Nhân tố Địa hình

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 27 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT Ở HUYỆN CƯM’GAR

2.1.2. Nhân tố Địa hình

Huyện CưM’gar nằm trong vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Đông sang Tây, độ dốc trung bình từ 3-150, chiếm 95,8% diện tích tự nhiên, nhiều nơi hệ thống sơng suối phát triển, chia cắt bề mặt thành nhiều đồi dốc thoải. Độ cao trung bình trong khu vực khoảng 350 – 500m so với mực nước biển. Có thể chia thành các dạng địa hình chính như sau :

- Địa hình đồi núi, dốc

Diện tích khoảng 3463ha, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên, phân bổ tập trung chủ yếu ở phía Bắc, giáp với khu vực bán bình nguyên Ea Súp, và một phần nhỏ tại rìa phía Tây và phía Đông của huyện , độ dốc từ 15-250. Đất hình thành trên dạng địa hình này có tầng canh tác mỏng, chủ yếu rừng cây lá rộng tự nhiên tập trung, tuy nhiên do thời gian gần đây do khai phá mở rộng đất canh tác nên diện tích rừng bị giảm khá nhiều.

- Dạng địa hình đồi lượn sóng

Diện tích khoảng 62.420 ha, chiếm 75,91% diện tích tự nhiên. Địa hình bị chia cắt từ nhẹ đến trung bình, có dạng dốc thoải, có nơi tương đối bằng phẳng xen kẽ giữa các dãy núi. Độ dốc dao động từ 3-150. Đất đai phân bố trên dạng địa hình này chủ yếu là đất nâu đỏ bazan và đất đen có tầng canh tác khá dày thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Các loại đất này hầu như đã được khai thác triệt để cho phát triển sản xuất nông nghiệp, chủ yếu các loại cây cơng nghiệp có giá trị như : cà phê, cao su, các loại ngô, ngô, đậu đỗ và bông vải.

- Dạng địa hình thung lũng hẹp

Dạng địa hình này có diện tích khoảng 16.341ha, chiếm 19,88% diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố dọc theo các nhánh sơng, suối có nơi rộng đến hàng chục hec ta. Đất trên địa bàn này được cấu tạo bởi những sản phẩm bồi tụ, thường bị úng ngập vào mùa mưa. Đây là dạng địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, hầu hết đã được khai thác trồng lúa nước , rau màu và các loại cây ngắn ngày khác.

Bảng 2.1. Thống kê diện tích đất huyện CưM’gar theo độ dốc

Cấp độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 0 – 30 16.499 20,01 3 – 80 46.304 56,16 8 – 150 16.175 19,62 15 – 200 2.620 3,18 20 – 250 845 1,03 Tổng 82.443 100,00

Nhưng nhìn chung phần lớn diện tích huyện CưM’gar có địa hình độ dốc dưới 150, bề mặt thống ít bị chia cắt, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp lâu năm như cây cà phê.

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)