0
Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Định nghĩa quản trị lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT XÂY DỰNG AT (Trang 33 -35 )

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN

2.1.1. Định nghĩa quản trị lợi nhuận

Công ty thuộc thành phần kinh tế nào và hoạt động trong lĩnh vực nào, trong điều kiện hạch tốn kinh doanh nếu cơng ty muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động SXKD (sản xuất kinh doanh) phải đem lại những hiệu quả có nghĩa là kinh doanh sản xuất phải có lãi. Như vậy, doanh nghiệp phải độc lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động SXKD của mình, thực hiện nguyên tắc lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi.

Hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định và diễn ra liên tục. Việc tiến hành tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và có lợi nhuận để tái đầu tư cho hoạt động SXKD. Trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ kéo dài thì doanh nghiệp đó sẽ lâm vào tình trạng suy thối mất dần khả năng thanh tốn và có thể đi đến phá sản.

Dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng đó là việc làm "méo mó” số liệu lợi nhuận được thực hiện thông qua hành vi điều chỉnh doanh thu và chi phí. Trong lĩnh vực này, hành vi này thường được gọi là quản trị lợi nhuận.

Quản trị lợi nhuận là hoạt động với mục đích làm thay đổi lợi nhuận từ hoạt động kế toán của nhà quản lý nhằm đạt được lợi nhuận mon muốn thông qua cơng cụ kế tốn.

Hành vi điều chỉnh lợi nhuận q mức sẽ làm cho báo cáo kế toán sai lệch, dẫn đến sự hiểu nhầm cho người sử dụng thông tin. Song song đó, quản trị lợi nhuận chỉ nhằm đạt được mức lợi nhuận tối ưu tức thời trong ngắn hạn mà khơng gắn liền với sự hồn thiện cải cách sản phẩm, tổ chức hoạt động của cơng ty có thể sẽ mang lại rủi ro cho sự phát triển của công ty trong tương lai.

Có những quan điểm khác nhau khi định nghĩa về quản trị lợi nhuận (Earnings Management).

Quan điểm thứ nhất: Theo tác giả Davidson, Stickney, và Weil (1987) quản trị lợi nhuận theo nghĩa hẹp: quản trị lợi nhuận là quá trình vận dụng linh hoạt các chính sách trong kế tốn ở khn khổ hệ thống kế tốn để đạt được mức lợi nhuận mong muốn. Cùng quan điểm này, Davidson và cộng sự cũng cho rằng, nguồn gốc của quản trị lợi nhuận trong khn khổ của chuẩn mực kế tốn bao gồm sự lựa chọn các chính sách kế tốn, sự vận dụng chính sách kế tốn cũng như xác định thời điểm đầu tư, thanh lý, nhượng bán tài sản. Theo tác giả Scott (1997) định nghĩa “Quản trị lợi nhuận phản ánh hành động của nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương pháp kế tốn để mang lại lợi ích của họ hoặc làm gia tăng giá trị thị trường của công ty”.

Quan điểm thứ hai, việc xem xét quản trị lợi nhuận theo nghĩa rộng hơn. Tác giả Schipper (1989) định nghĩa “Quản trị lợi nhuận là một sự can thiệp có cân nhắc trong q trình cung cấp thơng tin tài chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân”. Healy và Wahlen (1999) đã đưa ra định nghĩa: “Quản trị lợi nhuận xảy ra khi các nhà quản lý sử dụng xét đoán trong BCTC và xây dựng các giao dịch để thay đổi các BCTC nhằm làm cho các bên sử dụng thông tin trên BCTC hiểu sai về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc làm thay đổi đến các dự án có cam kết dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận kế toán”.

Những động cơ tác động nhà quản trị thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận là:

+ Công ty lần đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc trong những đợt phát hành thêm cổ phiếu;

+ Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (DN) có sự thay đổi;

+ Khi doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập DN; + Khi công ty thuộc đối tượng được tham gia những chương trình giải thưởng cơng ty của quốc gia;

+ Các nhà quản lý làm thay đổi lợi nhuận thực tế để được thưởng và chia lợi nhuận tại một thời điểm nhất định nào đó.

Quan điểm thứ ba: Ronen và Yarri (2008) đã tổng hợp lại các quan điểm trên và đưa ra 3 nhóm quản trị lợi nhuận dựa trên mục tiêu cơng bố thơng tin gồm: “Nhóm quản trị lợi nhuận trắng nhằm gia tăng chất lượng BCTC, nhóm quản trị lợi

nhuận xám nhằm gia tăng giá trị của DN hoặc lợi ích của nhà quản trị, và nhóm quản trị lợi nhuận đen nhằm làm sai lệch hoặc giảm sự minh bạch của BCTC”. Từ đây, Ronen và Yarri (2008) cho rằng: “Hành vi quản trị lợi nhuận là tập hợp các quyết định quản lý nhằm tối đa hóa giá trị của DN thơng qua việc khơng phản ánh đúng lợi nhuận thực trong ngắn hạn”.

Quan điểm thứ tư: Theo WangJianHui (2009), quản trị lợi nhuận được sử dụng rộng rãi trong các cơng ty trong và ngồi nước. Nếu có trường hợp này xảy ra, thì về lâu dài sẽ làm giảm chất lượng và sự minh bạch của thông tin BCTC. Thông tin kế tốn về lợi nhuận là những thơng tin quan trọng mà các nhà đầu tư, các chủ nợ… sử dụng để đánh giá ưu, khuyết điểm của cơng ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT XÂY DỰNG AT (Trang 33 -35 )

×