Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro cho các dự án hợp đồng dầu khí dựa trên Khung quản trị rủi ro doanh nghiệp của COSO và các nguyên tắc ISO 31000:2009 theo 4 bước: Lập kế hoạch và thiết kế; Triển khai và so sánh; Đo đạc và kiểm soát; Báo cáo và rút kinh nghiệm.
Ở bước lập kế hoạch và thiết kế cần hoạch định rõ ràng các chính sách về quản trị rủi ro, bao gồm xác định mô hình tổ chức, quyền hạn, trách nhiệm, loại rủi ro… Trong đó, vai trò của ban lãnh đạo các cấp là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công tác quản lý rủi ro dự án.
Trong triển khai và so sánh, cần xây dựng đầy đủ hệ thống các quy trình, thủ tục và cung cấp đầy đủ các công cụ cần thiết cho việc đánh giá rủi ro. Quan trọng nhất là các quy trình quản lý rủi ro trong công tác thăm dò, khai thác dầu khí cần được bổ sung vào trong quá trình xây dựng các báo cáo đầu tư cho từng giai đoạn và cả trong quá trình triển khai DA hợp đồng chia sản phẩm dầu khí. Điều này giúp cung cấp đầy đủ thông tin cho các quyết định tại các mốc tiến độ quan trọng của DA. Ngoài ra, trong suốt quá trình triển khai dự án, toàn bộ rủi ro được theo dõi, kiểm soát và đối chiếu với những dự báo/ giả định ban đầu của các rủi ro để có cảnh báo và hành động khắc phục kịp thời.
Đối với bước Đo đạc và kiểm soát rủi ro được đánh giá và có kế hoạch hành động cụ thể, Ban QLHĐDK nói riêng và Vietsovpetro nói chung cần hệ thống hóa các rủi ro đã ghi nhận thành một cơ sở dữ liệu thống nhất. Dựa vào cơ sở dữ liệu này, và xây dựng một cơ chế kiểm soát hữu hiệu dựa trên những khuôn khổ tiêu chuẩn Quốc tế nêu trên, các cán bộ chuyên trách thuộc Ban QLHĐDK cần theo dõi, đảm bảo hệ thống luôn được cập nhật tức thời và hoạt động một cách hiệu quả và đồng thời làm cho công việc quản lý rủi ro trở thành thói quen hàng ngày của từng nhân viên, văn hóa chung của Vietsovpetro.
Bước cuối cùng trong hệ thống quản lý rủi ro là quá trình rút kinh nghiệm, ghi