CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN
2.1.2. Mục đích và động cơ quản trị lợi nhuận
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tồn tại và phát triển, thì cơng ty phải đạt được những hiệu quả và mục tiêu đã đề ra. Tiêu chí rất quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và kỳ vọng phát triển của một công ty là quản trị lợi nhuận. Ngoài ra, ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư (NĐT), lợi nhuận cịn đóng vai trị then chốt trong việc đo lường khả năng quản trị của nhà quản lý (NQL). Chúng ta nhận thấy rằng, điều này qua việc nhiều cơng ty sử dụng tiêu chí này để tính tốn những giai đoạn phát triển trong tương lai.
Cùng với mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cổ đơng, doanh nghiệp cũng có những mối quan hệ liên kết chặt chẽ với những bên có lợi ích liên quan khác, đặc biệt là những giao dịch hợp tác với ngân hàng và cơ quan thuế. Giữa những giao dịch hợp tác với người cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp như là ngân hàng, cơng ty tài chính, doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng với rất nhiều điều khoản ràng buộc dựa trên các tiêu chí đảm bảo về mặt tài chính. Nhà quản trị cũng có thể có những hành vi điều chỉnh lợi nhuận để tránh vi phạm các điều khoản đã được ràng buộc trong hợp đồng. Khi doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến thuế, thì doanh nghiệp bắt buộc phải đóng thuế thu nhập DN dựa trên lợi nhuận phải chịu thuế. Thêm nữa, hoạt động kế toán cho mục đích thuế và hoạt động kế tốn cho mục đích cung cấp thơng tin đã có sự tách biệt, nếu như muốn giảm thuế, một khả năng nữa xảy ra là cơng ty tránh báo cáo lợi nhuận kế tốn ở mức cao để hợp lý hóa hành vi
điều chỉnh giảm lợi nhuận phải chịu thuế, từ đây doanh nghiệp giảm số thuế thu nhập phải nộp.
Hơn thế nữa, mục đích của quản trị lợi nhuận để nhà quản trị thực hiện hoạt động quản trị lợi nhuận thường là nhằm đạt được mức lợi nhuận đã mong muốn. Mức lợi nhuận mong muốn thu được ở đây là lợi nhuận do công ty hay chủ doanh nghiệp đặt ra trong từng bối cảnh và thời gian cụ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Ảnh hưởng của tính chất ngành kinh doanh:
Những ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ảnh hưởng tới quy mô của vốn vận hành cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng. Do vậy, ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn lưu động) ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chi trả.
Sự ổn định của nền kinh tế
Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến mức doanh thu của cơng ty. Từ đó, ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn của công ty.
Từ những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước, những rủi ro nay có ảnh hưởng đến những khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê cơ sở vật chất hay nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh hay việc gia tăng tài sản.
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Chi tiêu tiết kiệm, sử dụng và tính tốn hợp lý đối với các vấn đề tài chính hợp lý, kỹ lưỡng sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí rất nhiều. Nếu chủ doanh nghiệp khơng biết chi tiêu phù hợp, chi phí khơng được tối giản thì lợi nhuận rịng cũng sẽ bị khiêm tốn, tình hình kinh doanh trở nên bất ổn.
Giá gốc sản phẩm
Giá gốc sản phẩm là một phần của chi phí. Cần nghiên cứu sản phẩm cũng như thị trường kỹ lưỡng để có được nguồn hàng hợp lý từ đó có giá gốc sản phẩm được tối giản nhất. Khi đó, lợi nhuận mang về cũng sẽ khả quan hơn rất nhiều.
Mức thuế thu nhập của doanh nghiệp được thu theo quy định nhà nước, không thể tăng giảm theo ý muốn. Nên để có lợi nhuận rịng cao, cần tìm nhiều phương pháp hợp lý để nâng cao giá bán sản phẩm và giảm chi phí.
Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế
Giá thị trường và giá sản phẩm mà cơng ty tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu. Do đó, giá thành sản phẩm đầu vào và đầu ra cũng có ảnh hưởng lớn tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động cơ cấu tài chính của cơng ty cũng được phản ánh rõ nếu có sự thay đổi về giá thành sản phẩm.
Sự tăng hay giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng rất nhiều tới sự chi phí tài chính cũng như sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy đông vốn vay.
Sự tăng hay giảm thuế cũng phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư.
Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
Sự cạnh tranh sản phẩm trong quá trình sản suất và các sản phẩm tương lai giữa các doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn tới kinh tế, tài chính của cơng ty. Song
song đó, sự cạnh tranh này cũng có liên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ để doanh nghiệp tồn tại và tăng trưởng trong một nền kinh tế luôn luôn biến đổi. Người giám đốc tài chính phải chịu trách nhiệm về việc cho doanh nghiệp hoạt động khi cần thiết.
Theo các nghiên cứu đã công bố của PGS. TS Nguyễn Công Phương động cơ để nhà quản trị thực hiện hành động quản trị lợi nhuận có thể là:
Tránh vi phạm hợp đồng
Ở các nước phát triển, hợp đồng vay luôn kèm theo các điều khoản ràng buộc nhằm hạn chế tổn thất có thể xảy ra đối với chủ nợ. Mức lợi nhuận tối thiểu đạt được hay hạn chế chi trả cổ tức của một khách hàng thường là một trong các điều khoản đó. Theo lý thuyết kế tốn thực chứng, các doanh nghiệp gần vi phạm những điều khoản của hợp đồng vay nợ với ngân hàng (gần đạt được mức lợi nhuận tối thiểu hoặc gần đến mức hạn chế cổ tức quy định trong hợp đồng) sẽ lựa chọn các chính sách kế tốn để tăng lợi nhuận. Giả thuyết trên được kiểm chứng bởi
nhiều nghiên cứu (như H. DeAngelo, DeAngelo, & Skinner, 1994: DeFond & Jiambalvo, 1994; P. M. Healy & Palepu, 1990; Sweeney, 1994).
Tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập
Ở những nước mà lợi nhuận kế tốn, lợi nhuận chịu thuế khơng có sự khác biệt lớn (như Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Công Phương (2010), tiết kiệm thuế thu nhập là một trong những động cơ thúc đẩy nhà quản lý thực hiện điều chỉnh lợi nhuận thấp hơn mức bình thường. Những nghiên cứu có liên quan đến quản trị lợi nhuận dưới tác động của thuế thu nhập đặt ra giả thuyết rằng, các doanh nghiệp chọn các phương pháp kế tốn nhằm giảm chi phí thuế. Giả thuyết này biểu hiện khá rõ ở Việt Nam vì thuế được xem là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đối với hành vi của nhà quản trị doanh nghiệp.