0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Lý thuyết triển vọng, mẫu hình tính toán bất hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 -44 )

Lý thuyết triển vọng

Trong khi lý thuyết hữu dụng kì vọng nói lên con người nên hành động như thế nào thì lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) do Daniel Kahneman và Amos

Tversky công bố năm 1979 lại nói lên con người thực sự hành động như thế nào. Chính lý do này đã giúp lý thuyết triển vọng trở thành một lựa chọn phù hợp thực tế hơn so với các lý thuyết truyền thống khi giải thích sự lựa chọn của con người.

Lý thuyết triển vọng theo đuổi mục tiêu thoát ra khỏi quan niệm truyền thống cho rằng một lý thuyết đơn lẻ về hành vi con người có thể thuộc về cả hai thể loại vừa chuẩn tắc vừa mô tả. Bằng lý thuyết triển vọng, Kahneman và Tversky bắt đầu đưa ra một lựa chọn khác cho lý thuyết hữu dụng kỳ vọng mà không có dụng ý lấy nó làm cẩm nang chỉ dẫn cách lựa chọn hợp lý; thay vào đó, nó giúp đưa ra dự đoán đúng về cách con người thực hiện lựa chọn thực tế của mình. Đó là một lý thuyết về hành vi của con người thực.

Hình 2.2: Biểu đồ mô tả hàm số giá trị được đề xuất bởi Kahneman và Tversky (Nguồn: Richard H. Thaler)

Biểu đồ mô tả hàm số giá trị được đề xuất bởi Kahneman và Tversky được thể hiển trên Hình 2.2. Phần trên của đường cong, là miền lãi, có hình dạng giống như

đồ thị hàm số hữu dụng của tài sản thông thường, biểu thị tính nhạy cảm giảm dần. Nhưng lưu ý rằng hàm số biểu thị sự thua lỗ cũng thể hiện như vậy. Cảm nhận về sự chênh lệch giữa thua lỗ 10 USD với 20 USD lớn hơn nhiều so với cảm nhận về chênh lệch thua lỗ giữa 1,300 USD với 1,310 USD. Điều này khác hẳn với mô hình tiêu chuẩn, thua lỗ được thể hiện dọc xuống phía dưới đường hữu dụng của tài sản, cứ thế thì mỗi mức thua lỗ tăng thêm sẽ làm cho con người ‘‘xót của’’ nhiều hơn. Theo một cách khác, nếu càng ít quan tâm về sự gia tăng của tài sản, thì suy ra họ càng bận tâm nhiều hơn về sự sụt giảm của chúng. Như vậy, con người trải nghiệm cuộc sống thông qua những thay đổi, con người cảm nhận tính nhạy cảm giảm dần đối với được và mất, và nỗi đau mất mát lớn hơn nhiều niềm vui có được thắng lợi tương đương.

Lý thuyết triển vọng là trung tâm của câu chuyện tài chính hành vi. Nó mô tả hành vi và tổng kết từ những khía cạnh cơ bản của hành vi được quan sát. Bao gồm ba khía cạnh:

+ Khía cạnh 1: con người đôi khi thể hiện sự e ngại rủi ro và đôi khi lại thể hiện sự tìm kiếm rủi ro, tùy thuộc vào bản chất của triển vọng.

+ Khía cạnh 2: việc đánh giá các triển vọng của con người phụ thuộc vào được (lời) và mất (lỗ) so với một điểm tham chiếu. Điểm tham chiếu này thường là trạng thái hiện tại.

+ Khía cạnh 3: con người sợ mất mát (thua lỗ) vì các khoản lỗ nghiên trọng hơn so với các khoản lỗ.

Tính toán bất hợp lý

Theo đề xuất của Richard Thaler (1999), tính toán bất hợp lý là một phương pháp mọi người sử dụng để quản lý việc ra quyết định. Thành phần chủ yếu của tính toán bất hợp lý là sự phân định tài khoản, đóng tài khoản và đánh giá tài khoản. Phương pháp phân chia thành các tài khoản khác nhau được xây dựng từ sự tính toán trong trí óc.

Sử dụng tính toán bất hợp lý và định nghĩa hẹp có thể giải thích nhiều hiện tượng như lựa chọn nghịch với sở thích (preference reversals), sợ thua lỗ (loss aversion), và hiệu ứng phân bổ tài khoản khá phổ biến, cơ bản như hiện tượng NĐT sẵn sàng thực hiện ngay những lệnh mang lại lời nhỏ, nhưng trì hoãn không thực hiện lệnh dừng lỗ ngay từ lúc bắt đầu xuất hiện những khoản lỗ nhỏ. Hiệu ứng này còn được gọi với tên hiệu ứng ngược vị thế, tức là xu hướng bán các chứng khoán lời và nắm giữ các chứng khoán thua lỗ của các NĐT cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 41 -44 )

×