Nhân tố Thủy văn

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 30 - 32)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.4.Nhân tố Thủy văn

2.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT Ở HUYỆN CƯM’GAR

2.1.4.Nhân tố Thủy văn

Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện thuộc lưu vực sông SrêPok, do chịu ảnh hưởng của địa hình nên các suối chính ở đây có hướng chảy từ Đơng sang Tây. Đáng chú ý trên địa bàn huyện là suối Ea Tul, Ea M’Droh có lượng dịng chảy lớn nhất vào tháng 9, 10, 11 do các tháng trước đây có nắng hạn kéo dài làm cho đất khô cằn vào tháng 5, 6, 7 lượng mưa được bao nhiêu thì ngấm vào mặt đệm và đến tháng 9,10,11 chỉ cần lượng mưa 100mm là sinh ra lũ lớn.

+ Suối Ea Tul: bắt nguồn từ xã Ea Ngay huyện Krông Buk, đoạn chảy qua

huyện dài khoảng 45km, long suối hẹp và ít dốc, lưu lượng dòng chảy 10,86m3/s, chảy suốt chiều dài toàn huyện, qua những vùng sản xuất nông nghiệp rộng lớn như: xã Ea Tul, Thị trấn Quảng Phú, Quảng Tiến, Ea M’nang… đây là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu trên địa bàn huyện, trên lưu vực đã xây dựng nhiều cơng trình thủy lợi với quy mô vừa và nhỏ như hồ Buôn ng, và một số cơng trình thủy lợi khác…Ngồi hệ thống chính Ea Tul cịn có hệ thống suối nhánh của suối này Ea Drơng, Ea Néh, Ea Pơk, Par Chur…góp phần phục vụ đáng kể cho cây trồng vào mùa khô.

+ Suối Ea Mdroh : là suối phát nguồn trong khu vực, chiều dài nhánh chính

chảy qua huyện khoảng 37km, long suối hẹp và dốc, lưu lượng dòng chảy vào khoảng 135m3/s, có nước quanh năm cung cấp đáng kể lượng nước cho cây trồng vào mùa khơ, ngồi ra cịn có các suối nhánh của suối này.

Ngồi hai suối lớn nêu trên cịn có các suối nhỏ phân bố khá đều trên địa bàn huyện , các suối này bắt nguồn từ các đồi núi cao đổ ra hai suối lớn, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, thường khơng có nước vào mùa khơ nên mực nước ở các suối lớn thường xuống rất thấp trong mùa này.

Nhìn chung hệ thống suối trong vùng chủ yếu là các suối đầu nguồn, lưu lượng nước biến động lớn giữa hai mùa, nên lượng nước mặt rất khan hiếm vào mùa khơ. Do địa hình của huyện CưM’gar là dạng địa hình dốc nên vào mùa khô lượng nước ở các suối thường không đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cho nên cần phải khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học và tiết kiệm. Vì vậy, chúng ta cần phải đầu tư xây dựng hệ thống các hồ để tích trữ các nguồn tự nhiên và nhất là một lượng lớn nguồn nước mưa để phục vụ tưới tiêu cho cây trồng vào các tháng hạn trong năm, để tránh tác động của tháng hạn hán mà ảnh hưởng đến giảm sản lượng các loại cây trồng.

- Nước ngầm :

Nước ngầm trong phạm vi huyện CưM’gar khá đa dạng, được chứa trong hầu hết các loại đất, đá với trữ lượng và độ tinh khiết khác nhau, được chia thành 3 địa

tầng chứa nước như sau:

+ Tầng chứa nước lỗ hổng: Bề dày không quá 10m, nằm ở ven sông suối, lưu lượng từ 0,1-0,14 lít/s, thành phần hóa học thuộc kiểu Bicarbonnát Clorua, độ khống hóa từ 0,07-0,33 g/lít.

+ Tầng chứa nước lỗ hổng khe nứt: Nước ngầm ở tầng này trên đất bazan của CưM’gar tương đối khá với bề dày chứa nước từ 10-100m, lưu lượng trung bình từ 0,1-1,0 lít/s, chủ yếu là nước khơng áp, thuộc loại nước nhạt (mức độ khống hóa từ 0,01-0,1 g/lít), có thể sử dụng tốt cho sinh hoạt, riêng về khả năng khai thác cho sản xuất được đánh giá ở mức độ trung bình. Hiện đã được khai thác để tưới cho cây cà phê mức độ khá phổ biến.

+ Tầng chứa nước khe nứt: Tầng chứa nước khe nứt được phân ra nhiều loại, nhưng nhìn chung lưu lượng thuộc loại nghèo, khả năng khai thác cho sản xuất hạn chế.

( Nguồn tài liệu: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất huyện CưM’gar giai đoạn 2003- 2010, Báo cáo Quy hoạch thủy lợi huyện Cư’Mgar giai đoạn 2006 -2020)

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 30 - 32)