời. HS chú ý lắng nghe. HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
thải ra môi trường.
IV. ĐIỀU CHẾ Trong phòng thí nghiệm, điều chế H2S từ dung dịch HCl tác dụng với FeS: FeS + 2HCl FeCl2 + H2S. 5. Phương án đánh giá
- Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
63
thức nào cần phải điều chỉnh bổ sung các hoạt động tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ (6 phút) 1. Mục tiêu
Củng cố khắc sâu kiến thức đã học trong bài Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit (tiết 1).
2. Nội dung: GV cho HS làm bài tập củng cố
3. Sản phẩm:: HS làm bài tập của GV giao cho
4.Tổ chức thực hiện: GV tổ chức, HS lắng nghe, làm bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV đưa ra một số câu bài tập trắc nghiệm và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
HS chú ý lắng nghe và hoàn thành bài tập.
5. Phương án đánh giá
GV thông qua bài tập đánh giá phần nào HS ghi nhớ những kiến thức vừa học.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ (2 phút)
1. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế.
- Nhắc nhở HS chuẩn bị bài học mới.
- Giúp HS chuyên cần, chăm chỉ, chịu khó học hỏi để tiến bộ.
2. Nội dung: GV nhắc nhở và giao nhiệm vụ về nhà
3. Sản phẩm: HS chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo
4. Tổ chức thục hiện: GV tổ chức, HS lắng nghe.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS chuẩn bị bài mới: “Hiđrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu
64
huỳnh trioxit” (Tiết 2)
Yêu cầu các nhóm về tìm hiểu về hiện tượng mưa axit.
5. Phương án đánh giá
Thông qua việc vấn đáp tiết sau nhằm đánh giá HS đã chuẩn bị phần nào về kiến thức.
IV. PHỤ LỤC
CÂU HỎI Ở PHẦN CỦNG CỐ Câu 1: Tính chất nào sau đây không phải là của khí hiđrosunfua?
A. Khí hiđrosunfua có mùi trứng thối.
B. Khí hiđrosunfua tan rất ít trong nước.
C. Khí hiđrosunfua hơi nặng hơn không khí.
D. Khí hiđrosunfua khi tan trong nước tạo ra dung dịch axit mạnh làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 2: H2S không được tạp thành khi cho cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau?
A. H2 và S.
B. FeS và dung dịch H2SO4 loãng.
C. CuS và dung dịch H2SO4 loãng.
D. ZnS và dung dịch HCl.
Câu 3: Trong tự nhiên có nhiều nguồn chất hữu cơ sau khi bị thối rữa sinh ra H2S.