Tuổi trung bình của 50 bệnh nhân trong nghiên cứu là 58,1±11,5 tuổi (từ 29 đến 80 tuổi), hay gặp nhất là nhóm từ 50 đến 70 tuổi với tỉ lệ 58% Nhóm trên 70 tuổi có số lượng bệnh nhân ít nhất (18%) Có sự khác biệt rõ rệt về số lượng bệnh nhân giữa các nhóm tuổi (p=0,001) Tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu của Springer (2009) là 63,7 tuổi,78 nghiên cứu của Wetter (2013) là 64,7 tuổi,110 cao hơn so với kết quả của chúng tôi (p=0,001 và p=0,000)
Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo ngày càng được thực hiện nhiều trên nhóm bệnh nhân trẻ tuổi 111,112 Nhiều tác giả dự đoán đến năm 2030, hơn một nửa số bệnh nhân thay khớp háng cần phẫu thuật thay lại khớp ở những bệnh nhân <65 tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất sẽ vào khoảng 45 đến 54 tuổi 111 Điều này có thể lí giải cho đặc điểm về tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu Do bệnh nhân được thay khớp lần đầu khi tuổi còn trẻ, khớp háng nhân tạo không tồn tại vĩnh viễn mà có tuổi thọ nhất định và những nguy cơ xảy ra biến chứng sau phẫu thuật nên sau một thời gian đến khoảng 50-70 tuổi, bệnh nhân sẽ hay phải thay lại khớp háng Hơn nữa, với sự gia tăng tuổi thọ trung bình của dân số, kéo dài tuổi công tác cho người lao động nên bệnh nhân trong lứa tuổi 50-70 vẫn cần khớp háng có chức năng tốt để phục vụ nhu cầu làm việc và tự phục vụ trong sinh hoạt nên nhu cầu thay lại khớp háng cao hơn nhóm bệnh nhân >70 tuổi Cũng vì lý do tuổi thay khớp lần đầu ngày càng trẻ nên có thể lứa tuổi thay lại khớp của những nghiên cứu về sau sẽ ngày càng trẻ hơn so với những nghiên cứu trước, điều này có thể lí giải vì sao tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu trước đây
Nghiên cứu của chúng tôi có 66% bệnh nhân nam và 34% bệnh nhân nữ Sự khác biệt về giới có ý nghĩa thống kê với p=0,033 Nghiên cứu của nhiều tác giả khác cũng cho thấy tỉ lệ bệnh nhân nam phải thay lại khớp háng nhiều hơn bệnh nhân nữ có thể do nam giới là lực lượng lao động chính, hoạt động thể lực của nam giới mạnh hơn nên khớp háng nhân tạo phải hoạt động nhiều dẫn đến hỏng khớp háng nhân tạo nhiều hơn nữ giới Nghiên cứu của Rodgers trên 330 bệnh nhân thì có 59,4% nam và 40,6% nữ (p<0,001) 113
Malchau cũng nhận thấy tỉ lệ thất bại sau phẫu thuật thay khớp háng lần đầu ở nam cao hơn nữ ngay từ 2 năm đầu Theo Crawford, các bệnh nhân nam <50 tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân bị thoái hoá khớp thứ phát do chấn thương hoặc hoại tử vô mạch chỏm xương đùi có tỉ lệ lỏng khớp vô khuẩn cao sau khi thay khớp háng Những bệnh nhân này thường trở lại các hoạt động thể thao hoặc hoạt động chân tay nặng nên tỉ lệ thất bại phẫu thuật sau 5-10 năm tăng cao 114