Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tập đề tài hoàn thiện hoạt động nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH made việt (Trang 49 - 53)

5. Kết cấu của chuyên đề

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu của

TNHH Made Việt giai đoạn 2017- 2019.

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất, năng lực giải quyết khiếu nại của nhân viên còn yếu.

Phần lớn nhân viên trong công ty tốt nghiệp chuyên ngành về kinh doanh, kế toán, mua bán hàng hóa, chưa có nhiều am hiểu về luật nên công tác giải quyết khiếu nại còn nhiều khúc mắc.

Ngoài ra, công ty cũng chưa chú trọng đầu tư và công tác khiếu nại, tạo điều kiện cho các nhân viên nâng cao nghiệp vụ này.

Thứ hai, Công ty chưa có khả năng đầu tư, đào tạo thực tế nghiệp vụ cho nhân viên,hình thức đào tạo còn nặng về lý thuyết, sau đào tạo vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm.

Mặc dù 100% nguồn nhân lực của công ty đều có trình độ từ đại học trở lên, từ nhiều ngành học khác nhau, một số nhân viên ở các bộ phận được trang bị kiến thức về nghiệp vụ ngoài thương, ngành kinh doanh xuất nhập khẩu,… là rất ít, vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm thực tế về các rủi ro trong kinh doanh quốc tế như việc áp thuế, mã HS,…

41

Nhân lực đảm nhiệm các công việc đánnh giá, nghiên cứu thị trường còn thiếu, kèm theo đó là nguồn lực tỏ chức còn chưa chặt chẽ và chưa được chuyên môn hóa, làm cho công ty thiếu tính chủ động để giải quyết các đề phát sinh của môi trường bên ngoài cũng như đánh giá thị trường ngoài. Đây là nguyên nhân chính khiên công ty luôn bị thụ động trong công tác xin giấy phép nhập khẩu khi Bộ Y tế hay Cục an toàn thực phẩm có sự thay đổi nào về quy trình đăng ký sản phẩm. Nhiều mặt hàng phải tốn nhiều thời gian và chi phí để đăng ký nhưng doanh thu khi bán ra lại không đạt được như kỳ vọng.

Trong công tác ngoại giao và đàm phán dó các nhân viên trong công ty chưa có nhiều kinh nghiệm và năng lực về kỹ năng đàm phán, hiểu biết về tác tác và thị trường còn hạn chế. Quá trình đàm phán của công ty còn ở thế bị động, phụ thuộc nhiều vào phiên dịch, nên không có nhiều ưu thế so với đối tác.

Năng lực của nhân viên về công việc giải quyết vấn đề khiếu nại còn yếu do phần lớn các nhân viên đều chuyên về lĩnh vực kinh doanh, mua bán hàng, xuất nhập khẩu,… chưa có am hiểu nhiều vì luật nên công tác khiếu nại còn gặp nhiều khúc mắc. Mặt khác, công ty còn chưa chú trọng đến công tác khiếu nại, chưa có sự đầu tư đúng mức, tạo điều kiện để nhân viên có cơ hội nâng cao nghiệp vụ.

Thứ ba, năng lực tài chính của công ty còn hạn chế.

Hiện tại, nguồn vốn công ty sử dụng hầu hết là vốn tự có do nên việc thanh toán gặp nhiều khó khăn khiến cho một số mặt hàng bị hạn chế về số lượng đơn hàng và giá trị đơn hàng trong cùng một thời gian mua. Hơn nữa, công ty mới gia nhập ngành nên việc trao đổi, thương lượng với các đối tác nước ngoài còn kém, hầu hết các đơn hàng của công ty đều cần đặt cọc trước 30% trước khi sản xuất và thanh toán 100% trước khi giao hàng. Nguyên nhân huy động vốn đó làm ảnh hưởng tới kết quả nhập khẩu của công ty, kim ngạch nhập khẩu tuy tăng nhưng chưa cao so với các đối thủ khác trong ngành.

Thứ tư, quy trình nhập khẩu còn nhiều bất cập.

Mặc dù quy trình nhập khẩu của công ty đang được cải thiện để hoàn thiện một cách khoa học và đã mang lại một số thành quả nhất định cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Như công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện tốt do nhân viên mua hàng của công ty chưa đủ kinh nghiệm và thiếu nhân lực khi chỉ có 3 nhân viên vừa thực hiện công tác nghiên cứu vừa thực hiện đàm phán mua hàng. Việc trao đổi, liên hệ với các đối tác mới không mang lại doanh thu trực tiếp nhưng có giá trí cốt lõi, tạo lợi nhuận to lớn nếu tìm được đối tác chiến lược với khả năng cung cấp đảm bảo về cả chất lượng, số lượng và giá cả.

42

Bên cạnh đó, vì muốn tiết kiệm chi phí chi trả cho nhân viên nên một số nhân viên còn phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, làm cho công việc của từng bộ phận còn chưa đạt đến trình độ chuyên môn hóa, làm giảm năng suất và hiệu quả của công việc nói chung.

Thứ năm, Các nhân viên công ty chưa giám sát chặt chẽ tiến trình nhập khẩu, dẫn đến những sai sót trong việc giao hàng, thanh toán.

Kinh nghiệm của các nhân viên còn thiếu do đó chưa cập nhật chính xác tiến trình nhập khẩu, theo sát hoặc có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những sự cố phát sinh. Do đó trong một số trường hợp thủ tục thông quan thiếu sót, một số đơn hàng bị giữ lại dẫn đến quá hạn hợp đồng.

Thứ sáu, hoạt động giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh chưa được công ty chú trọng và quan tâm đúng mức

Khi có vấn đề phát sinh từ phía nhà cung cấp khiến công ty phải dừng việc hợp tác giữa hai bên. Do đó công ty buộc phải tìm kiếm nhà cung cấp khác, điều này làm tốn phí về thời gian nghiên cứu nhà cung cấp mới và đàm phán về giá cả, vận chuyển,…Tuy nhiên do nahan viên còn chưa đủ năng lực giải quyết vấn đề dẫn đến việc chậm trễ trong giải quyết các vấn đề phát sinh.

Nhiều đơn hàng bị thay đổi về giá, thậm chí là bị hủy do hoạt động thanh toán bị chậm trễ. Nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm trễ này là do các bộ phận trong công ty chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Cũng như việc làm thủ tục thanh toán còn gặp nhiều vấn đề. Vì vậy gây chậm tiến độ trong quá trình thanh toán cho nhà cung cấp.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, Nhà nước chưa tạo điều kiện để doanh nghiệp đẩy mạnh và gia tăng năng lực nhập khẩu.

Một trong những yếu tố khách quan gây kìm hãm kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp hay những biện pháp giúp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu không đạt hiệu quả cao là do sự thay đổi chính sách liên tục của cơ quan nhà nước. Điều này làm cho doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí để tìm hiểu đáp ứng những nhu cầu để xin đẩy đủ giấy phép nhập khẩu cho sản phẩm. Như sản phẩm thực phẩm chức năng công ty Made Việt nhập khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký visa cho sản phẩm do những thay đổi khó lường về chính sách trong lĩnh vực y tế do Cục an toàn thực phẩm quy định. Những năm gần đây, mỗi năm cục đều cho thay đổi, bổ sung quy định hồ sơ đăng ký.

43

Hơn nữa, phía ngân hàng chưa có nhiều ưu đãi về lãi suất và thủ thục vay vốn cho doanh ngiệp trung và dài hạn. Các quy định, thủ tục cho doanh nghiệp vay còn rườm rà, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu. Tỷ giá thường xuyên biến động gây nhiều rủi ro khi đầu tư đối với các doanh nghiệp.

Thứ hai, thủ tục hải quan còn rườm rà, phức tạp.

Quy trình xử lí các thủ tục hải quan tại Việt Nam còn nhiều thủ tục rường ra, đòi hỏi nhiều giấy tờ gây chậm tiến độ. Trong đó thời gian xét duyệt giấy tờ, kiểm tra và thông quan hàng hóa kéo dài gây chậm trễ cho hoạt động nhập khẩu. Cơ sở vật chất tại các cơ quan hải quan còn chưa được đầu tư đúng mức, gây ra tình trạng chờ đơi, thời gian giao hàng cho các doanh nghiệp còn chậm trễ.

Thứ ba, các đối thủ canh tranh mạnh, có nhiều lợi thế.

Ngành dược phẩm từ lâu đã được đánh giá có nhiều lợi thế, các công ty có nhiều kinh nghiệp hoạt động trong thời gian dài. Những doanh nghiệp đó có lợi thế về thị phần, uy tính và sự tín nhiệm từ người tiêu dùng cũng như các đối tác nước ngoài. Điều này làm cho những doanh nghiệ còn non trẻ như Made Việt gặp nhiều khó khăn khi tìm chỗ đứng trên thị trường.

Thứ tư, trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm thay thế làm giảm nhu cầu về dược phẩm nói chung.

Tại Việt Nam, nhiều khu vực chưa được tiếp cận nhiều với dược phẩm khoa học tiên tiến. Với những bệnh không quá nghiêp trọng, ngoài sự lựa chọn là thực phẩm chức năng, người tiêu dùng còn sử dụng những phương thuốc Đông y hoạch một số liệu pháp chữa trị từ thiên nhiên. Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc tiêu thụ sản phẩm dược phẩm trong nước, làm cho kim ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng không tăng hoặc tăng chậm và có dấu hiệu giảm đi trong tương lai.

44

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU DƯỢC PHẨM CỦA CÔNG

TY TNNH MADE VIỆT ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề THỰC tập đề tài hoàn thiện hoạt động nhập khẩu dược phẩm tại công ty TNHH made việt (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w