1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing Mixcủa doanh nghiệp
1.4.2 Môi trường vi mô
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm: người cung ứng, doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, các trung gian marketing, khách hàng, giới công chúng.
Những người cung ứng
Là người cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng sản phẩm, tác động tới giá thành sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhà quản trị Marketing cần phải theo giỏi nắm vững những thay đổi về giá cả của các mặt hàng cung ứng, nắm chắc thông tin về chất lượng như số lượng hàng hóa cung ứng trên nhiều nhà thị trường. Thậm chí đơi khi cần phải theo dõi thái độ của nhà cung ứng đối với doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Khi nguồn lực khan hiếm, giá cả tăng lên sẽ ảnh hưởng đến trực tiếp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, trầm trọng hơn sẽ dẫn đến phá sản. Vì vậy nên chọn những nhà cung ứng có uy tín, chọn nhiều nhà cung ứng khác nhau để giảm rủi ro phá sản.
Nhiệm vụ của hệ thống Marketing là phải giúp doanh nghiệp tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng trên thị trường mục tiêu của mình.
Như vậy các quyết định Marketing trước hết phải đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện được các nhiệm vụ chiến lược, mục tiêu cụ thể, cũng như chính sách và định hướng của ban lãnh đạo trong từng giai đoạn nhất định. Do đó các nhà lãnh đạo trong cơng ty có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống Marketing. Các nhà quản trị Marketing cần biết phối hợp giữa các bộ phận chức năng: tài chính – kế tốn, bộ phận cung ứng, nghiên cứu, nhân sự.
Đối thủ cạnh tranh
Đặc biệt là đối thủ cạnh tranh đối đầu trực diện thường tác động rất lớn đến mọi quyết định Marketing của doanh nghiệp. Các loại cạnh tranh: thuộc các nhóm ngành khác nhau, thuộc cùng một ngành, cạnh tranh công dụng, cạnh tranh giữa các nhãn hiệu khác nhau.
Đối thủ cạnh tranh nhằm thỏa mãn những mong muốn khác nhau. Với một lượng thu nhập nhất định sẽ phân phối chi tiêu cho từng loại sản phẩm. Cơ cấu chi tiêu thường phản ánh xu hướng tiêu dùng trong các khu vực trong từng giai đoạn nhất định, tạo ra cơ hội thách thức không nhỏ đối với hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh giữa các loại hàng hóa đáp ứng cùng một mong muốn. Khi nghiên cứu loại đối thủ này nhà Marketing cần phải nắm được thói quen tiêu dùng của từng thị trường.
Đối thủ cạnh tranh giữa các nhãn hiệu với nhau. Khi nghiên cứu các nhà quản trị cần biết được những điểm mạnh, điểm yếu trên từng nhãn hiệu trên thị trường và của đối thủ.
Trong các loại cạnh tranh nêu trên, mức độ cạnh tranh sẽ tăng dần từ cạnh tranh thuộc các nhóm ngành khác nhau đến cạnh tranh giữa các nhãn
hiệu. Doanh nghiệp cần tính tốn mức độ cạnh tranh của cả 4 loại để đưa ra được các quyết định Marketing hữu hiệu nhất.
Các trung gian Marketing
Bao gồm các tổ chức cung cấp dịch vụ, nhà môi giới, người bán lẻ, người bán buôn, đại lý. Giới trung gian có thể là nhà mơi giới Marketing, giúp cơng ty tìm thị trường, tìm khách hàng,....Họ có thể là đại lý bán buôn, bán lẻ. Các trung gian phân phối này đảm bảo cho người mua hàng những điều kiện thuận lợi về thời gian, địa điểm, thủ tục mua hàng thấp hơn với chi phí thấp hơn.
Ngày nay các trung gian phân phối khơng chỉ bán nhỏ, lẻ mà cịn tiến hành các hoạt động như: vận chuyển, lưu kho lưu trữ, làm tăng giá trị phân phối hàng hóa một cách nhanh chóng. Góp phần tạo nên được uy tín cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ chính của doanh nghiệp, là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới sự thành bại trong kinh doanh. Doanh nghiệp thường tập trung vào các loại khách hàng cơ bản: người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trung gian phân phối, cơ quan, tổ chức kinh tế, khách hàng quốc tế.
Khách hàng vừa là người mua hàng của cơng ty mình nhưng họ cũng mua hàng hóa của cơng ty khác. Vì vậy phải biết họ phục vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
Có nhiều dạng khách hàng khác nhau, ứng xử của họ thường có hành vi khác biệt. Vì vậy phải nghiên cứu thật kỹ từng loại đối tượng khách hàng một cách tốt nhất.
Mong muốn và thị yếu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian và cả khơng gian. Vì vậy doanh nghiệp cần phải nghiên cứu được những nhân tố
dẫn đến sự thay đổi đó để kịp thời phục vụ khách hàng.
Giới cơng chúng
Cơng chúng trực tiếp là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể quan tâm đến những tổ chức có ảnh hưởng đến những khả năng đạt tới những mục tiêu đã đề ra. Giới công chúng cơ bản: giới tài chính, giới truyền thơng, các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, các nhóm cơng dân hành động, các tổ chức quần chúng trực tiếp, cán bộ, nhân viên của cơng ty, các nhóm dân cư.
Như vậy, trong các quyết định của Marketing của mình, doanh nghiệp cần phải quan tâm đúng mực đến các quần chúng bên trong cũng như bên ngoài để nhận được sự ủng hộ góp phần nâng cao danh tiếng uy tín của doanh nghiệp đến đông đảo người tiêu dùng trong xã hội. Doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch Marketing cho tất cả nhóm khách hàng khác nhau. Muốn lấy thiện cảm của một nhóm cơng chúng thì cần phải thiết kế hàng hóa với biện pháp Marketing hấp dẫn với chính nhóm cơng chúng này.