PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2 Giải pháp nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu ANI
3.2.5 Về các yếu tố khác
3.2.5.1 Về nhạc hiệu
Âm nhạc là một con đường đến với khách hàng khá nhanh. Đặc biệt là những đoạn nhạc độc đáo, sáng tạo, có sự khác biệt. Do đó ANI chỉ mang tầm cỡ vừa và nhỏ nên việc đầu tư cho nhạc hiệu cũng không dễ dàng.Trường Đại học Kinh tế Huế
◊ Nội dung giải pháp:
Khi truyền tải thông điệp quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, thì ANI nên lồng thêm một slogan đặt dưới logo một cách nhịp nhàng và ăn ý, hài hòa về bố cục lẫn màu sắc nhằm làm cho khách hàng có thể hiểu và cảm nhận được những ý nghĩa mà nó mang lại, từ đó họ mới nhớ được chính xác và lâu hơn, để từ đó nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu.
Cùng với logo thì câu khẩu hiểu của ANI nên được giải thích kĩ hơn về ý nghĩa, hàm ý mà nó truyền đạt cho khách hàng được hiểu rõ hơn. ANI cần tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng. Từ việc trải nghiệm các khóa học tại ANI khách hàng mới có thể nhận biết và nhớ được lâu hơn về câu khẩu hiệu, từ đó nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu cho khách hàng.
Nhạc hiệu cùng gắn liền với logo và câu khẩu hiệu của ANI sẽ làm cho khách hàng nhớ tới thương hiệu rõ hơn và liên tưởng tới thương hiệu nhanh hơn.
3.2.5.2 Về khuyến mãi
◊ Căn cứ đề xuất giải pháp:
Hoạt động khuyến mãi là một phương pháp rất tốt để giảm giá khóa học trong thời gian ngắn nhằm khuyến khích nhu cầu. Đây là một công cụ hữu ích để tăng cường lượng tiêu thụ, tạo sự ham muốn tiêu dùng thương hiệu
Chính sách khuyến mãi các khóa học cũng đãđược ANI thường xuyên triển khai và phổ biến.
◊ Nội dung của giải pháp:
Trong điều kiện nguồn tài chính cho phép, ANI nên có nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng, tăng cường các chương trình giảm giá khóa học theo đợt nhằm kích thích lượng tiêu thụ cũng như thu hút các khách hàng mới. Tuy nhiên khi sử dụng công cụ khuyến mãi thì ANI cần cẩn trọng vì nó cũng có tác dụng không tốt đối với việc lạm dụng quá mức. Do đó khi xây dựng các kế hoạch khuyến mãi công ty cần phải tiến hành đồng thời và đồng bộ với những kế hoạch khác của hoạt động chiêu thị cũng như chiến lược marketing của công ty.
ANI, bởi đây cũng là một yếu tố tham gia khá tích cực vào công tác gia tăng độ nhận biết thương hiệu của khách hàng.
PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận
Trải qua hơn 2 năm xây dựng và phát triển, học viện đào tạo quốc tếANI đã trở thành một doanh nghiệp khá thành công trong những bước đầu về tổ chức và chất lượng giảng dạy. Các khóa học tại học viện ANI chưa đủ mới nhưng chúng khá đa dạng nên do đó sức cạnh tranh với thị trường khá cao. Hiện nay, ANI đã hợp đồng với tổ chức IDP, IIG để các học viên có thể đăng kí thi IELTS và đăng kí thi TOEIC tại thành phốHuế một cách dễdàng và thuận lợi hơn nhằm để nâng cao thương hiệu ANI góp phần thúc đẩy thương hiệu ngày càng vươn xa hơn, có tiếng hơn trên thị trường trong cả nước.
2. Hạn chếcủa đềtài
Kết quảcủa đềtài nghiên cứu“Đo lường mức độnhận biết của khách hàng đối vớithương hiệu Học viện đào tạo Quốc tếANI”vẫn còn một sốhạn chếnhất định.
-Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa và hạn chế về kích cỡ mẫu nên mức độsuy rộng của kết quảnghiên cứu cho tổng thể chưa được cao.
-Trong quá trình phỏng vấn khách hàng không thểtránh khỏi các tác động khách quan từngoại cảnh và sựbất hợp tác từphía khách hàng.
-Do vẫn chưa có mô hình nghiên cứu chuẩn, được công nhận rộng rãi về đo lường mức độ nhận biết thương hiệu. Do vậy đề tài đã đi từ việc phân tích và tham khảo nghiên cứu của các khóa luận trước kết hợp với cơ sở lý thuyết Quản trị thương hiệu hàng hóa lý thuyết và thực tiễn của Trương Đình Chiến (2005) nên thang đo lường này cần thiết phải được xem xét thêm và thực hiện trên nhiều nghiên cứu nữa thì mới khẳng định được độtin cậy của thang đo.