TIẾT 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I Mục tiêu :

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm cv 2345 - Khoa học 4 - mông thị nhâm - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 83 - 87)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 Khởi động: Hát.

TIẾT 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I Mục tiêu :

I. Mục tiêu :

- Phân biệt được không khí sạch (trong lành) và không khí bẩn (bị ô nhiễm)

- Nêu được một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí : khói, khí độc, các loại bụi, vi khuẩn - Có ý thức giữ bầu không khí trong sạch .

*GDKNS : Tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí, tuyên truyền và lựa chọn giải pháp bảo vệ bầu không khí trong lành.

*GDBVMT : Ô nhiễm không khí – các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành.

*MTR: HSKT nêu được 1,2 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

II.Đồ dùng dạy học :

-Phiếu điều tra khổ to.Hình minh hoạ trang 78, 79 SGK.

-Sưu tầm tranh, ảnh thể hiện bầu không khí trong sạch, bầu không khí bị ô nhiễm.

III.Các hoạt động dạy học :

1. Ổn định

2.KTBC:GV gọi HS lên yêu cầu trả lời câu hỏi :

-Nói về tác động của gió ở cấp 2, cấp 5 lên các vật xung quanh khi gió thổi qua. -Nói về tác động của gió ở cấp 7, cấp 9 lên các vật xung quanh khi gió thôi qua. -Nêu một số cách phòng chống bão mà em biết.

GV nhận xét

3.Bài mới:

Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS

Hoạt động1:Khôngkhísạchvàkhông khí bị ô nhiễm

MT : Phân biệt được không khí sạch ( trong lành ) và

không khí bẩn ( bị ô nhiễm )

-Kiểm tra việc hoàn thành phiếu điều tra của HS và hỏi: +Em có nhận xét gì về bầu không khí ở địa phương em ?

+Tại sao em lại cho rằng bầu không khí ở địa phương em sạch hay bị ô nhiễm ?

-Để hiểu rõ thế nào là không khí sạch không khí bị ô nhiễm các em cùng quan sát các hình minh hoạ trang 78, 79 SGKtrao đổi và trả lời các câu hỏi sau :

+Hình nào thể hiên bầu không khí sạch ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ?

+Hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ? Chi tiết nào cho em biết điều đó ?

-GV gọi HS trình bày.

*HSKT nhắc lại lời bạn dưới sự hỗ trợ của GV

GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất của không khí sau đó yêu cầu hs phân biệt:

+Thế nào là không khí sạch ? +Thế nào là không khí bị ô nhiễm ? -GV kết luận:SGV

-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các bạn.

-HS trả lời. -Lắng nghe.

-HS ngồi cùng bàn quan sát hình, tìm ra những dấu hiệu để nhận biết bầu không khí trong hình vẽ.

-HS trình bày, mỗi HS nói về 1 hình :

*HSKT nhắc lại

- HS phát biểu

*GDBVMT : -Gia đình, địa phương em đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

-Mục đích của việc bảo vệ bầu không khí trong sạch

KL : Chúng ta cần có ý thức trong việc bảo vệ bầu không khí trong sạch .

Hoạt động2:Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. MT : nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí

-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm 4 HS

với câu hỏi: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm

không khí ?

GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS liên hệ thực tế ở địa phương hoặc những nguyên nhân mà các em biết qua báo đài, ti vi, phim ảnh.

*HSKT: HSKT nêu được 1-2 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

-Gọi HS các nhóm phát biểu. GV ghi bảng.

*Kết luận KNS : Có nhiều nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm, nhưng chủ yếu là do:

+Bụi: bụi tự nhiên, bụi núi lửa sinh ra, bụi do hoạt động của con người ở các vùng đông dân: bụi đường do xe cộ sinh ra, bụi xi măng, bụi than của các nhà máy, bụi ở công trường xây dựng, bụi phóng xạ, …

+Khí độc: Các khí độc sinh ra do sự lên men, thối của các sinh vật, rác thải, sự cháy của than đá, dầu mỏ, khói tàu xe, nhà máy, khói thuốc lá, chất độc hoá học.

*Hoạt động 3: Tác hại của không khí bị ô nhiễm. MT :biết được tác hại của không khí bị ô nhiễm .

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp để trả lời

câu hỏi: Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với

đời sống của con người, động vật, thực vật ?

*GV hỗ trợ HSKT

-GV gọi HS trình bày nối tiếp những ý kiến không trùng nhau.

-Nhận xét, tuyên dương những HS có hiểu biết về khoa học.

-Học sinh nêu.

-Đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Không mắc một số bệnh nguy hiểm do không khí bị ô nhiễm.

-Hoạt động nhóm, các thành viên phát biểu, thư kí ghi vào giấy nháp.

-HS tiếp nối nhau phát biểu. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do: khói, bụi, khí thải nhà máy

*HSKT nhắc lại

-Lắng nghe.

-HS thảo luận theo cặp về những tác hại của không khí bị ô nhiễm.

*HSKT tham gia cùng bạn

-HS nối tiếp nhau trình bày . Tác hại của không khí bị ô nhiễm: +Gây bệnh viêm phế quản mãn tính +Gây bệnh ung thư phổi.

+Bụi vô mắt sẽ làm gây các bệnh về mắt. +Gây khó thở.

+Làm cho các loại cây hoa, quả không lớn được, …

4.Củng cố Dặn dò:

+Thế nào là không khí bị ô nhiễm ?

+Những tác nhân nào gây ô nhiễm không khí ? -Nhận xét câu trả lời của HS.

-Nhận xét tiết học.

TIẾT 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCHI.Mục tiêu : I.Mục tiêu :

- HS Nêu được một số biện pháp bảo vệ không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây.

-HS cam kết thực hiện bảo vệ không khí trong sạch .

*GDKNS : Tìm kiếm và xử lý thông tin về các hành động gây ô nhiễm không khí, tuyên truyền và lựa chọn giải pháp bảo vệ bầu không khí trong lành.

*GDBVMT : Bảo vệ bầu không khí trong lành.

*Điều chỉnh : không yêu cầu tất cả HS vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí, chỉ khuyết

khích HS có năng khiếu .

*MTR: Nêu được 1-2 ý về biện pháp bảo vệ không khí trong sạch

II.Đồ dùng dạy học :

-Hình minh hoạ trang 80, 81 (phóng to).

-Sưu tầm các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường không khí. -Các tình huống ghi sẵn vào trong phiếu.

-Giấy A2 để dùng cho nhóm 4 HS.

III.Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định

2. KTBC:Gọi 3 HS lên bảng và trả lời câu hỏi. +Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ?

+Ô nhiễm không khí có những tác hại gì đối với đời sống của sinh vật. -Ô nhiễm không khí đều gây tác hại đến sức khỏe của con người. -Nhận xét câu trả lời HS.

3.Bài mới:

Hoạt độngcủa giáo viên Hoạt động của HS

*Hoạt động 1: Những biện pháp để bảo vệ bầu không khí trong sạch

Mt : HS nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí .

-Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp với yêu cầu. Quan sát các hình minh hoạ trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ?

-Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ trình bày một hình minh hoạ. HS khác bổ sung (nếu có ý kiến khác). -Nhận xét sau mỗi HS trình bày và khẳng định những việc nên làm nêu trong tranh:

*.Việc nên làm:

+Hình 1 +Hình 2: +Hình 3: *Việc không nên làm:

+Hình 4: Nhóm bếp than tổ ong gây ra nhiều khói và khí độc hại, làm cho mọi người sống xung quanh trực tiếp hít phải.

-HS làm việc cá nhân->thảo luận nhóm đôi ->Đại diện nhóm trình bày.

-Tiếp nối nhau trình bày.

-Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch ở

*GDBVMT: Em, gia đình, địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch?

-GV bổ sung thêm: Ít sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng …

*GVKL (lồng ghép KNS) Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí :

+Thu gom và xử lí rác, phân hợp lí.

+Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng, dầu và của nhà máy, giảm khói đun bếp. +Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh hai bên đường để hạn chế tiếng ồn, cải thiện chất lượng không khí thông qua sự hấp thụ các-bô-níc trong quang hợp của cây.

+Quy hoạch và xây dựng đô thị và khu công nghiệp trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí trong dân cư.

+Ap dụng các biện pháp công nghệ, lắp đặt các thiết bị thu, lọc bụi và xử lí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển các công nghệ “chống khói”.

*GV hỗ trợ HSKT nêu 1-2 ý về biện pháp bảo vệ không khí trong sạch

*Hoạt động 2: Sắm vai “Đội tuyên truyền bảo vệ

bầu không khí trong sạch”.

MT : HS cam kết tham gia bảo vệ bầu không khí , tuyên truyền , cổ động người khác cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch .

-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 -Yêu cầu HS:

+Thảo luận để tìm ý cho nội dung tuyên truyền cổ động mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch. (sắm vai, hoặc vẽ tranh nếu có năng khiếu .. )

*HSKT tham gia cùng bạn dưới sự hỗ trợ của GV và các bạn

+Phân công từng thành viên trong nhóm -GV đi hướng dẫn, giúp đỡ từng nhóm.

-Yêu cầu những nhóm được bình chọn cử đại diện lên trình bày ý tưởng của nhóm mình. Các nhóm khác có thể bổ sung để nhóm bạn hoàn thiện hơn.

-Nhận xét, tuyên dương tất cả các nhóm đã có những sáng kiến hay trong việc tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch. Nhắc HS luôn có ý thức thực hiện và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.

-HS tiếp nối nhau phát biểu:

+Trồng nhiều cây xanh quanh nhà, +Đổ rác đúng nơi qui định.

+Đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định…...

-HS nghe.

*HSKT nêu

-HS làm việc cá nhân (1’)->hoạt động nhóm 4.

-Đại diện nhóm trình bày.

*HSKT nêu

-HS nghe.

-HS trả lời.

+ Vì sức khỏe của ta và của cộng đồng. Chúng ta cần có ý thức trong việc bảo vệ bầu không khí trong sạch.

-Về học thuộc bài và luôn có ý thức bảo vệ bầu không khí và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.Chuẩn bị một vật dụng có thể phát ra âm thanh (vỏ lon bia, lon sữa bò, chén, bát…)

-Nhận xét tiết học.

TUẦN 21

TIẾT 41: ÂM THANHI. MỤC TIÊU : I. MỤC TIÊU :

- Nhận biết được những âm thanh xung quanh .

- Biết và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh . Nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh

- Có ý thức giữ im lặng trong giờ nghỉ ngơi .

*MTR: HS nhận biết và kể được 1-2 âm thanh trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm cv 2345 - Khoa học 4 - mông thị nhâm - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w