Thực tiễn công tác quản lý rủi ro các dự án hợp đồng dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý các dự án đầu tư hợp ĐỒNG dầu KHÍ mới của LIÊN DOANH VIỆT NGA VIETSOVPETRO (Trang 77 - 79)

Đối với các DA hợp đồng chia sản phẩm dầu khí, quản lý rủi ro là một trong những mục tiêu quan trọng mà Vietsovpetro quan tâm hàng đầu, tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của dự án. Các yếu tố thuộc về việc quản lý rủi ro của DA được

Vietsovpetro xác định và theo dõi sát sao thông qua việc lập bản kế hoạch quản lý rủi ro để đưa ra các biện pháp kịp thời:

- Rủi ro về môi trường đầu tư: Sự thay đổi chính sách của nhà nước, các vấn đề/ tranh chấp liên quan đến Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí, các sự việc bất khả kháng như thiên tai, động đất, chiến tranh, tình hình chính trị… - Rủi ro về các yếu tố kỹ thuật như: rủi ro về địa chất, về trữ lượng thực tế của

mỏ, rủi ro về thiết kế - công nghệ khai thác mỏ, về mua sắm, xây dựng và vận hành mỏ, rủi ro về sản lượng khai thác…Rủi ro về suy giảm nhanh sản lượng khai thác, sản lượng khai thác thực tế thấp hơn dự báo tác động rất lớn đến hiệu quả kinh tế của DA. Do đó, biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức tối thiểu được đưa ra là sản lượng khai thác đã được tính toán trên hệ số thu hồi dầu (tỷ lệ giữa lượng dầu khai thác thức tế/ tổng trữ lượng dầu ước tính của mỏ) khoảng 20-22% là mức thấp so với các dự án lân cận (trung bình từ

18-40%).

- Rủi ro về hoạt động quản lý điều hành DA: Tổng thể DA, phạm vi công việc, tiến độ thiết kế - thi công.

- Rủi ro về kinh tế - thương mại, bao gồm:

+ Rủi ro về giá dầu: Các yếu tố chính liên quan đến biến động giá dầu đó là: Mất cân bằng nguồn cung - cầu: Kể từ năm 2019 trở lại đây, những biến động kinh tế, chính trị quốc tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến thị trường dầu mỏ toàn cầu. Thăng trầm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, căng thẳng leo thang trong quan hệ Mỹ - Iran, các quyết định quan trọng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC +) mà cụ thể là xung đột lợi ích giữa Saudi Arabia và Nga về mức sản lượng là các nguyên nhân chính trị khiến giá dầu suy giảm mạnh. Đặc biệt từ cuối năm 2019 đến nay, dịch SARC-CoV-2 bùng phát ở Trung Quốc và nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới đã tác động mạnh đến nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu. Nhu cầu tiêu thụ dầu giảm mạnh do nhiều nước thắt chặt đi lại, đóng cửa biên giới cả trên bộ lẫn đường hàng không khiến nguồn cung ngày càng dư thừa làm giá dầu giảm mạnh. Rủi ro giá dầu giai đoạn 2020 - 2024 với mức giá từ 60-63 USD/thùng (là mức giá để tính toán hiệu quả của dự án) là khá thấp vì

giá dầu trung bình năm 2021 là 73 USD/thùng và theo dự báo của các tổ chức uy tín trên thế giới trong trung hạn thì giá dầu có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này.

+ Biện pháp kiểm soát rủi ro được đưa ra là việc tính toán hiệu quả dự án dựa trên giá dầu trung bình năm 2020 và không tính đến yếu tố mất giá. - Rủi ro về chi phí: Cùng với những rủi ro liên quan đến chậm tiến độ, sản

lượng, giá dầu .v.v., khai thác mỏ, các DA hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí luôn tồn tại những rủi ro về chi phí. Các chi phí vật tư, nguyên liệu đầu vào từ nhà cung cấp trong và ngoài nước có thể không ổn định do sự bất ổn của thị trường sản xuất toàn cầu, bao gồm các vấn đề liên quan đến chính trị, dịch bệnh, hiệp định kinh tế - thương mại giữa các nước, nằm ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ một công ty nào và dẫn đến những rủi ro về chi phí. Ngoài ra, những phức tạp, khó khăn phát sinh trong công tác vận hành khai thác mỏ mới cũng ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí .v.v.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý các dự án đầu tư hợp ĐỒNG dầu KHÍ mới của LIÊN DOANH VIỆT NGA VIETSOVPETRO (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w