3.3.1. Thang đo thông tin cá nhân
Các câu hỏi được chia thành 3 phần: thông tin cá nhân, các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và quyết định đầu tư. Trong phần thông tin cá nhân, phương pháp đo lường danh nghĩa và thứ bậc được sử dụng. Thang đo danh nghĩa được sử dụng để phân loại các đối tượng trong khi thang đo thứ bậc là cần thiết cho cả hai mục tiêu: phân loại và xếp hạng thứ tự của các đối tượng quan sát. Các loại phép đo sử dụng cho phần này được thể hiện trong Bảng 3.1:
Bảng 3.1: Các loại thang đo cho thông tin cá nhân
Thông tin cá nhân Câu hỏi Phương pháp đo lường
Phân loại: Giới tính, tham dự các khóa học
chứng khoán Câu hỏi 1, 7 Thang đo danh nghĩa
Phân loại và xếp hạng thứ bậc: Độ tuổi, trình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm làm việc thời gian tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Câu hỏi 2, 3, 4,
5, 6 Thang đo thứ bậc
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.3.2. Thang đo cho các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
Tự nghiệm và các lệch lạc bắt đầu với lệch lạc quen thuộc, sự quen thuộc được cho sẽ dẫn đến sự đầu tư quá mức vào các chứng khoán địa phương và nội địa. Khuynh hướng ước lượng quá mức khả năng dự báo có thể ủng hộ cho quan điểm sai lầm rằng “những công ty tốt là những cơ hội đầu tư tốt”. Một khi những quan điểm (dù sai lầm hoặc hợp lý) được hình thành, mốc neo này có thể khiến cho nhiều NĐT bám vào chúng rất lâu. Ước lượng quá thấp sự hồi quy về giá trị trung bình có thể là nguyên nhân gây ra việc ngoại suy tăng trưởng thu nhập quá khứ cho tương lai quá xa. Sự sẵn có khiến các NĐT tập trung vào những chứng khoán có nhiều tin tức. Sự tức thì khiến cho họ mua những cổ phiếu nóng mặc dù không có nhiều bằng chứng cho thấy đây là một quyết định sáng suốt. Dựa vào các nghiên cứu trước đó của Mark Grinblatt và Matti Keloharju (2001); Laura Frieder và Avanidhar (2005); Ackert và Church, (2006); Brad Barber và Terrance Odean (2007); Minh Man Cao, Nhu Ty Nguyen và Thanh Tuyen Tran (2020) tác giả đã xây dựng thang đo tác động của tự nghiệm và các lệch lạc như trong Bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2: Thang đo tác động của tự nghiệm và các lệch lạc
Kí hiệu Diễn giải nội dung Nguồn
TNLL1 Anh/Chị ưu tiên đầu tư vào các công ty có trụ sở gần nhà. Mark Grinblatt và Matti Keloharju (2001); Laura Frieder và Avanidhar (2005); Ackert và Church, (2006); Brad Barber và Terrance Odean (2007); Minh Man Cao, Nhu
Ty Nguyen và Thanh Tuyen
Tran (2020) TNLL2 Anh/Chị ưu tiên đầu tư vào các công ty Anh/Chị
làm việc hoặc thương hiệu mà Anh/Chị đã biết. TNLL3 Anh/Chị nhận định rằng một công ty tốt đại diện
cho một khoản đầu tư tốt. TNLL4
Anh/Chị theo đuổi những cổ phiếu đang có xu hướng tăng giá và tránh những cổ phiếu có xu hướng giảm giá.
TNLL5
Anh/Chị mua một số cổ phiếu dựa vào các báo cáo phân tích miễn phí sẵn có trên các phương tiện truyền thông.
TNLL6 Anh/Chị mua một số cổ phiếu khi biết thông tin cổ phiếu đó đang có khối lượng mua bán cao.
TNLL7 Anh/Chị mua một số cổ phiếu khi biết thông tin cổ phiếu đó đang có tỷ suất sinh lợi bất thường.
TNLL8
Anh/Chị cho rằng cổ phiếu có giá niêm yết trên sàn chứng khoán càng cao thì giá trị thực của nó cũng cao tương ứng.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hầu hết các NĐT quá tự tin thường đánh giá cao bản thân mình hơn những gì người khác đánh giá và thường phóng đại sự hiểu biết của mình (Fischhoff cùng cộng sự, 1977). Odean (1998) cho rằng, sự tự tin của NĐT có liên quan đến hành vi đầu tư của họ, đặc biệt về mức độ giao dịch và khả năng chấp nhận thua lỗ hoặc rủi ro đầu tư. Tác giả dựa trên tài liệu nghiên cứu của Saif Muhammad Ather cùng các cộng sự (2020) và một số công trình nghiên cứu khác có liên quan để xây dựng thang đo ảnh hưởng của sự quá tự tin như sau:
Bảng 3.3: Thang đo ảnh hưởng của sự quá tự tin
Kí hiệu Diễn giải nội dung Nguồn
QTT1 Càng cảm thấy tự tin vào khả năng đầu tư của bản thân thì Anh/Chị càng muốn tiếp tục đầu tư nhiều hơn.
Saif Muhammad Ather cùng các cộng sự (2020) QTT2
Càng cảm thấy tự tin thì Anh/Chị càng muốn dồn tất cả tiền vào một vài mã cổ phiếu và chấp nhận tăng rủi ro (được ăn cả, ngã về không).
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Những biến động trên thị trường thông thường được quy cho cảm xúc của NĐT (Robert Shiller, 1990) và qua nhiều bài nghiên cứu tổng hợp về tác động của tâm trạng NĐT đến việc định giá trên thị trường chứng khoán tác giả nhận thấy có sự tương quan rõ ràng về hành vi cá nhân và kết quả lên xuống của TTCK, đặc biệt trong giai đoạn chứng khoán giảm sâu. Lúc này, cảm xúc của NĐT thường hoảng loạn và hành động thanh lý tất cả để cắt lỗ thường là ưu tiên hàng đầu. Tương tự cho trường hợp FOMO – trạng thái sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền. Tác động của cảm xúc có vai trò quan trọng nên đã được tác giả xây dựng thành thang đo như sau:
Bảng 3.4: Thang đo tác động của cảm xúc
Kí hiệu Diễn giải nội dung Nguồn
CX1 Nếu Anh/Chị có tâm trạng tốt thì Anh/Chị không còn cảm thấy sợ thua lỗ khi chuẩn bị đầu tư cổ phiếu.
Kahneman và Tversky
(1979) CX2 Sau một khoản đầu tư thua lỗ, Anh/Chị cảm thấy hối
tiếc và ước rằng đã lựa chọn khác.
CX3
Anh/Chị cảm thấy hãnh diện khi đầu tư thành công và không ngại chia sẻ thành quả bản thân cho những người khác biết.
CX4
Anh/Chị cảm thấy dễ dàng bán cổ phiếu thắng cuộc quá sớm (ăn non) và giữ cổ phiếu giảm giá quá lâu (gồng lỗ).
CX5
Sau một phiên chốt lời, Anh/Chị cảm thấy dễ dàng hơn trong việc chấp nhận rủi ro thua lỗ khi xuống tiền cho phiên đầu tư tiếp theo.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Ảnh hưởng của xã hội chứa đựng đặc điểm tâm lý của đám đông và của thị trường. Tâm lý đám đông hay xuất hiện trong trường hợp NĐT mơ hồ và không chắc chắn về các quyết định đầu tư. Trong những tình huống đó, việc hành động theo đám đông sẽ giúp các NĐT cảm thấy an tâm hơn (Ghosh và Ray, 1997). Tổng hợp các nghiên cứu đi trước và cập nhật nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam của tác giả Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Long (2018), tác giả xây dựng thang đo ảnh hưởng của xã hội như sau:
Bảng 3.5: Thang đo ảnh hưởng của xã hội
Kí hiệu Diễn giải nội dung Nguồn
AHXH1 Các quyết định mua và bán cổ phiếu của các nhà đầu tư khác có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Anh/Chị.
Phạm Ngọc Toàn và Nguyễn Thành Long
(2018) AHXH2 Anh/Chị thường đầu tư dựa vào những tin tức từ thị
trường chứng khoán hoặc các hội nhóm đầu tư.
AHXH3 Anh/Chị thường ra quyết định đầu tư dựa vào khuyến nghị của các chuyên gia phân tích chứng khoán.
AHXH4 Anh/Chị dựa vào các xu hướng vận động lên xuống chỉ số VN-Index để ra quyết định đầu tư.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
3.3.3. Thang đo quyết định đầu tư
Tác giả tổng hợp các nhân tố hành vi có tác động đến quyết định của NĐT tương quan với 4 giả thuyết đề xuất ban đầu như sau:
Bảng 3.6: Thang đo quyết định đầu tư
Kí hiệu Diễn giải nội dung Phương pháp
đo lường
QĐ1
Anh/Chị quyết định đầu tư theo những tự nghiệm của bản thân và những thành kiến có sẵn về các loại cổ phiếu.
Thang đo thứ bậc QĐ2 Sự tự tin của bản thân Anh/Chị ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư.
QĐ3 Tác động của cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của Anh/Chị.
QĐ4 Quyết định đầu tư của anh chị bị ảnh hưởng bởi tác động của thị trường hay đội nhóm đầu tư.
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
4.1.Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam 4.1.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 4.1.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán và thị trường tài chính nói chung ra đời nhằm mục tiêu xây dựng kênh dẫn vốn kết nối giữa bên thừa vốn và bên thiếu vốn. Sự hình thành và phát triển của TTCK gắn chặt với sự phát triển của hoạt động kinh tế thực. Khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định sẽ yêu cầu sự phát triển tương ứng của thị trường tài chính. Do vậy, thị trường chứng khoán sẽ dựa trên sự phát triển của thị trường tài chính và nền kinh tế để có từng bước phát triển phù hợp qua từng giai đoạn.
Tổng kết 20 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, Lê Hoài Ân đã tổng hợp một số đặc điểm lớn như sau (Lê Hoài Ân, 2021, 20 năm thị trường chứng khoán Việt Nam tr. 37):
• Đặc điểm 1:Số lượng doanh nghiệp niêm yết lớn trên cả 3 Sở giao dịch
Hiện tại, Việt Nam có hai Sở giao dịch chứng khoán chính là HOSE tại TP.HCM và HNX tại Hà Nội. Ngoài ra, chúng ta còn có một Sở giao dịch Upcom và đây là Sở giao dịch cho cổ phiếu của các doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết trên hai Sở giao dịch còn lại. Mặc dù quy mô còn nhỏ hơn rất nhiều so với những thị trường chứng khoán những nước trong khu vực, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không hề thua kém. Thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước SSC tính đến 30/11/2021, hiện có khoảng 1.640 doanh nghiệp đang niêm yết, trong đó HOSE đóng góp 404 doanh nghiệp niêm yết, HNX đóng góp 346 doanh nghiệp và Upcom đóng góp 890 doanh nghiệp.
• Đặc điểm 2:Quy mô vốn hóa thị trường còn thấp
Mặc dù thị trường có tốc độ tăng trưởng rất cao, tuy nhiên tổng giá trị vốn hóa của toàn thị trường vẫn thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực. So với
Việt Nam, thị trường có giá trị vốn hóa thấp kế tiếp là Philipines đạt 240 tỷ đô la, tức là cũng gần gấp đôi mức vốn hóa hiện tại của thị trường cổ phiếu Việt Nam vào cuối năm 2018. Những quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore cũng có tổng mức vốn hóa thị trường gấp 3-5 lần thị trường Việt Nam (Biểu đồ 4.1).
Biểu đồ 4.1: Mức vốn hóa thị trường chứng khoán các quốc gia trong khu vực (% GDP năm 2018) (Nguồn: Dòng dữ liệu Refinitive)
Nguyên nhân mức độ phát triển của thị trường còn kém nên thị trường cổ phiếu của Việt Nam hiện tại chỉ đang được xếp hạng vào nhóm những thị trường cận biên. Chính điều này làm cho việc huy động vốn từ nước ngoài của các quỹ đầu tư, để đầu tư vào thị trường Việt Nam gặp khó khăn trong nhiều năm qua.
• Đặc điểm 3: Mức độ tập trung vốn hóa cao cho một số ngành nghề và nhóm cổ phiếu
Tỷ trọng vốn hóa các ngành nghề thể hiện rất rõ cho ba nhóm ngành: Tài chính, bất động sản và tiêu dùng thiết yếu. Nguyên nhân chính xuất phát từ cấu trúc đặc thù của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và những quốc gia đang phát triển ở Châu Á nói chung. Khi so sánh cấu trúc cơ cấu ngành của chỉ số chứng khoán Việt Nam và chỉ số chứng khoán Shanghai của Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy có một sự tương đồng rất lớn đó là ba nhóm ngành nghề tài chính, bất động sản và tiêu dùng
thiết yếu chiếm tỷ trọng rất cao trong chỉ số. Xem xét một cách chi tiết, hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch trong việc cung cấp nguồn vốn cả ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Kế đến là lĩnh vực bất động sản luôn là động lực tăng trưởng tài chính. Cuối cùng, nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu đại diện cho xu hướng tăng trưởng tiêu dùng ở những quốc gia đông dân và có tốc độ tăng trưởng dân số cao.
Ngoài ra, mặc dù có số lượng cổ phiếu niêm yết rất lớn trên ba sàn chứng khoán nhưng thị trường lại có mức độ tập trung vào một số ít nhóm ngành nghề cũng như một vài cổ phiếu rất cao (điển hình là cổ phiếu của tập đoàn Vingroup đại diện cho ngành bất động sản bên cạnh nhóm cổ phiếu ngân hàng), qua đó làm giảm tính đại diện của chỉ số.
• Đặc điểm 4:Hạn chế về thanh khoản của các cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường
Thanh khoản thấp của cố phiếu niêm yết trên sàn (Biểu đồ 4.2) là một nỗi lo rất lớn cho các quỹ đầu tư khi đưa ra các quyết định đầu tư vào một công ty niêm yết nào đó. Với hơn 380 cổ phiếu đang niêm yết trên HOSE, gần 200 công ty có khối lượng giao dịch thấp hơn 100.000 cổ phiếu/ngày, trong đó nhiều cổ phiếu gần như không có thanh khoản. Số lượng cổ phiếu có thanh khoản trên 1.000.000 cổ phiếu/ngày chỉ là 37 cổ phiếu.
Biểu đồ 4.2: Thanh khoản thị trường (hệ số quay vòng, %) (Nguồn: Dòng dữ liệu của Refinitive và Nền kinh tế toàn cầu, cuối năm 2018)
• Đặc điểm 5: Khả năng huy động vốn từ thị trường chứng khoán thấp và chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn
Xét về tính hiệu quả của thị trường chứng khoán thì lưu lượng vốn có thể huy động cho các doanh nghiệp hàng năm là đặc điểm thể hiện rõ đặc tính này. Xét về số vốn doanh nghiệp thực sự huy động thì số vốn huy động được từ thị trường chứng khoán thấp hơn rất nhiều so với từ ngân hàng. Nguồn vốn này được huy động chủ yếu tập trung vào các nhóm ngành bất động sản, tài chính và ngành tiêu dùng thiết yếu với những tên tuổi lớn như Vingroup, Vietcombank, Masan. Nhưng ngược lại, rất khó khăn cho các ngành khác. Do đó, cơ hội cơ hội để hưởng lợi vốn từ TCCK là rất thấp và điều này càng khó khăn đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Vì thế, phần lớn nguồn vốn doanh nghiệp huy động được đều chủ yếu đến từ hệ thống ngân hàng.
4.1.2 Tổng quan về nhà đầu tư cá nhân
Hình 4.1: Chân dung các nhà đầu tư cá nhân theo khảo sát của Indochina Research (Nguồn: Indochina Research)
Theo báo cáo khảo sát của Dynam Capital tìm hiểu về đặc điểm của các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam và kết hợp với Indochina Research – một công ty nghiên cứu thị trường độc lập – thực hiện đợt nghiên cứu đầu tiên vào tháng 8 năm 2021. Một nửa số người được hỏi là các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán ít hơn một năm trước – được biết với cái tên là nhà đầu tư F0.
Kết quả khảo sát cũng chỉ rõ cách các NĐT phân bổ đầu tư: 35% dành hơn 50% số tiền của họ đầu tư vào cổ phiếu và một tỷ lệ NĐT tương tự (35%) đầu tư lên đến 4,500 đô la (lên đến 100 triệu đồng). Ngoại trừ cổ phiếu thì gửi tiết kiệm ngân hàng, bất động sản và các sản phẩm bảo hiểm là những kênh đầu tư được lựa chọn nhiều nhất. Một điểm thú vị là vàng truyền thống chỉ được lựa chọn đầu tư bởi 15% đáp viên, trong khi cứ 2 trong số 10 nhà đầu tư sẽ lựa chọn giao dịch tiền điện tử. Đa số các nhà đầu tư rất chủ động, họ kiểm tra chỉ số thị trường chứng khoán nhiều lần trong ngày (84%) và 54% giao dịch ít nhất một lần mỗi tuần.
Khi phân tích sâu hơn, kết quả nghiên cứu cũng mô tả sự khác biệt đáng kể giữa các nhà đầu tư F0 và F1+. Các nhà đầu tư F0 có giá trị danh mục đầu tư trung bình thấp hơn (11,000 đô la so với 24,500 đô la cho F1), có xu hướng đầu tư lướt sóng hơn và nắm giữ cổ phiếu ngắn hơn, và nhìn chung có kỳ vọng về lợi tức đầu tư vào cổ phiếu thấp hơn các nhà đầu tư F1 với nhiều kinh nghiệm hơn.
Thị trường đã cho thấy những dấu hiệu tích cực khi hầu hết các nhà đầu tư (80%) chia sẻ họ đã có lãi trong năm qua, nhất là với các nhà đầu tư F1 (88%), và 59% tự tin rằng thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng hơn 5% từ bây giờ tới cuối