Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đo lường mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu Học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 40 - 43)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

* Thực tiễn về hoạt động xây dựng thương hiệu của các học viện đào tạo ở

Việt Namvà thành phố Huế

-Trước tiên là đối với hoạt động xây dựng thương hiệu tại Việt Nam.

Việt Nam đang sở hữu thị trường giáo dục hấp dẫn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 7% mỗi năm cùng độ mở của nền kinh tế ngày càng cao, nhu cầu học tập ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh ngày càng nở rộ. Không chỉ giới học sinh, sinh viên, những người trưởng thành đi làm cũng hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ hiện tại và tươnglai.

Hình 1.2: Đề ánNgoại ngữ Quốc giá (2008 –2010)

Nguồn: cafef.vn

Trên góc độ vĩ mô, Đề án Ngoại ngữ Quốc gia (2008 – 2020) đã không thành công. Năng lực ngoại ngữ của người Việt vẫn còn thấp. Năm 2019, Việt Nam xếp thứ 65 trên 100 quốc gia về chỉ số EF English Proficiency Index, đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của công ty English First (Thụy Điển). Thống kê cho thấy, Việt Nam tụt hạng liên tục từ năm 2015, cùng với số lượng các nước khảo sát tăng lên.Trường Đại học Kinh tế Huế

Language Traning) màu mỡ dành cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Doanh thu của các trung tâm Anh ngữ lớn tại Việt Nam đều tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua.

CTCP Quốc tế Anh văn hội Việt Mỹ (VUS) năm 2019 đem về 1,747 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng hơn 23%. Trung tâm tiếng Anh hàng đầu và lâu năm tại Việt Nam có vốn điều lệ tương đối mỏng, chỉ hơn 20 tỷ đồng. Gần 70% cổ phần công ty này thuộc về Bletchley Pte. Limited (Singapore). VUS hiện có 39 trung tâm trên toàn quốc, trong đótập trung chủ yếu tại TP HCM với 28 cơ sở.

Apollo English cũng là một trung tâm tiếng Anh vốn nước ngoài tên tuổi. Thành lập năm 1995, đồng sáng lập hệ thống này là ông Khalid Muhmood (người Anh) và vợ - bà Arabella Peters. Họ đã đào tạo hơn nửa triệu học viên tại Việt Nam kể từ năm 1995. Số lượng trung tâm của Apollo English ngang ngửa với VUS nhưng doanh thu năm 2019 của Apollo chưa bằng một nửa, đạt 800 tỷ đồng, tăng 28%.

Hay như Hội đồng Anh (British Council), năm 2019 thu về 442 tỷ đồng doanh thu. Tăng trưởng doanh thu hệ thống này thua kém nhiều so với các đơn vị cùng ngành, chỉ đạt hơn 8%.

Cuộc chơi mảng giáo dục tiếng Anh chứng kiến thế cân bằng giữa các doanh nghiệp nội và ngoại. Apax English báo cáo doanh thu năm 2019 lên tới 1,482 tỷ đồng, tăng 64%. Apax English là công ty con của Apax Holdings, doanh nghiệp gắn với tên tuổi của ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy). Apax English tập trung giảng dạy tiếng anh cho trẻ em, hiện đang sở hữu 130 trung tâm trên khắp cả nước.Trên thực tế tại Việt Nam, Công ty TNHH ILA cũng là cái tên đáng chú ý trong mảng giáo dục tiếng Anh. Đơn vị này sở hữu 43 trung tâm tại 12 thành phố lớn, tổng số học viên đã học lên tới 1 triệu người. Tuy nhiên, chúng tôi tạm thời chưa thu thập được số liệu về kết quả kinh doanh. Nhưngbên cạnh đó tôi lại thu thập được một số thông tin về hoạt động của ILA.

Với hàng loạt các hoạt động, sự kiện thành công như là đối với học viện ILA, họ có các chương trình gây quỹ để tài trợ học phí cho các em nhỏ. ILACN ( ILA Communty Network) hỗ trợ tài chính để giúp các em có thể theo học văn hóa tại các trường phổ thông và 300 Suất tài trợ được trao đến các em trong năm học 2017-2018.Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh đó ILACN hân hạnh cung cấp các suất học bổng học tiếng Anh miễn phí tại các học viện Anh ngữ ILA đến các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được bảo hộ bởi các tổ chức phi Chính phủ được hợp tác hỗ trợ với các tổ chức phi Chính phủ (NGO). ILACN hỗ trợ các tổ chức phi Chính phủ khắp Việt Nam bằng cách mở ra nhiều lớp học tiếng anh hoặc kĩ năng tình thương tại các mái ấm và tài trợ về mặt tài chính để giúp các tổ chức này có thể hoạt động tốt.

Bên cạnh đó, còn có NHÀ TÀI TRỢ VÀNG học viện đào tạo quốc tế FELIX, tài trợ cho cuộc thi Vua marketing. Hành trình tham gia cuộc thi tuy gặp rất nhiều thử thách nhưng đã mang lại cho các thí sinh nhiều trải nghiệm cũng như những kiến thức, bài học quý giá trong cuộc sống và đặc biệt là trên con đường trở thành Marketer chuyên nghiệp. Felix đã giúp các bạn ngày càng vươn gần hơn đến con đường ước mơ và sự thành công hơn.

Về vấn đề xây dựng thương hiệu các học viện đào tạo quốc tế tại địa bàn thành phố Huế cũng đang trên đà ngày một phát triển, thường xuyên tổ chức và tài trợ cho các chương trình Rung Chuông Vàng tại các trường tiểu học, cấp 2 và cấp 3. Còn về phía các trường đạihọc thì các học viện hay tổ chức các chương trình Hùng biện Tiếng Anh cho các bạn sinh viên hay là các chương trình dã ngoại, trau dồi và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài cho các bé từ 5 đến 13 tuổi như là : Nghệ nhân nhí. Hơn thế nữa, các học viện đào tạo quốc tế cũng đầu tư hơn về bộ nhận diện thương hiệu của mình, như là học viện đào tạo quốc tế ANI đầu tư hơn về trang phục cho nhân viên, nhưng nhìn chung thì các hoạt động tại Huế hay cũng như là việc xây dựng thương hiệu, các học viện đào tạo và các trung tâm ngoại ngữ tại Huế vẫn chưa được làm nổi bật và kĩ càng.

Qua đó cho thấy các học viện đào tạo quốc tế anh ngữ ở Việt Nam đang ngày càng phát triển hơn. Tất cả đều đang nổ lực xây dựng thương hiệu và tạo được chỗ đứng riêng cho mình thông qua rất nhiều cách để có thể để lại ấn tượng cho khách hàng một cách triệt để nhất.

CHƯƠNG 2: ĐO LƯỜNGMỨC ĐỘ NHẬN BIẾT CỦA KHÁCH HÀNG THÀNH PHỐ HUẾ ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU HỌC VIỆN

ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ANI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Đo lường mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu Học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)