Thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố HÀNH VI ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư của NHÀ đầu tư cá NHÂN TRÊN sở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 67 - 72)

Tự nghiệm và các lệch lạc bắt đầu với lệch lạc quen thuộc, sự quen thuộc được cho sẽ dẫn đến sự đầu tư quá mức vào các chứng khoán địa phương và nội địa. Khuynh hướng ước lượng quá mức khả năng dự báo có thể ủng hộ cho quan điểm sai lầm rằng “những công ty tốt là những cơ hội đầu tư tốt”. Một khi những quan điểm (dù sai lầm hoặc hợp lý) được hình thành, mốc neo này có thể khiến cho nhiều NĐT bám vào chúng rất lâu. Ước lượng quá thấp sự hồi quy về giá trị trung bình có thể là nguyên nhân gây ra việc ngoại suy tăng trưởng thu nhập quá khứ cho tương lai quá xa. Sự sẵn có khiến các NĐT tập trung vào những chứng khoán có nhiều tin tức. Sự tức thì khiến cho họ mua những cổ phiếu nóng mặc dù không có nhiều bằng chứng cho thấy đây là một quyết định sáng suốt. Dựa vào các nghiên cứu trước đó của Mark Grinblatt và Matti Keloharju (2001); Laura Frieder và Avanidhar (2005); Ackert và Church, (2006); Brad Barber và Terrance Odean (2007); Minh Man Cao, Nhu Ty Nguyen và Thanh Tuyen Tran (2020) tác giả đã xây dựng thang đo tác động của tự nghiệm và các lệch lạc như trong Bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Thang đo tác động của tự nghiệm và các lệch lạc

Kí hiệu Diễn giải nội dung Nguồn

TNLL1 Anh/Chị ưu tiên đầu tư vào các công ty có trụ sở gần nhà. Mark Grinblatt và Matti Keloharju (2001); Laura Frieder và Avanidhar (2005); Ackert và Church, (2006); Brad Barber và Terrance Odean (2007); Minh Man Cao, Nhu

Ty Nguyen và Thanh Tuyen

Tran (2020) TNLL2 Anh/Chị ưu tiên đầu tư vào các công ty Anh/Chị

làm việc hoặc thương hiệu mà Anh/Chị đã biết. TNLL3 Anh/Chị nhận định rằng một công ty tốt đại diện

cho một khoản đầu tư tốt. TNLL4

Anh/Chị theo đuổi những cổ phiếu đang có xu hướng tăng giá và tránh những cổ phiếu có xu hướng giảm giá.

TNLL5

Anh/Chị mua một số cổ phiếu dựa vào các báo cáo phân tích miễn phí sẵn có trên các phương tiện truyền thông.

TNLL6 Anh/Chị mua một số cổ phiếu khi biết thông tin cổ phiếu đó đang có khối lượng mua bán cao.

TNLL7 Anh/Chị mua một số cổ phiếu khi biết thông tin cổ phiếu đó đang có tỷ suất sinh lợi bất thường.

TNLL8

Anh/Chị cho rằng cổ phiếu có giá niêm yết trên sàn chứng khoán càng cao thì giá trị thực của nó cũng cao tương ứng.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hầu hết các NĐT quá tự tin thường đánh giá cao bản thân mình hơn những gì người khác đánh giá và thường phóng đại sự hiểu biết của mình (Fischhoff cùng cộng sự, 1977). Odean (1998) cho rằng, sự tự tin của NĐT có liên quan đến hành vi đầu tư của họ, đặc biệt về mức độ giao dịch và khả năng chấp nhận thua lỗ hoặc rủi ro đầu tư. Tác giả dựa trên tài liệu nghiên cứu của Saif Muhammad Ather cùng các cộng sự (2020) và một số công trình nghiên cứu khác có liên quan để xây dựng thang đo ảnh hưởng của sự quá tự tin như sau:

Bảng 3.3: Thang đo ảnh hưởng của sự quá tự tin

Kí hiệu Diễn giải nội dung Nguồn

QTT1 Càng cảm thấy tự tin vào khả năng đầu tư của bản thân thì Anh/Chị càng muốn tiếp tục đầu tư nhiều hơn.

Saif Muhammad Ather cùng các cộng sự (2020) QTT2

Càng cảm thấy tự tin thì Anh/Chị càng muốn dồn tất cả tiền vào một vài mã cổ phiếu và chấp nhận tăng rủi ro (được ăn cả, ngã về không).

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Những biến động trên thị trường thông thường được quy cho cảm xúc của NĐT (Robert Shiller, 1990) và qua nhiều bài nghiên cứu tổng hợp về tác động của tâm trạng NĐT đến việc định giá trên thị trường chứng khoán tác giả nhận thấy có sự tương quan rõ ràng về hành vi cá nhân và kết quả lên xuống của TTCK, đặc biệt trong giai đoạn chứng khoán giảm sâu. Lúc này, cảm xúc của NĐT thường hoảng loạn và hành động thanh lý tất cả để cắt lỗ thường là ưu tiên hàng đầu. Tương tự cho trường hợp FOMO – trạng thái sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền. Tác động của cảm xúc có vai trò quan trọng nên đã được tác giả xây dựng thành thang đo như sau:

Bảng 3.4: Thang đo tác động của cảm xúc

Kí hiệu Diễn giải nội dung Nguồn

CX1 Nếu Anh/Chị có tâm trạng tốt thì Anh/Chị không còn cảm thấy sợ thua lỗ khi chuẩn bị đầu tư cổ phiếu.

Kahneman và Tversky

(1979) CX2 Sau một khoản đầu tư thua lỗ, Anh/Chị cảm thấy hối

tiếc và ước rằng đã lựa chọn khác.

CX3

Anh/Chị cảm thấy hãnh diện khi đầu tư thành công và không ngại chia sẻ thành quả bản thân cho những người khác biết.

CX4

Anh/Chị cảm thấy dễ dàng bán cổ phiếu thắng cuộc quá sớm (ăn non) và giữ cổ phiếu giảm giá quá lâu (gồng lỗ).

CX5

Sau một phiên chốt lời, Anh/Chị cảm thấy dễ dàng hơn trong việc chấp nhận rủi ro thua lỗ khi xuống tiền cho phiên đầu tư tiếp theo.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ảnh hưởng của xã hội chứa đựng đặc điểm tâm lý của đám đông và của thị trường. Tâm lý đám đông hay xuất hiện trong trường hợp NĐT mơ hồ và không chắc chắn về các quyết định đầu tư. Trong những tình huống đó, việc hành động theo đám đông sẽ giúp các NĐT cảm thấy an tâm hơn (Ghosh và Ray, 1997). Tổng hợp các nghiên cứu đi trước và cập nhật nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam của tác giả Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Long (2018), tác giả xây dựng thang đo ảnh hưởng của xã hội như sau:

Bảng 3.5: Thang đo ảnh hưởng của xã hội

Kí hiệu Diễn giải nội dung Nguồn

AHXH1 Các quyết định mua và bán cổ phiếu của các nhà đầu tư khác có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Anh/Chị.

Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Long

(2018) AHXH2 Anh/Chị thường đầu tư dựa vào những tin tức từ thị

trường chứng khoán hoặc các hội nhóm đầu tư.

AHXH3 Anh/Chị thường ra quyết định đầu tư dựa vào khuyến nghị của các chuyên gia phân tích chứng khoán.

AHXH4 Anh/Chị dựa vào các xu hướng vận động lên xuống chỉ số VN-Index để ra quyết định đầu tư.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố HÀNH VI ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư của NHÀ đầu tư cá NHÂN TRÊN sở GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)