Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tập đề tài hoàn thiện hoạt động nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH made việt (Trang 48 - 49)

5. Kết cấu của chuyên đề

2.4.2 Những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH

giai đoạn 2017- 2019.

Thứ nhất: công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động nhập khẩu của công ty còn yếu kém.

Do mới thành lập, cơ cấu nhân sự của công ty vẫn chưa được ổng định, bộ máy nhân sực của công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách để xử lý các vấn đề về khiếu nại.

Đối với các trường hợp khiếu nại, công ty vẫn chưa có các tiêu chuẩn chung để áp dùng nếu có xảy ra. Vì thế trong giai đoạn 2017- 2019, một số hợp đồng có xảy ra vấn đề khiếu nại nhưng công ty vẫn không nhận được sự đền bù nào thỏa đáng do việc khiếu nại còn chưa được thực hiện tốt.

Thứ hai: công ty chưa thực hiện được các công việc liên quan đến thủ tục hải quan và xin các giấy tờ liên quan theo quy định của nhà nước.

Nhân viên trong công ty chưa có đủ kinh nghiêm và kiến thức chuyên ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan.Vì thế, để rút ngắn thời gian làm thủ tục nhập khẩu công ty đã thuê ngoài để thực hiện công việc này nhưng tốn nhiều chi phí.

Thứ ba:trong giai đoạn 2017- 2019, công tác đàm phán, kí kết hợp đồng chưa thực hiện tốt.

Việc giao dịch, đàm phán hợp đồng với đối tác chưa chuyên nghiệp và còn nhiều thiếu sót. Nguyên nhân chính do công ty còn thiếu kỹ năng đàm phán, chưa tự tin giao tiếp bằng tiếng anh nên bị phụ thuộc nhiều vào phiên dịch. Do đó, trong các cuộc đàm phán, các đối tác đều nắm phần chủ động, nhiều hợp đồng công ty phải chịu nhiều thiệt thòi.

Thứ tư, công tác thực hiện hợp đồng của công ty giai đoạn 2017- 2019 vẫn chưa đạt kết quả cao.

Trong quy trình nhập khẩu của công ty còn thiếu các bộ phận chuyên trách về công tác nhập khẩu và thông quan hàng hóa, do đó một số bộ phận dù không phải chuyên môn về lĩnh vực này vẫn được giao nhiêm vụ làm tốn nhiều thời gian và chi phí, làm lỡ kế hoạch cung cấp của công ty với đối tác trong nước. Điều này làm giảm mức độ chuyên môn hóa, giảm hiệu quả công việc, lãng phí nhiều thời gian tìm hiểu.

40

Về phương thức vận tải và bảo hiểm hàng hóa, công ty phải thuê một đại lý khác để vận chuyển hàng. Công ty bị thụ động trong việc này, việc giải quyết nếu có vấn đề phát sinh còn phụ thuộc nhiều vào bên vận chuyển hàng, kết quả nhiều lần bị trễ hàng, bất đồng giữa hai bên, làm ảnh hưởng đến quá trình nhập khẩu hàng hóa của công ty. Ngoài ra, những đơn hàng của công ty chủ yếu nhập theo điều kiện EXW và FOB nhưng lại không mua bảo hiểm hàng hóa nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời ngắn hạn và đầy rủi ro.

Thứ năm, chủng loại mặt hàng của công ty trong giai đoạn 2017- 2019 không tăng.

Giai đoạn này công ty vẫn tiến hành nhập khẩu như cũ là các sản phẩm thực phẩm chức năng, không có gì thay đổi về chủng loại sản phẩm như dược phẩm là thuốc đặc trị, dụng cụ y tế.

Thứ năm, công tác kiểm tra và giám sát tình hình nhập khẩu chưa sát sao và kịp thời báo cáo các vấn đề phát sinh.

Trong giai đoạn 2017- 2019, do chưa có nhân lực chuyên trách phụ trách giám sát tình hình nhập khẩu hàng hóa, nhiệm vụ giao cho các bộ phận chưa chặt chẽ còn chồng chéo lên nhau, trong tổng số 7 đơn hàng bị hủy có 3 đơn hàng có lí do bị hủy bởi chậm tiến độ giao hàng, 2 đơn hàng bị hủy do thanh toán không đúng hạn và đơn hàng vị hủy do không thực hiện được thủ tục đăng ký hồ sơ nhập khẩu cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tập đề tài hoàn thiện hoạt động nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH made việt (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w