D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
2.2.1. Quy trình và kỹ thuật xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra tự luận
2.2.1.1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng
Dựa trên yêu cầu của bài học/nội dung và năng lực học tập của học sinh. Xác
định rõ thời điểm kiểm tra, đánh giá để xây dựng các dạng câu hỏi cho phù hợp.
a) Câu đúng, sai
Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi) học sinh chọn một trong hai cách trả lời (Đ) hay (S).
Lưu ý:
+ Chọn câu dẫn nào mà học sinh trung bình khó nhận ra ngay là đúng hay sai. + Cần đảm bảo tính (Đ) hay (S) của câu là chắc chắn.
+ Mỗi câu trắc nghiệm khách quan chỉ nên diễn tả một ý đúng nhất
Câu hỏi đúng, sai
Em hãy tích vào ô trống, Bài hát Bạn ơi lắng nghe là của dân ca Tày Đ S
.
Câu hỏi: Âm thanh của nhạc cụ thanh phách nghe như thế nào? Em khoanh vào đáp án đúng
a Cheng, cheng, cheng b Tùng, tùng, tùng
35
Câu hỏi: Nhạc cụ nào sau đây được gọi là trống con? Khoanh vào đáp án đúng. A B C
b) Câu nhiều lựa chọn
Câu hỏi nhiều lựa chọn gồm hai phần:
+ Phần thứ nhất (gọi là phần dẫn) là một câu hỏi hay một câu chưa hoàn tất nêu mục đích đòi hỏi người làm lựa chọn câu trả lời.
+ Phần thứ hai (gọi là phần lựa chọn hay các phương án lựa chọn, thường là từ 3, 4 – 5 phương án) gồm một lựa chọn đúng (gọi là đáp án) và các lựa chọn sai (gọi là câu nhiễu, câu bẫy). Loại câu hỏi này rất thông dụng, có khả năng áp dụng rộng rãi và phân loại học sinh nhiều nhất. Tuy nhiên loại này tương đối khó soạn vì mỗi câu hỏi phải kèm theo một số câu trả lời, tất cả đều hấp dẫn nhưng chỉ có một đáp án.
Lưu ý: Những câu nhiễu đưa ra không phải tùy tiện. Giáo viên phải dự đoán các hướng sai lầm của học sinh có thể mắc phải khi giải bài toán đó để đưa ra những lựa chọn nhiễu.
Để gọi đúng tên các nốt nhạc trong bài đọc nhạc, em cần: Đúng Sai
- Nhớ tên nốt nhạc
- Biết gõ đệm cho bài đọc nhạc
- Biết đọc lời ca bài đọc nhạc - Biết vận động cơ thể theo bài đọc nhạc c) Câu ghép đôi
36
Câu hỏi dạng này thường gồm hai cột thông tin, mỗi cột có nhiều dòng. Học sinh phải chọn ra những kết hợp hợp lí giữa một dòng của cột này với một hay những dòng thích hợp của cột bên kia. Dạng câu hỏi này thích hợp cho việc kiểm tra lí thuyết.
Lưu ý:
+ Dãy cột thông tin đưa ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan với nhau. Học sinh có thể nhầm lẫn.
+ Cột câu hỏi và cột câu trả lời không nên bằng nhau, nên có những câu trả lời đưa ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn.
+ Thứ tự câu trả lời không nên ăn khớp với thứ tự các câu hỏi để gây thêm khó khăn cho sự lựa chọn.
Ví dụ:
Em hãy nối thông tin ở hai cột cho phù hợp
37
Những câu hỏi dạng này có chứa những chỗ trống để học sinh điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ đó. Những cụm từ này hoặc do học sinh tự nghĩ ra hay nhớ ra, hoặc được cho sẵn trong những phương án có nhiều lựa chọn.
+ Câu hỏi cần ngắn gọn để chỉ trả lời bằng một số, một từ hay một câu ngắn; tránh lập câu quá dài, ý tứ rườm rà.
+ Tránh lập câu hỏi mà đáp án có thể trả lời bằng nhiều cách. + Câu hỏi phải rõ ràng, chính xác
Ví dụ:
Em điền từ/ hát tiếp câu hát còn thiếu trong bài hát Tổ Quốc ta Tổ quốc ta, rộng ….
Ngàn đất đai phì nhiêu đồng lúa xanh…
Rừng núi cao, biển …
Tổ quốc ta đẹp sao dải đất Bắc Nam ….
Câu hỏi: Em quan sát hình vẽ và điền đúng tên cho hai bạn nhé
Bạn Đô Bạn … Bạn …
2.2.1.2. Kiểm tra ngắn, vấn đáp
-Câu hỏi kiểm tra ngắn, vấn đáp, tự luận tạo cơ hội cho học sinh viết hoặc nói ra những suy nghĩ, hiểu biết của mình về một vấn đề. Câu hỏi bài tập được xây dựng theo từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để kiểm tra kiến thức, kĩ năng, năng lực…phù hợp với nội dung học tập trong chương trình. Tuy nhiên, xây dựng câu hỏi phải phù hợp với đặc thù môn học mang tính thực hành như môn Âm nhạc.
38
- Câu hỏi đóng là dẫn dắt học sinh vào bối cảnh tư duy.
- Câu hỏi mở để giúp học sinh hiểu biết thêm hoặc vận dụng những kiến thức đã có vào bối cảnh cụ thể. Câu hỏi khuyến khích được tất cả học sinh trong lớp đều có thể tham gia trả lời
- Có thể đặt câu hỏi gợi ý trước để học sinh cùng tham gia đặt câu hỏi
- Câu hỏi, bài tập giáo nhiệm vụ phải có thời gian nhất định để học sinh trả lời, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Câu hỏi, bài tập dự án, giao nhiệm vụ phải tạo được thúc đẩy sự khám phá, tìm tòi, tư duy của học sinh
- Trong khi đặt câu hỏi, phát phiếu hỏi, giáo viên cần có một thời gian nhất định để học sinh tư duy về vấn đề câu hỏi của giáo viên đưa ra.
Ví dụ:
Kiểm tra ngắn; câu hỏi vấn đáp Câu hỏi đóng
Em thích nhất hình ảnh nào trong bài hát Chú ếch con?
Nhạc cụ em vừa học có tên gọi là gì? Câu hỏi gợi mở
Em/ nhóm sẽ lựa chọn bài hát nào để biểu diễn? Tại sao?
Em mô tả cách chơi nhạc cụ em vừa học
Câu hỏi củng cố
Hãy nêu cảm nhận của em khi học bài hát Chú ếch con. Em học được đức tính gì ở chú ếch con?
Em nhắc lại tên nhạc cụ, mô tả hình dáng, cách chơi nhạc cụ gõ (trống con )
Câu hỏi tổng kết - Em hãy viết ra 2 điều em thích nhất trong chủ đề vừa học.
Bài tập dự án: Là cơ hôi thúc đẩy học sinh tham gia thực hiện một nhiệm vụ sau một giai đoạn/thời gian học tập để đánh giá khả năng tự tìm kiếm và thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích chúng theo mục tiêu của dự án, đánh giá các kĩ năng cần thiết
VD: HS thực hiện một nhiệm vụ sau một thời gian học tập qua việc lĩnh hội, phân tích, xác định được các bước/ tiến trình, huy động vốn kiến thức, kĩ năng đã học trong phối hợp làm việc nhóm để đạt được kết quả như yêu cầu mong đợi.
39 Giáo viên giao nhiệm vụ
(các nhóm sẽ báo cáo, trình bày vào tiết học sau)
Tìm hiểu về một nhạc cụ của Việt Nam, sau đó giới thiệu trên lớp
Các nhóm nhận và triển khai nhiệm vụ
Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
Các thành viên thực hiện nhiệm vụ được phân công Báo cáo kết quả
Các thành viên trong nhóm cùng báo cáo nhiệm vụ được phân công
Tập hợp kết quả chung và đánh giá mức độ hoàn thành
2.2.1.3. Câu hỏi, bài tập tương tác nhóm
Ví dụ
a. Nội dung hát
- Em cùng nhóm bạn hát và gõ đệm hoặc vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Tổ quốc ta.
b. Nội dung Đọc nhạc
- Nhóm em đọc bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay
40
- Đọc bài đọc nhạc theo cặp đôi. Em đọc to câu 1, bạn bên cạnh đọc nhỏ câu 2
c. Nội dung Nhạc cụ
- Em và nhóm bạn dùng trống con gõ theo hình tiết tấu To-Nhỏ theo ý thích
41
d. Thường thức âm nhạc: Câu chuyện Âm nhạc
- Em và bạn bên cạnh hãy nói cho nhau biết nhân vật vào mình yêu thích trong câu chuyện.
- Hãy thảo luận trong nhóm về cử một bạn lên kể lại chuyện theo hình minh họa