Thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nói chung ra đời nhằm mục tiêu xây dựng kênh dẫn vốn kết nối giữa bên thừa vốn và bên thiếu vốn. Sự hình thành và phát triển của TTCK gắn chặt với sự phát triển của hoạt động kinh tế thực. Khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định sẽ yêu cầu sự phát triển tương ứng của thị trường tài chính. Do vậy, thị trường chứng khoán sẽ dựa trên sự phát triển của thị trường tài chính và nền kinh tế để có từng bước phát triển phù hợp qua từng giai đoạn.
Tổng kết 20 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, Lê Hoài Ân đã tổng hợp một số đặc điểm lớn như sau (Lê Hoài Ân, 2021, 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam tr. 37):
• Đặc điểm 1:Số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn trên cả 3 Sở giao dịch
Hiện tại, Việt Nam có hai Sở giao dịch chứng khoán chính là HOSE tại TP.HCM và HNX tại Hà Nội. Ngoài ra, chúng ta còn có một Sở giao dịch Upcom và đây là Sở giao dịch cho cổ phiếu của các doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết trên hai Sở giao dịch còn lại. Mặc dù quy mô còn nhỏ hơn rất nhiều so với những thị trường chứng khoán những nước trong khu vực, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không hề thua kém. Thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước SSC tính đến 30/11/2021, hiện có khoảng 1.640 doanh nghiệp đang niêm yết, trong đó HOSE đóng góp 404 doanh nghiệp niêm yết, HNX đóng góp 346 doanh nghiệp và Upcom đóng góp 890 doanh nghiệp.
• Đặc điểm 2:Quy mô vốn hóa thị trường còn thấp
Mặc dù thị trường có tốc độ tăng trưởng rất cao, tuy nhiên tổng giá trị vốn hóa của toàn thị trường vẫn thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực. So với
Việt Nam, thị trường có giá trị vốn hóa thấp kế tiếp là Philipines đạt 240 tỷ đô la, tức là cũng gần gấp đôi mức vốn hóa hiện tại của thị trường cổ phiếu Việt Nam vào cuối năm 2018. Những quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore cũng có tổng mức vốn hóa thị trường gấp 3-5 lần thị trường Việt Nam (Biểu đồ 4.1).
Biểu đồ 4.1: Mức vốn hóa thị trường chứng khoán các quốc gia trong khu vực (% GDP năm 2018) (Nguồn: Dòng dữ liệu Refinitive)
Nguyên nhân mức độ phát triển của thị trường còn kém nên thị trường cổ phiếu của Việt Nam hiện tại chỉ đang được xếp hạng vào nhóm những thị trường cận biên. Chính điều này làm cho việc huy động vốn từ nước ngoài của các quỹ đầu tư, để đầu tư vào thị trường Việt Nam gặp khó khăn trong nhiều năm qua.
• Đặc điểm 3: Mức độ tập trung vốn hóa cao cho một số ngành nghề và nhóm cổ phiếu
Tỷ trọng vốn hóa các ngành nghề thể hiện rất rõ cho ba nhóm ngành: Tài chính, bất động sản và tiêu dùng thiết yếu. Nguyên nhân chính xuất phát từ cấu trúc đặc thù của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và những quốc gia đang phát triển ở Châu Á nói chung. Khi so sánh cấu trúc cơ cấu ngành của chỉ số chứng khoán Việt Nam và chỉ số chứng khoán Shanghai của Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy có một sự tương đồng rất lớn đó là ba nhóm ngành nghề tài chính, bất động sản và tiêu dùng
thiết yếu chiếm tỷ trọng rất cao trong chỉ số. Xem xét một cách chi tiết, hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch trong việc cung cấp nguồn vốn cả ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Kế đến là lĩnh vực bất động sản luôn là động lực tăng trưởng tài chính. Cuối cùng, nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu đại diện cho xu hướng tăng trưởng tiêu dùng ở những quốc gia đông dân và có tốc độ tăng trưởng dân số cao.
Ngoài ra, mặc dù có số lượng cổ phiếu niêm yết rất lớn trên ba sàn chứng khoán nhưng thị trường lại có mức độ tập trung vào một số ít nhóm ngành nghề cũng như một vài cổ phiếu rất cao (điển hình là cổ phiếu của tập đoàn Vingroup đại diện cho ngành bất động sản bên cạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng), qua đó làm giảm tính đại diện của chỉ số.
• Đặc điểm 4:Hạn chế về thanh khoản của các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường
Thanh khoản thấp của cố phiếu niêm yết trên sàn (Biểu đồ 4.2) là một nỗi lo rất lớn cho các quỹ đầu tư khi đưa ra các quyết định đầu tư vào một công ty niêm yết nào đó. Với hơn 380 cổ phiếu đang niêm yết trên HOSE, gần 200 công ty có khối lượng giao dịch thấp hơn 100.000 cổ phiếu/ngày, trong đó nhiều cổ phiếu gần như không có thanh khoản. Số lượng cổ phiếu có thanh khoản trên 1.000.000 cổ phiếu/ngày chỉ là 37 cổ phiếu.
Biểu đồ 4.2: Thanh khoản thị trường (hệ số quay vòng, %) (Nguồn: Dòng dữ liệu của Refinitive và Nền kinh tế toàn cầu, cuối năm 2018)
• Đặc điểm 5: Khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán thấp và chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn
Xét về tính hiệu quả của thị trường chứng khoán thì lưu lượng vốn có thể huy động cho các doanh nghiệp hàng năm là đặc điểm thể hiện rõ đặc tính này. Xét về số vốn doanh nghiệp thực sự huy động thì số vốn huy động được từ thị trường chứng khoán thấp hơn rất nhiều so với từ ngân hàng. Nguồn vốn này được huy động chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành bất động sản, tài chính và ngành tiêu dùng thiết yếu với những tên tuổi lớn như Vingroup, Vietcombank, Masan. Nhưng ngược lại, rất khó khăn cho các ngành khác. Do đó, cơ hội cơ hội để hưởng lợi vốn từ TCCK là rất thấp và điều này càng khó khăn đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Vì thế, phần lớn nguồn vốn doanh nghiệp huy động được đều chủ yếu đến từ hệ thống ngân hàng.
4.1.2 Tổng quan về nhà đầu tư cá nhân
Hình 4.1: Chân dung các nhà đầu tư cá nhân theo khảo sát của Indochina Research (Nguồn: Indochina Research)
Theo báo cáo khảo sát của Dynam Capital tìm hiểu về đặc điểm của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam và kết hợp với Indochina Research – một công ty nghiên cứu thị trường độc lập – thực hiện đợt nghiên cứu đầu tiên vào tháng 8 năm 2021. Một nửa số người được hỏi là các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán ít hơn một năm trước – được biết với cái tên là nhà đầu tư F0.
Kết quả khảo sát cũng chỉ rõ cách các NĐT phân bổ đầu tư: 35% dành hơn 50% số tiền của họ đầu tư vào cổ phiếu và một tỷ lệ NĐT tương tự (35%) đầu tư lên đến 4,500 đô la (lên đến 100 triệu đồng). Ngoại trừ cổ phiếu thì gửi tiết kiệm ngân hàng, bất động sản và các sản phẩm bảo hiểm là những kênh đầu tư được lựa chọn nhiều nhất. Một điểm thú vị là vàng truyền thống chỉ được lựa chọn đầu tư bởi 15% đáp viên, trong khi cứ 2 trong số 10 nhà đầu tư sẽ lựa chọn giao dịch tiền điện tử. Đa số các nhà đầu tư rất chủ động, họ kiểm tra chỉ số thị trường chứng khoán nhiều lần trong ngày (84%) và 54% giao dịch ít nhất một lần mỗi tuần.
Khi phân tích sâu hơn, kết quả nghiên cứu cũng mô tả sự khác biệt đáng kể giữa các nhà đầu tư F0 và F1+. Các nhà đầu tư F0 có giá trị danh mục đầu tư trung bình thấp hơn (11,000 đô la so với 24,500 đô la cho F1), có xu hướng đầu tư lướt sóng hơn và nắm giữ cổ phiếu ngắn hơn, và nhìn chung có kỳ vọng về lợi tức đầu tư vào cổ phiếu thấp hơn các nhà đầu tư F1 với nhiều kinh nghiệm hơn.
Thị trường đã cho thấy những dấu hiệu tích cực khi hầu hết các nhà đầu tư (80%) chia sẻ họ đã có lãi trong năm qua, nhất là với các nhà đầu tư F1 (88%), và 59% tự tin rằng thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng hơn 5% từ bây giờ tới cuối năm, bất chấp việc dịch Covid đang bùng phát. 6 trong số 10 nhà đầu tư (63%) đầu tư chứng khoán để kiếm thêm nguồn thu nhập phụ, nhất là các nhà đầu tư F0 (71%). Đây cũng là lí do đầu tư phổ biến nhất. Khoảng 10% coi đầu tư chứng khoán là kế hoạch đầu tư dài hạn hoặc chuẩn bị cho nghỉ hưu.
Theo báo chí địa phương, 842.405 tài khoản chứng khoán đã được mở trong tám tháng đầu năm 2021, nhiều hơn số tài khoản mới trong ba năm trước đó cộng lại. Lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn ở mức thấp khiến cho mọi người ngày càng đổ
xô vào cổ phiếu. Tính đến tháng 6, đã có 3,4 triệu tài khoản chứng khoán cá nhân tại Việt Nam.
4.2.Kết quả nghiên cứu 4.2.1. Mô tả mẫu 4.2.1. Mô tả mẫu
Thực tế trong thời gian thực hiện khảo sát, số lượng NĐT mới F0 tham gia vào thị trường được ghi nhận gia tăng liên tục. Trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng đều xuất hiện thông tin số lượng nhà đầu tư mở mới tài khoản chứng khoán. Theo nhận định của tác giả, đa số các NĐT F0 này tham gia mà chưa có sự chuẩn bị kĩ càng về kiến thức mà tham gia chủ yếu bởi yếu tố phong trào. Điều này càng làm nổi bật yếu tố phi lý trí – irrational trong các quyết định của họ. Ngoài ra, trong quá trình ra quyết định đầu tư, các NĐT này có thể chịu ảnh hưởng bởi yếu tố hành vi hơn các NĐT lâu năm nên mẫu nghiên cứu cũng tập trung nhiều hơn vào các NĐT này.
Về giới tính: 80 nam và 38 nữ trả lời phỏng vấn. Trong đó, số lượng NĐT nam nhiều hơn nữ (nam 67,8% so với nữ 32,2%). Từ kết quả thu được có sự thiên lệch số lượng nam và nữ nhưng điều này được chấp nhận do thực tế nam giới có xu hướng đầu tư nhiều hơn nữ giới đặc biệt là các đầu tư rủi ro như chứng khoán.
Nam 67,8% Nữ 32,2% (Nguồn: tác giả tổng hợp) Nam Nữ
Biểu đồ 4.3: Mô tả mẫu giới tính
Về độ tuổi: Kết quả cho thấy đa phần đối tượng khảo sát thuộc nhóm 26-35 tuổi (chiếm 60,2%), sau đó là 18-25 tuổi (chiếm 33,1%) và trên 55 tuổi (chiếm 2,5%), cuối cùng cả hai nhóm 36-45 và 46-55 tuổi đều chiếm tỉ lệ thấp nhất (lần lượt là 3,4% và 0,8%) .
Biểu đồ 4.4: Mô tả mẫu độ tuổi
Về tình trạng hôn nhân: Kết quả cho thấy 66,9% NĐT độc thân, 30,5% đã lập gia đình và chỉ có 2,5% NĐT ở tình trạng hôn nhân khác.
18-25 33,1 26-35 60,2% 36-45 3,4% 46-55 0,8% Trên 55 2,5% (Nguồn: tác giả tổng hợp) 18-25 26-35 36-45 46-55 Trên 55
Biểu đồ 4.5: Mô tả mẫu tình trạng hôn nhân
Về trình độ học vấn: đa số NĐT cá nhân có trình độ Cao đẳng, Đại học (85,6%) sau đó là trên đại học (13,6%) và cuối cùng là cấp 3 trở xuống (0,8%).
Biểu đồ 4.6: Mô tả mẫu trình độ học vấn
Độc thân 66,9% Lập gia đình 30,5% Khác 2,5% (Nguồn: tác giả tổng hợp) Độc thân Lập gia đình Cấp 3 trở xuống 0,8% Cao đẳng, Đại học 85,6% Trên đại học 13,6% (Nguồn: tác giả tổng hợp)
Về số năm kinh nghiệm làm việc: đa số NĐT có số năm kinh nghiệm làm việc dưới 5 năm (chiếm 48,3%), sau đó là 5-10 năm (40,7%) và cuối cùng là trên 10 năm (11%).
Biểu đồ 4.7: Mô tả mẫu số năm kinh nghiệm làm việc
Về thời gian đầu tư chứng khoán: đa số NĐT có thời gian đầu tư chứng khoán dưới 1 năm (chiếm 67,8%), sau đó là từ 1 đến 3 năm (chiếm 22,0%), rồi đến từ trên 3 năm đến 5 năm (8,5%) và cuối cùng từ trên 5 năm đến 10 năm (chiếm 1,7%).
Biểu đồ 4.8: Mô tả mẫu thời gian đầu tư chứng khoán
Dưới 5 năm 48,3% 5 –10 năm 40,7% Trên 10 năm 11% (Nguồn: tác giả tổng hợp)
Dưới 5 năm 5 –10 năm Trên 10 năm
Dưới 1 năm 67,8% Từ 1 đến 3 năm
22%
Từ trên 3 năm đến 5 năm
8,5% Từ trên 5 năm đến 10 năm
1,7%
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Dưới 1 năm Từ 1 đến 3 năm
Về tham gia khóa đào tạo về chứng khoán: đa số NĐT chưa tham gia khóa đào tạo về chứng khoán (78,8%) so với chỉ 21,2% NĐT đã tham gia.
Biểu đồ 4.9: Mô tả mẫu tham gia khóa đào tạo về chứng khoán
Dữ liệu sau khi thu thập được tác giả thiết kế, mã hóa và nhập liệu qua công cụ SPSS 26.0, sau đó tiến hành làm sạch. Vì lý do: dữ liệu sau khi điều tra được tiến hành nhập thô vào máy, kết hợp với dữ liệu được thu thập trực tiếp qua internet bằng công cụ Google Biểu mẫu, trong quá trình thực hiện thường có những mẫu điều tra bị sai lệch, thiếu sót hoặc không nhất quán; do vậy cần tiến hành làm sạch số liệu để đảm bảo yêu cầu, số liệu đưa vào phân tích phải đầy đủ, thống nhất. Theo đó, việc phân tích số liệu sẽ giúp tác giả đưa ra những thông tin chính xác và có độ tin cậy cao.
4.3.Đánh giá thang đo
4.3.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach Anpha
Phương pháp kiểm định độ tin cậy được thực hiện bằng công cụ Cronbach Alpha. Hệ số của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang
Đã tham gia 21,12%
Chưa tham gia 78,8%
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
đo không phù hợp. Từ đó, tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên cơ sở các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên. Sau đây là các kết quả tổng hợp các kiểm định Cronbach’s Alpha cho 4 nhóm nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.
Bảng 4.1: Kiểm định các thang đo Tác động của tự nghiệm và các lệch lạc bằng Cronbach’s Alpha (với Cronbach’s Alpha = 0,648 cho 8 biến quan sát)
Biến quan sát
Trung bình thang
đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại
biến TNLL1 24,0847 15,463 ,320 ,622 TNLL2 23,4746 15,910 ,349 ,615 TNLL3 23,5508 14,660 ,421 ,594 TNLL4 23,7712 15,084 ,374 ,607 TNLL5 24,3390 16,482 ,200 ,652 TNLL6 24,2203 15,165 ,315 ,624 TNLL7 23,4492 16,284 ,266 ,634 TNLL8 23,7119 14,497 ,492 ,576
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Bảng 4.2: Kiểm định các thang đo Tác động của sự quá tự tin bằng Cronbach’s Alpha (với Cronbach’s Alpha = 0,772 cho 2 biến quan sát)
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu loại
biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
QTT1 3,1525 1,481 ,582 ,
QTT2 3,6271 ,903 ,582 ,
Bảng 4.3: Kiểm định các thang đo Tác động của cảm xúc bằng Cronbach’s Alpha (với Cronbach’s Alpha = 0,636 cho 5 biến quan sát)
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
CX1 13,8475 8,216 ,295 ,628
CX2 13,8475 7,754 ,354 ,601
CX3 13,7373 8,418 ,286 ,630
CX4 13,9068 7,094 ,522 ,514
CX5 13,6441 7,428 ,509 ,526
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Bảng 4.4: Kiểm định các thang đo Ảnh hưởng của xã hội bằng Cronbach’s Alpha (với Cronbach’s Alpha = 0,698 cho 4 biến quan sát)
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến
tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến
AHXH1 10,9831 5,265 ,352 ,718
AHXH2 11,1017 4,434 ,572 ,574
AHXH3 10,6695 4,787 ,498 ,625
AHXH4 10,5424 5,259 ,538 ,611
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Bảng 4.5: Kiểm định các thang đo Quyết định đầu tư bằng Cronbach’s Alpha (với Cronbach’s Alpha = 0,818 cho 4 biến quan sát)
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến
Tương quan biến tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
QD1 10,4576 5,806 ,739 ,723
QD3 10,3305 6,514 ,555 ,809
QD4 10,3898 5,676 ,787 ,700
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả SPSS trên mẫu chính thức)
Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cho thấy tất cả các thang đo hầu hết đều đạt độ tin cậy cho phép ngoại trừ biến CX1 trong nhóm ảnh hưởng của cảm xúc bị loại do 0,295 < 0,3 và biến này sẽ không được đưa vào phân tích nhân tố EFA và hồi quy tiếp theo.
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
4.3.2.1. Thang đo các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích