Bài 53 CÁC NGUỒN NHIỆT I.Mục tiêu

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm cv 2345 - Khoa học 4 - mông thị nhâm - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 113 - 116)

- Nơi có nhiều âm thanh tai tiếp nhận nhiều, cơ thể cảm thấy mệt mõi, ù tai.

Bài 53 CÁC NGUỒN NHIỆT I.Mục tiêu

I.Mục tiêu

- Giúp HS biết về các nguồn nhiệt và cách sử dụng chúng .

- Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống . Biết thực hiện những quy tắc đơn giản phòng tránh rủi ro , nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt .

- Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày .

* MTR : HS nêu được 1-2 ví dụ về vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống .

II.Đồ dùng dạy học

- Chuẩn bị chung : Hộp diêm , nến , bàn là , kính lúp .Phiếu học tập.

- Chuẩn bị theo nhóm : Tranh , ảnh về việc sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt .

III.Các hoạt động dạy học III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát .

2. Bài cũ: Gọi HS lên trả lời câu hỏi. + Nêu một số vật dẫn nhiệt – cách nhiệt.

+ Tại sao khi mặc nhiều áo mỏng, ấm hơn một áo dày.(độ dày) - Nêu lại ghi nhớ bài học trước .

- Nhận xét .

3. Bài mới : Các nguồn nhiệt .

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của

chúng

Mục tiêu : Giúp HS kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống -Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.

-Yêu cầu: Quan sát tranh minh hoạ, dựa vào hiểu biết thực tế,trao đổi, trả lời các câu hỏi sau: +Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh ?

+Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy ? *HSKT: GV hỗ trợ cho HS nêu ví dụ.

-Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm.

+Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì ? +Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không ?

-Kết luận +Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, củi, dầu, nến, ga, … giúp cho việc thắp sáng và đun nấu.

+Mặt Trời luôn tỏa nhiệt làm nóng nhiều vật. Mặt Trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm Mặt Tời vẫn không bị lạnh đi.

BVMT : Các em đã biết nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con ngươi. Nhưng nếu sống trong môi trường nhiều nhiệt, em cảm thấy thế nào ?

-Chúng ta cần sử dụng các nguồn nhiệt như thế nào ?

Hoạt động 2: Cách phòng tránh những rủi ro,

nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt

MT : biết thực hiện được những nguyên tăc đơn giản phòng tránh tui ro , nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt

Cho HS hoạt động nhóm 4 HS.

-Phát phiếu học tập và bút dạ cho từng nhóm. -Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện.

-HS quan sát CN, sau đó 2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.

-Tiếp nối nhau trình bày.

*HSKT: nêu ví dụ mặt trời giúp phơi khô quần áo, bếp ga giúp ta nấu chín thức ăn.

-Lắng nghe.

+ Sống trong môi trường nhiều nhiệt, em thấy không thoải mái, mệt mỏi

+Cần sử dụng các nguồn nhiệt hợp lý, tránh gây ô nhiểm môi trường.

- CN - nhóm 4 HS, trao đổi, thảo luận, và ghi câu trả lời vào phiếu.

-Đại diện của 2 nhóm lên dán tờ phiếu và đọc kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.

+Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào ? +Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác ? -GV đi giúp đỡ các nhóm, nhắc nhở để bảo đàm HS nào cũng hoạt động.

* HSKT: GV cho HS tham gia cùng các bạn

-Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào 1 tờ phiếu để có 1 tờ phiếu đúng, nhiều cách phòng tránh. -Nhận xét, kết luận về phiếu đúng.

Hoạt động 3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng

nguồn nhiệt

Mt : Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn

nhiệt trong cuộc sống hằng ngày .

-GV nêu hoạt động: Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt Trời là nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun theo kiểu lò Mặt Trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiệt. Do vậy, các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt. Các em cùng trao đổi để mọi người học tập. -Gọi HS trình bày.

-Nhận xét, khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết tiết kiệm nguồn nhiệt

*HSKT: GV cho HS trả lời câu hỏi.

+ Nhà em sử dụng điện để đun nấu, thắp sáng, và những sinh hoạt khác ; Bếp ga… +ánh nắng MT ; ngọn lửa than củi…

* HSKT: Lắng nghe và nhắc lại

-2 HS đọc lại phiếu. -Lắng nghe.

-Lắng nghe.

-Tiếp nối nhau phát biểu.

* Các biện pháp để thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt:

+Tắt bếp điện khi không dùng. +Không để lửa quá to khi đun bếp.

+Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn….

*HSKT:trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.

4.Củng cố , Dặn dò

+Nguồn nhiệt là gì ?

+Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt ?

-Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức tiết kiệm nguồn nhiệt, tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện và chuẩn bị bài sau.

-Nhận xét tiết học.

Bài 54 NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG

I.Mục tiêu

- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau . - Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.

- Biết một số cách để chống nóng , chóng rét cho người , động vật ,thực vật. * MTR : HS biết được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.

II.Đồ dùng dạy học

-Tranh minh hoạ trang 108, 109 SGK

-Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các nhóm HS. -4 tấm thẻ có ghi A, B, C, D.

III.Các hoạt động dạy học 1. Ổn định

2.KTBC

-Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi. +Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt, cho ví dụ ?

+Tại sao phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt ? +Có các việc làm thiết thực nào để tiết kiệm nguồn nhiệt ? -Nhận xét câu trả lời HS.

3.Bài mới Giới thiệu bài:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

 Hoạt động 1: Trò chơi: “Ai nhanh , ai đúng .

MT : Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt khác nhau .

-GV kê bàn sao cho cả 4 nhóm đều hướng về phía bảng. -Bầu Ban giám khảo

-Phát phiếu có câu hỏi cho các đội trao đổi, thảo luận. -Đội nào cũng phải đưa ra sự lựa chọn của mình bằng cách giơ biển lựa chọn đáp án A, B, C, D.

-Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm.

Lưu ý: GV có quyền chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm trả lời để phát huy khả năng hoạt động, tinh thần đồng đội của HS. Tránh để HS ngồi chơi. Mỗi câu hỏi chỉ được suy nghĩ trong 30 giây.

-Tổng kết điểm từ phía Ban giám khảo. -Tổng kết trò chơi

* HSKT: GV cho HS tham gia trò chơi cùng các bạn

Câu hỏi và đáp án:

1. Kể tên 3 loài cây, con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà em biết.

2. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu:

a. Sa mạc b. Nhiệt đới c. Ôn đới d. Hàn đới 3. Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu:

a. Sa mạc b. Nhiệt đới c. Ôn đới d. Hàn đới 5. Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu:

a. Sa mạc b. Nhiệt đới c. Ôn đới d. Hàn đới 6. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu:

a. Sa mạc và ôn đới b. Sa mạc và nhiệt đới c. Hàn đới và ôn đới d. Sa mạc và hàn đới

7. Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ:

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm cv 2345 - Khoa học 4 - mông thị nhâm - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w