9. Cấu trúc
2.7.1. Nguyên tắc khi xây dựng bài tập thực tiễn
2.7.1.1. Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo chính xác, tính khoa học, hiện đại
Trong một bài tập hóa học thực tiễn, bên cạnh nội dung hóa học còn có những tư liệu thực tiễn. Những tư liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác không tùy tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán được.
2.7.1.2. Bài tập thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh
Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hóa học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu bài tập hóa học thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh HS thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng thú khi giải quyết.
2.7.1.3. Dựa vào nội dung bài học
Các bài tập thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà HS được học. Nếu bài tập thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hóa học thì sẽ không tạo được động lực cho HS để giải quyết vấn đề của bài tập đó.
80
2.7.1.4. Bài tập thực tiễn phải đảm bảo logic sư phạm
Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hóa học phổ thông trong chương trình nên khi xây dựng bài tập thực tiễn cho HS phổ thông cần phải có bước xử lý sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải bài tập thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của HS.
2.7.1.5. Bài tập thực tiễn phải có tính hệ thống, logic
Các bài tập thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài. Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng bài tập thực tiễn.
Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độc vừa và cao một chút so với mức độ nhận thức của HS để nâng cao trình độ, khả năng nhận thức của HS.