D. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
2.4. Phân tích kết quả đánh giá theo khung năng lực
Hoạt động 3: Tìm hiểu về kết quả đánh giá theo khung năng lực đối với môn Âm nhạc.
Nhiệm vụ của học viên:
− Nghiên cứu tài liệu
− Thảo luận nhóm về: Phân tích kết quả đánh giá theo khung năng lực đối với môn Âm nhạc. Lấy ví dụ một tiêu chí cụ thể về kết quả đánh giá theo khung năng lực học sinh ở một nội dung môn học.
Yêu cầu: Sản phẩm trình trên giấy Ao, máy chiếu+ thuyết trình
Thông tin cho hoạt động 3
Kết quả đánh giá có 2 dạng, đánh giá định tính và đánh giá định lượng.
Đánh giá kết quả môn Âm nhạc là đánh giá định tính, các thông tin thu thập được hàng ngày khi đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập, từng tuần, từng tháng, từng giai đoạn, từng lớp tương ứng với nội dung kiến thức được học trong phân phối chương trình.
Trong đánh giá phát triển năng lực HS, GV phải ghi nhận sự tiến bộ của HS thông qua việc thu thập, mô tả, phân tích, giải thích các hành vi đạt được của HS theo các mức độ từ thấp đến cao và đối chiếu nó với các mức độ thuộc các thành phần của mỗi năng lực cần đo (yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực trong CT giáo dục phổ thông 2018). Dưới
51
đây là sự cụ thể hóa các công việc đó của người GV khi đánh giá phát triển năng lực HS.
Ví dụ 3: Hãy biểu diễn theo nhóm (cá nhân) bài hát yêu thích đã học (lớp 1) Yêu cầu cần đạt là: Biểu diễn bài hát kết hợp gõ đệm/vận động theo nhịp điệu đơn giản với hình thức cá nhân/ cặp đôi/ nhóm.
Để biểu diễn được bài hát, yêu cầu HS phải thuộc bài hát, biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động đơn giản. Nếu học sinh chỉ thực hiện một trong 3 cách: hát/gõ đệm/ vận động theo nhịp điệu thì khi đó năng lực học sinh đạt ở mức 1 (M1)
Năng lực M1 M2 M3
Tiêu chí Biểu diễn với hình thức phù
hợp
– Bước đầu biết tham gia biểu diễn cùng bạn (thực hiện ở mức độ đơn giản).
– Tham gia biểu diễn cùng bạn/ nhóm bạn. Bước đầu biết thể hiện cảm xúc/ gõ đệm/ vận động đơn giản khi tham gia biểu diễn – Nêu ý tưởng cá nhân về cách trình diễn theo hình thức phù hợp - Có ý tưởng sáng tạo khi tham gia biểu diễn
- Biết thể hiện cảm xúc/ gõ đệm/ vận động theo nhịp điệu bài hát/ bản nhạc khi tham gia biểu diễn.
Thu thập bằng chứng về sự tiến bộ của HS
Có nhiều dạng bằng chứng chứng minh cho sự phát triển năng lực của người học như điểm số bài kiểm tra, thành tích học tập, thái độ học tập, động lực, sở thích, chiến lược học tập, mức độ thực hiện hành vi…của người học. Tuy nhiên, với một số dạng bằng chứng như kết quả kiểm tra ngắn, tương tác nhóm nhóm, quan sát hành vi, bài tập thực hành…, GV phải vận dụng kinh nghiệm chuyên môn để nhận đinh kết quả đó của HS (đánh giá bằng nhận xét). Vì thế, công cụ giúp tường minh hóa quá trình thu thập
chứng cứ để tăng cường tính khách quan hóa trong đánh giá sự tiến bộ của HS là Rubric. Theo đó, Rubric này sẽ thể hiện rõ quy tắc cho điểm hoặc mã hóa chất lượng hành vi có thể quan sát được của người học, nó bao gồm các chỉ số hành vi và tập hợp các tiêu chí
52
chất lượng về các hành vi đó1. Như vậy, căn cứ vào Rubric, GV sẽ sử dụng nó làm tham
chiếu để thu thập các bằng chứng về sự tiến bộ của HS. Để thiết lập được Rubric này, GV cần:
- Quyết định những kiểu hành vi nào và bao nhiêu hành vi là đủ để rút ra kết luận về sự phát triển năng lực.
- Thiết lập khung đánh giá sự phát triển năng lực. Khung này GV căn cứ vào các thành tố của năng lực và yêu cầu cần đạt của nó (đã được xác định trong CT giáo dục phổ thông tổng thể) và các kiểu hành vi đã xác định theo yêu cầu trên để có một khung đánh giá sự phát triển năng lực (minh họa ở bảng 1);
- Thiết lập Rubric tham chiếu để thu thập bằng chứng. Trên cơ sở các hành vi trong khung năng lực, GV sẽ phải xác định rõ mức độ đạt được cho mỗi hành vi (tiêu chí chất lượng hành vi) dựa trên của yêu cần đạt của năng lực đã được xác định sẵn trong CT giáo dục phổ thông tổng thể 2018