III/ Hoạt động dạy học 1.Ổn định lớp:
Bài 23 SƠĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN I Mục tiêu:
I. Mục tiêu:
- HS biết hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ -Vẽ và trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
-Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình. *MTR: HSKT biết được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy- học:
-Hình minh hoạ trang 48, 49 / SGK (phóng to).
-Các tấm thẻ ghi: Bay hơi Mưa Ngưng tụ -HS chuẩn bị giấy A4, bút màu.
III. Hoạt động dạy- học:
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Mây được hình thành như thế nào ?
+ Hãy nêu sự tạo thành tuyết ?
+ Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ? -GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay sẽ củng cố về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
HĐ:Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Mục tiêu : Biết chỉ vào sơ đồ và nói sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo định hướng.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi:
1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ ? 2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì ? 3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó ? -Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn,
-Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
-Hỏi: Ai có thể viết tên thể của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước ?
-GV nhận xét, tuyên dương HS viết đúng. *HSKT: GV Hỗ trợ cho HS sơ đồ SGK và
TLCH: Những hình nào được vẽ trong sơ đồ và hướng dẫn HS nêu vòng tuần hoàn nước đơn giản theo sơ đồ.
* Kết luận: SGV
* Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn
của nước trong tự nhiên”.
Mục tiêu: HS viết vẽ và trình bày sơ đồ vòng
-HS hoạt động nhóm.
-HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ. -HS nhắc lại
-HS bổ sung, nhận xét. -HS lên bảng viết tên.
Mây đen Mây trắng Mưa Hơi nước Nước
*HSKT: trả lời và nêu theo GV
tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.
-Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận, quan sát hình minh hoạ trang 49 và thực hiện yêu cầu vào giấy A4.
-GV giúp đỡ các em gặp khó khăn. -Gọi các đôi lên trình bày.
-Yêu cầu tranh vẽ tối thiểu phải có đủ 2 mũi tên và các hiện tượng: bay hơi, mưa, ngưng tụ.
-GV nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay.
-Gọi HS lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trên bảng.
-GV gọi HS nhận xét.
*HSKT: GV phát sơ đồ hỗ trợ cho HS tô màu nước, mây trắng, mây đen của sơ đồ vòng tuần hoàn nước
* Hoạt động 3: Trò chơi: Đóng vai.
Mục tiêu: Biết cách giải quyết phù hợp với từng tình huống.
Cách tiến hành:
-GV có thể chọn các tình huống sau đây để tiến hành trò chơi. Với mỗi tình huống có thể cho 2 đến 3 nhóm đóng vai để có được các cách giải quyết khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.
* Tình huống 1: Bắc và Nam cùng học bỗng Bắc nhìn thấy ống nước thải của một gia đình bị vỡ đang chảy ra đường. Theo em câu chuyện giữa Nam và Bắc sẽ diễn ra như thế nào ? Hãy đóng vai Nam và Bắc để thể hiện điều đó.
* Tình huống 2: Em nhìn thấy một phụ nữ đang rất vội vứt túi rác xuống con mương cạnh nhà để đi làm. Em sẽ nói gì với bác ?
* Tình huống 3: Lâm và Hải trên đường đi học về, Lâm thấy một bạn đang cho trâu vừa uống nước vừa phóng uế xuống sông. Hải nói: “Sông này nhỏ, nước không chảy ra biển được nên không sợ gây ô nhiễm”. Theo em Lâm sẽ nói thế nào cho Hải và bạn nhỏ kia hiểu.
-Thảo luận đôi.
-Thảo luận, vẽ sơ đồ, tô màu. -Vẽ sáng tạo.
-1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.
-HS lên bảng ghép. -HS nhận xét.
*HSKT: tô mâu theo yêu cầu của gv
-HS nhận tình huống và phân vai. -Các nhóm trình diễn
-Các nhóm khác bổ sung.
3.Củng cố- dặn dò:
*GDBVMT : Nhờ đâu con người có thể sử dụng lại nước sinh hoạt hàng ngày của mình ? -Muốn có nước sạch để sử dụng ta phải làm sao ?
(Vì nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mưa rơi xuống lại thành nước và chúng ta sử dụng. Do đó chúng ta phảicó ý thức giữ gìn môi trường nước xung quanh mình)
-GV nhận xét tiết học, tuyên
-Dặn HS về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. -Dặn HS mang cây trồng từ tiết trước để chuẩn bị bài 24.
Bài 24. NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG I/ Mục tiêu:
- HS biết được vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật.
- HS biết được vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp , công nghiệp và vui chơi giải trí. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước.
*MTR:HS biết được 1-2 vai trò của nước đối với sự sống
II/ Đồ dùng dạy- học:
-HS chuẩn bị cây trồng từ tiết 22.
-Các hình minh hoạ SGK trang 50, 51 phóng to .
-Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 49 / SGK.
III/ Hoạt động dạy- học:1.Ổn định lớp: 1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài. +1 HS vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
+2 HS trình bày vòng tuần hoàn của nước. -GV nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của
con người, động vật và thực vật.
Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật.
Cách tiến hành:
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm. -Chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm 1 nội dung.
-Yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ thảo luận và trả lời câu hỏi:
+Nhóm 1,4 : Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước ?
+Nhóm 2,5 : Điều gì sẽ xảy ra nếu cây cối thiếu nước ?
+Nhóm 3,6: Nếu không có nước cuộc sống động vật sẽ ra sao ?
-Gọi nhóm có cùng nội dung bổ sung, nhận xét
*HSKT:cho HS thảo luận cùng bạn nhắc lại lời bạn Nước là môi trường sống của con người, động vật ,
cây cối. Thiếu nước con người ,động vật ,cây cối sẽ
không sống nổi.
* Kết luận: Nước có vai trò đặc biệt đối với sự sống
-HS thảo luận.
-Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
+Thiếu nước con người sẽ không sống nổi. Con người sẽ chết vì khát. Cơ thể con người sẽ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn.
+Nếu thiếu nước cây cối sẽ bị héo, chết, cây không lớn hay nảy mầm được.
+Nếu thiếu nước động vật sẽ chết khát, một số loài sống ở môi trường nước như cá, tôm, cua sẽ bị tiệt chủng.
-HS bổ sung và nhận xét. *HSKT: nhắc lại
của con người, thực vật và động vật. Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. Mất một lượng nước từ mười đến hai mươi phần trăm nước trong cơ thể sinh vật sẽ chết.vì vậy mỗi một người phải có ý thức tiết kiệm nước
. -Gọi 3 HS đọc mục Bạn cần biết trang 50
-GV chuyển ý: Nước rất cần cho sự sống. Vậy con người còn cần nước vào những việc gì khác. Lớp mình cùng học để biết.
* Hoạt động 2: Vai trò của nước trong một số hoạt
động của con người.
Mục tiêu: Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí.
Cách tiến hành:
-Tiến hành hoạt động cả lớp.
-Hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày con người còn cần nước vào những việc gì ?
-GVghi nhanh các ý kiến không trùng lập lên bảng -Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại đó là những loại nào ?
-Yêu cầu HS sắp xếp các dẫn chứng sử dụng nước của con người vào cùng nhóm.
-Gọi 6 HS lên bảng, chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 2 HS, 1 HS đọc cho 1 HS ghi lên bảng.
*HSKT:Yêu cầu HS nêu em cần nước vào những việc gì?
GV kết luận
-Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết trang 51 / SGK.
*GDHS:Nước có nhiều lợi ích,vậy em cần phải làm gì với nguồn nước?
* Kết luận: Con người cần nước vào rất nhiều việc.
Vậy tất cả chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình và địa phương mình. Có ý thức tiết kiệm nước mọi lúc mọi nơi
* Hoạt động 3: Thi hùng biện: Nếu em là nước.
Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học. Cách tiến hành:
-Tiến hành hoạt động cả lớp.
-Hỏi: Nếu em là nước em sẽ nói gì với mọi người ? -GV gọi 5 HS trình bày
-GV nhận xét,tuyên dương những HS nói tốt, có hiểu biết về vai trò của nước đối với sự sống.
-HS đọc.
-HS trả lời.
- Con người cần nước để sinh hoạt, vui chơi, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. -HS sắp xếp
*HSKT:trả lời ăn ,uống,tắm,đi vệ sinh -HS đọc.
- HS nêu -HS lắng nghe.
-HS suy nghĩ độc lập đề tài mà GV đưa ra trong vòng 5 phút.
-HS trả lời.
3.Củng cố- dặn dò:
-GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và hoàn thành phiếu điều tra. -Phát phiếu điều tra cho từng HS.
TUẦN 13
Bài 25. NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I/ Mục tiêu:
- HS biết phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát thí nghiệm. - Biết được thế nào là nước sạch thế nào là nước bị ô nhiễm.
- GDHS luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô nhiễm
*MTR:HS biết được 1-2 đặc điểm của nước sạch và nước bị ô nhiễm.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-HS chuẩn bị theo nhóm:+Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy.
+Hai vỏ chai. Hai phễu lọc nước; 2 miếng bông.
-GV chuẩn bị kính lúp theo nhóm.Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá (pho-to theo nhóm).
III/ Hoạt động dạy- học: 1.Ổn định lớp: 1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
1) Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật ? 2) Nước có vai trò gì trong sản xuất nông nghiệp ? Lấy ví dụ.
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
3.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1: Làm thí nghiệm: Nước sạch, nước bị
ô nhiễm.
Mục tiêu:
-Phân biệt được nước trong và nước đục bằng cách quan sát thí nghiệm.
-Giải thích tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch.
-GV tổ chức cho HS tiến hành làm thí nghiệm theo định hướng sau: Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình.
-Yêu cầu 1 HS đọc to thí nghiệm trước lớp. -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung. GV chia bảng thành 2 cột và ghi nhanh những ý kiến của nhóm.
-GV nhận xét,tuyên dương
* Qua thí nghiệm chứng tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi, … nhưng ở sông, (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào sống ?
-HS hoạt động nhóm. -HS báo cáo.
-2 HS trong nhóm thực hiện lọc nước cùng một lúc, các HS khác theo dõi để đưa ra ý kiến sau khi quan sát, thư ký ghi các ý kiến vào giấy. Sau đó cả nhóm cùng tranh luận để đi đến kết quả chính xác. Cử đại diện trình bày trước lớp. -HS nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe và phát biểu: Những thực vật, sinh vật em nhìn thấy sống ở ao, (hồ, sông) là: Cá , tôm, cua, ốc, rong, rêu, bọ gậy, cung quăng, …
-Đó là những thực vật, sinh vật mà bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy. Với chiếc kính lúp này chúng ta sẽ biết được những điều lạ ở nước sông, hồ, ao. -Yêu cầu 3 HS quan sát nước ao, (hồ, sông) qua kính hiển vi.
-Yêu cầu từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó.
*HSKT: GV Hỗ trợ cho HS quan sát và nêu những gì em nhìn thấy
* Kết luận: Nước sông, hồ, ao hoặc nước đã dùng rồi
thường bị lẫn nhiều đất, cát và các vi khuẩn sinh sống. Nước sông có nhiều phù sa nên có màu đục,nước ao,hồ có nhiều sinh vật sống như rong, rêu, tảo … nên thường có màu xanh. Nước giếng hay nước mưa,nước máy không bị lẫn nhiều đất, cát,…
* Hoạt động 2: Nước sạch, nước bị ô nhiễm.
Mục tiêu: Nêu đặc điểm chính của nước sạch, nước bị ô nhiễm.
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
-Phát phiếu Bảng tiêu chuẩn cho từng nhóm.
-Yêu cầu HS thảo luận và đưa ra các đặc điểm của từng loại nước theo các tiêu chuẩn đặt ra:Màu,mùi, vị, vi sinh vật, các chất hòa tan.Kết luận cuối cùng sẽ do thư ký ghi vào phiếu.
-GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-Yêu cầu 2 nhóm đọc nhận xét của nhóm mình và các nhóm khác bổ sung, GV ghi các ý kiến đã thống nhất của các nhóm lên bảng.
-Yêu cầu các nhóm bổ sung vào phiếu của mình nếu còn thiếu hay sai so với phiếu trên bảng.
*HSKT:cho HS thảo luận cùng bạn nhắc lại lời bạn 1-2
đặc điểm của nước sạch ,nước bị ô nhiễm. -GVKL như mục Bạn cần biết trang 53
* Hoạt động 3: Trò chơi sắm vai.
Mục tiêu: Nhận biết được việc làm đúng.
-GV đưa ra kịch bản cho cả lớp cùng suy nghĩ: Một lần Minh cùng mẹ đến nhà Nam chơi: Mẹ Nam bảo Nam đi gọt hoa quả mời khách. Vội quá Nam liền rửa dao vào ngay chậu nước mẹ em vừa rửa rau. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Nam.
-Nếu em là Minh em sẽ nói gì với bạn ? -GV cho HS tự phát biểu ý kiến của mình.
-GV nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết và trình bày lưu loát.
*GDHS: Qua tình huống em rút ra được điều gì?
GDHS luôn có ý thức sử dụng nước sạch, không bị ô
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
*HSKT: nước đục,rong ,rêu -HS lắng nghe.
-HS thảo luận.
-HS nhận phiếu, thảo luận và hoàn thành phiếu.
-HS trình bày. -HS sửa chữa phiếu. *HSKT: nhắc lại -Học sinh đọc bài học -HS lắng nghe và suy nghĩ. -HS trả lời. -HS khác phát biểu. -HS trả lời.
nhiễm
3.Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà học thuộc mục “Bạn cần biết” và tìm hiểu vì sao ở những nơi em sống lại bị ô nhiễm ?
Bài 26. NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I/ Mục tiêu:
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước
- Biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương.
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe con người. - GDHS có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.