PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.1.5. Bình luận các nghiên cứu liên qua nở trong và ngoài nước
Nhận biết thương hiệu không phải là vấn đề mới mẻ ở mỗi doanh nghiệp, nhưng việc phân tích vấn đề này luôn đóng một vai trò quan trọng cho định hướng phát triển của công ty. Trên thực tế đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mức độ nhận biết thương hiệu, mỗi đề tài là một nghiên cứu về mức độ nhận biết thương hiệu của mỗi công ty khác nhau, vì vậy sẽ có các hướng phân tích khác nhau. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo các khóa luận tốt nghiệp và các bài nghiên cứu đến từ trong và ngoài nước đã được thực hiện trước đó để rút ra được mô hình nghiên cứu phù hợp.
[1] Luận văn Thạc Sĩ: “Nghiên cứu nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu HAPRO của tổng công ty thương mại Hà Nội” của tác giả Bùi Văn Cừ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2009). Tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu HAPRO của Tổng công ty thương mại Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ nhận biết thương hiệu HAPRO của khách hàng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm đưa tốc độ phát triển của Tổng công ty không ngừng tăng trong những năm tiếp theo.
[2] Nghiên cứu: " The Impact of Brand Awareness on Consumer Purchase Intention:” của tác giả Chi. Hsin-Kuang.Đề tài tập trung nghiên cứu khám phá những ảnh hưởng giữa nhận thức về thương hiệu, chất lượng cảm nhận, lòng trung thành với thương hiệu.Sau quá trình nghiên cứu Các mẫu được thu thập từ những người sử dụng điện thoại di động sống ở Chiyi, và nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy và kiểm tra trung gian để xem xét các giả thuyết. Kết quả tác giả đã chứng minh được là các mối quan hệ giữa nhận thức về thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành với thương hiệu đối với ý định mua làcó tác động tích cực và đáng kể.
[3] Khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu FPT Telecom tại Thành phố Huế” của tác giả Trần Thị Nhung, Đại học Kinh tế Huế (2014). Đề tài tập trung nghiên cứu với mô hình “Tên thương hiệu”, “Logo”, “Câu khẩu hiệu”, “Đồng phục nhân viên”, “Hoạt động quảng bá của doanh nghiệp” và “Chất lượng dịch vụ” để đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu FPT Telecom tại Thành phố Huế.
[4] Nghiên cứu: " Brand Awareness Effects on Consumer Decision Making for a Common, Repeat Purchase Product:” của tác giả Emma KMacdonald. Bài báo này là bản sao của một nghiên cứu của Hoyer và Brown đã sử dụng một thí nghiệm có kiểm soát để xem xét vai trò của nhận thức về thương hiệu trong quá trình lựa chọn của người tiêu dùng. Kết quả hỗ trợ phát hiện của nghiên cứu ban đầu rằng nhận thức về thương hiệu là một chiến thuật lựa chọn thống trị giữa các đối tượng thuộc nhóm nhận thức. Các đối tượng lựa chọn từ một tập hợp các nhãn hiệu có sự khác biệt rõ rệt về nhận thức cho thấy sự ưa thích áp đảo đối với nhãn hiệu có mức độ nhận biết cao, bất chấp sự khác biệt về chất lượng và giá cả. Họ cũng đưara quyết định nhanh hơn so với các đối tượng trong tình trạng không biết gì và lấy mẫu ít nhãn hiệu hơn. Tóm lại, sự khác biệt về nhận thức dường như có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lựa chọn thươngTrường Đại học Kinh tế Huế
hiệu trong bối cảnh sản phẩm của người tiêu dùng mua nhiều lần. Người tiêu dùng có xu hướng sử dụng nhận thức như một phương pháp tự suy luận và cho thấy mức độ trì trệ trong việc thay đổi từ thói quen sử dụng phương pháp này.
Qua kết quả nghiên cứu ta có thể thấy hệ thống nhận diện thương hiệu ngoài các yếu tố hữu hình như: Tên thương hiệu, logo,... thì còn một số các yếu tố như: chất lượng dịch vụ, độ hài lòng của khách hàng,... cũng ảnh hưởng đến mức độ nhận biết của khách hàng. Sau 2 năm hoạt động tại Huế với kết quả nghiên cứu của tác giả có 89,7% khách hàng nhận diện được thương hiệuANI. Và từ những kết quả nghiên cứu cũng như tình hình thực tiễn tại thị trường Thành phố Huế, tác giả đã đưa ra những giải pháp choANI trong thời gian tới.