CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH Ở HUYỆN CƯM’GAR

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 35)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH Ở HUYỆN CƯM’GAR

2.2.1. Phân loại

Trên nền bản đồ tỷ lệ 1/25.000, qua kết quả điều tra tổng hợp điều tra thổ nhưỡng và kết quả điều tra bổ sung chuyển đổi tên loại đất theo hệ thống phân loại của FAO – UNESCO năm 1995, trên địa bàn huyện CưM’gar có 4 nhóm đất chính bao gồm 8 đơn vị phân loại.

Nhóm đất đỏ vàng (F)

Diện tích 53,033,08 ha, chiếm 8,31% diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ (Fk ), chiếm 47.704,40 ha, chiếm 79,32% diện tích của vùn, phân bố đều ở các xã trên địa hình bằng, độ dốc 0-150, phần lớn có tầng dày trên 100cm, đất màu nâu đỏ, cấu tượng viên, xốp, cơ giới từ thịt nặng đến sét, mùn và đạm tổng số giàu, khả năng thấm và giữ nước tốt.

+ Đất nâu vàng trên đá Macma bazơ (Fu): 3.574,27 ha, phân bố ở các xã Quảng Tiến, Ea Tar, Ea Kuếh, Ea M’Droh. Địa hình bằng phẳng, độ dốc từ 0-80, phần lớn tầng mỏng 30-50 cm, màu nâu vàng, tơi xốp, cấu tượng viên, cơ giới thịt nặng, kết von ở tầng sâu 40-50 cm, mụn và đạm tổng số từ trung bình đến giàu, đất hơi chua.

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất (Fs): Diện tích 1.241,90 ha, phân bố một số xã phí Tây huyện như Quảng Hiệp, Ea M’droh, Ea Kiết, độ dốc 3- 80, đa số là tầng đất mỏng, có nhiều đá lẫn, màu đỏ vàng, cấu tượng kết cục tảng, cơ giới thịt nặng, mùn và đạm tổng số trung bình, đất chua.

+ Đất vàng nhật trên đá cát (Fq): Diện tích 512,51 ha, phân bố tại các xã Ea M’Droh, Ea Kiết giáp với huyện Buôn Đơn, độ dốc từ 8-250; tầng đất mỏng, có đá lẫn, màu vàng nhạt đến vàng đỏ, kết cấu cục tảng, chặt; thành phần cơ giói nhẹ đến cát; mùn và đạm tổng số thấp, đất rất chua.

Nhóm đất đen (R)

Diện tích 6.423,73 ha chiếm 11,2% diện tích tự nhiên, trong đó nhóm đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan (Rk) 1.935,6 ha, đất nâu thẫm trên đá Bazan (Ru) 4.488,13 ha. Nhóm đất này phân bố tại các xã Ea H’ding, Quảng Hiệp, Quảng

Tiến trên địa hình thấp, cơ giói thịt nặng, phần lớn tầng đất mỏng 30-50 cm, có nhiều kết von, đá lẫn, đá lộ đầu rải rác.

Nhóm đất thung lũng (D)

Diện tích 648,32 ha, phân bố rải rác tại các xã, có địa hình thấp ven các khe suối hợp thủy, thành phần cơ giới nặng, phần lớn coa tầng dày > 100 cm, đất chua, mùn và đạm tổng số trung bình.

Nhóm đất xám (X)

Diện tích 3,96 ha, phân bố tại xã Ea Kiết, có địa hình dốc, thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất mỏng 30 cm, đất chua, nghèo dinh dưỡng. Có đá lộ đầu và kết von.

2.2.2. Diện tích

Bảng 2.3. Tổng hợp diện tích các loại đất huyện CưM’gar

STT Tên đất

Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) I Nhóm đất xám và đất bạc

màu X;B 3,96 0,01

1 Đất xám trên đá macma axit

và đá cát Xa 3,96

II Nhóm đất đen R 6.423,73 10,68

2 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ

của đá bazan Rk 1.935,60

3 Đất nâu thẫm trên sản phẩm

bồi tụ của đá bọt và Bazan Ru 4.488,13

III Nhóm đất đỏ vàng F 53.033,08 88,17

4 Đất nâu đỏ trên đá macma

bazơ Fk 47.704,40 (79,32) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Đất nâu vàng trên đá macma

bazơ Fu 3.574,27

6 Đất đỏ vàng trên đá sét và

7 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 512,51 IV Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 684,23 1,14 8 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 684,23 CỘNG 60.145,00 100,00

(Nguồn : Phịng thống kê huyện CưM’gar)

Nhìn chung, đất trên địa bàn huyện là đất tốt, đặc biệt là đất Bazan, tầng đất dày, độ mùn cao, phù hợp với nhiều loại cây trồng, hiện nay đa số đã được khai thác đưa vào sản xuất nơng nghiệp.

Hình 2.1. Cơ cấu các nhóm đất chính của huyện CưM’gar.

0.01% 10,68% 88,17% 1,14% Nhóm đất đỏ vàng Nhóm đất đen Nhóm đất xám Nhóm đất thung lũng (Nguồn : Tự thành lập)

Như vậy ta thấy rằng nhóm đất chính chiếm ưu hế trên địa bàn nghiên cứu là nhóm đất đỏ vàng (>80%), nhóm đất này là sản phẩm phong hóa của các đá macma axit và biến chất. Đây là loại đất tốt dinh dưỡng cao, rất thích hợp để trồng cây cà phê, uy nhiên hầu hết nhóm đất này được phân bố trên địa hình cao do vậy chịu tác động mạnh của xói mịn, rửa trơi. Do vậy cần có biện pháp cải tạo và khai thác hợp lý. Nhóm đất đứng thứ hai trên địa bàn là nhóm đất đen (10,68%), cịn nhóm đất xám và đất thung lũng dốc tụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.

Chương 3. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY CÀ PHÊ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN

XUẤT CÂY CÀ PHÊ CỦA HUYỆN CƯM’GAR – TỈNH ĐĂKLĂK. 3.1. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN CƯM’GAR

3.1.1. Loại đất

Theo tài liệu điều tra đất của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thực hiện năm 2005 trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000, đất đai vùng điều tra phân hạng đất huyện CưM’gar được chia thành 4 nhóm với 8 đơn vị phân loại, cụ thể:

- Nhóm đất đỏ vàng: có 4 loại đất chính:

+ Đất nâu đỏ (Fk) và đất nâu vàng (Fu) trên đá bazan.

Diện tích chiếm 71% diện tích tự nhiên, đây là nhóm đất chính của huyện, phân bố thành khối tập trung rất rộng lớn và có ở hầu hết các xã trong huyện, nhóm đất này rất giàu dinh dưỡng, có tầng dày thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả…(phân bố ở dộ dốc từ 0-150) tập trung nhiều ở các xã Ea Pôk, Cư Suê, Ea M’nang, Ea Tul, Cư Dliê Mnông, Quảng Tiến, thị trấn Quảng Phú, Ea Kpam, Ea Drơng, Cuốc Dăng…

Về tính chất lý học: Đất nâu đỏ là loại đất điển hình của q trình feralit, có tầng đất rất dày, gần như đồng nhất từ trên xuống dưới, thành phần cơ giới đất thường nặng, nhưng do kết cấu tốt nên đất vẫn tơi xốp, thống khí, độ xốp 50-60%, đất nâu đỏ có tỷ lệ sét cao thường trên 50%, sét vật lý thường trên 86-90%, đất có cấu trúc viên phổ biến là 3-5mm, nên thấm nước tốt và không xảy ra mâu thuẫn giữa chế độ nước và khí, thấm nước tốt nên hạn chế q trình rửa trơi bề mặt, do có nhiều sét nên khả năng giữ nước của đất cũng khá cao.

Về tính chất hóa học: đất thường chua pH từ 4-4,5, tỷ lệ chất hữu cơ trong

đất khá cao, nơi vừa mới phá rừng đạt tới 4-5%, tỷ lệ đạm tổng số cao (0,15 – 0,25%), hàm lượng lân tổng số khá, trung bình 0,2-0,3%, đất nghèo kali tổng số (0,2-,3%), giàu oxit sắt và nhơm (30-40%), do đó lân dễ tiêu nghèo do bị giữ chặt dưới dạng phot phat Fe, Al.

Là loại đất có độ phì tương đối cao, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế. Tuy vậy khả năng sử dụng đất này ở huyện CưM’gar phụ thuộc rất nhiều vào tầng đất hữu hiệu dày. Nơi có tầng đất hữu hiệu dày nên dành cho việc trồng các cây dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu, các loại cây ăn quả...Do đó trong q trình khai thác sử dụng cần có quy hoạch cụ thể và thi hành nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ đất đặc biệt là nơi có độ dốc lớn.

+ Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), và đất vàng nhạt trên đá cát (Fq):

Diện tích chiếm 13,95% diện tích tự nhiên. Phân bố nhiều ở phía Tây và Tây Bắc của huyện (xã Ea Kiết và Ea Mdroh)

Đất thường chua, cation kiềm trao đổi và nồng độ bazơ thấp. Mùn, đạm trung bình, nghèo lân và nghèo kali (pHh20 : 4,5-5,0; pHKCl: 4,0-4,5; BS khoảng 30-40%, mùn 1,2-1,5%; N: 0,10-0,15%; P2O5 : 0,05-0,06%; K20: 0,1-0,5%). Loại đất này có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, cấu tượng tảng cục sắc lạnh, chặt. cấp hạt sét chiếm đến 45-55% và lên đến 60% ở các tầng tích tụ.

Nhìn chung, nhóm đất đỏ vàng có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao... rất thích hợp với các loại cây cơng nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế như cao su, chè, hồ tiêu... và đặc biệt là cây cà phê.

- Nhóm đất đen : có 2 loại đất chính:

+ Đất nâu thẫm trên đá bazan (Ru) và đất đen trên sản phẩm bồi tụ đá bzan (Rk)

Diện tích đất chiếm 9,78% diện tích tự nhiên, phân bố nơi có địa hình dốc vừa (3-150); tập trung ở các xã Ea Kiết, Ea Pôk, Ea Mdroh, Ea M’nang, Ea H’ding. Là loại đất hình thành do sản phẩm rửa trôi của đất đỏ bazan lắng đọng ở vùng thấp, đất có màu nâu thẫm, tầng dày khá, đất có phản ứng trung tính pH = 6-7, tỷ lệ mùn trong đất trên 5%, giàu đạm 0,3-0,4%, dung tích hấp thu cation cao 60-80 ldl/100g đất, lân tổng số giàu hơn đất đỏ bazan 0,2-1,0%, lân dễ tiêu khá.

Là loại đất rất phì nhiêu, có thể khai thác sử dụng để trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày cho năng suất khá cao.

- Nhóm đất dốc tụ (D): có 1 loại đất chính

Diện tích tự nhiên chiếm 1,86% diện tích tự nhiên. Đất hình thành ở địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từ các khu vực đồi núi cao xung quanh. Vì vậy nó phân bố rất rải rác, ở khắp các khe suối hợp thủy, đất thường bằng thích hợp cho trồng lúa nước và hoa màu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm đất xám: có 1 loại đất chính :

+ Đất xám bạc màu trên đá cát (Xa) : Diện tích chiếm 1,44%diện tích tự

nhiên, đất có độ dốc từ 3-80, tầng dày <30cm; phân bố tại khu vực xã EA Kiết (giáp huyện Ea Súp).

Đất xám điển hình có nhược điểm là chua, nghèo chất dinh dưỡng, thường bị khơ hạn nhưng có giá trị trong nơng nghiệp, phần lớn diện tích đất nằm ở địa hình bằng, thoải, thống khí, thốt nước, dễ canh tác và thích hợp với nhu cầu sinh trưởng phát triển của nhiều cây trồng cạn.

Trên loại đất này hiện nay đang trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.

(Nguồn tài liệu : Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện CưM’gar giai đoạn 2003-2010, báo cáo Quy hoạch thủy lợi huyện CưM’gar giai đoạn 2006 -2020).

3.1.2. Độ dốc

Độ dốc là đặc trưng chủ yếu của vùng đồi núi, ảnh hưởng đến độ phì đất và các phương thức canh tác, sử dụng đất. Độ dốc và độ cao là những yếu tố quan trọng làm gia tăng q trình xói mịn, rửa trơi trong điều kiện mưa tập trung ở lãnh thổ nghiên cứu. Vì vậy độ dốc được xem là chỉ tiêu xác định giới hạn khả năng sử dụng đất đai cho từng ngành sản xuất nông - lâm nghiệp.

Huyện CưM’gar nằm trên cao nguyên Buôn Ma Thuột vùng điều tra có địa hình dốc thoải, thấp dần từ Đông sang Tây, độ cao trung bình 500-600m. Trong xây dựng bản đồ đơn vi đất đai huyện CưM’gar, độ dốc được phân ra làm 5 cấp : Độ dốc < 30 (SL1), độ dốc từ 3 – 80 (SL2), độ dốc từ 8 – 150 (SL3), độ dốc từ 15 – 200

3.1.3. Tầng dày

Tầng dày có ý nghĩa quan trọng để bố trí cơ cấu cây trồng, căn cứ theo tầng dày đất để đề xuất phương án xử dụng hợp lý và hiệu quả.

Bảng 3.1. Tổng hợp diện tích đất huyện CưM’gar theo tầng dày Độ dày tầng đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Độ dày tầng đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Trên 100 cm D1 42.222,06 70,20 2. Từ 70 – 100 cm D2 0,00 0,00 3. Từ 50 – 70 cm D3 2.615,33 4,35 4. Từ 30 – 50 cm D4 11.276,47 18,75 5. Dưới 30 cm D5 4.031,15 6,70 Tổng cộng 60.145,00 100,00

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất huyện CưM’gar năm 2010)

3.1.4. Thành phần cơ giới

Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với các loại đất có thành phần cơ giới nhất định. Thành phần cơ giới là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá đất có khả năng giữ nước, giữ phân, nếu đất có thành phần cơ giới nhẹ thì khả năng giữ nước, giữ phân kém nên số lần, số lượng phân bón cần nhiều hơn.

Đất ở huyện CưM’gar được phân ra làm 5 cấp theo thành phần cơ giới: Đất có thành phần cơ giới cát (C1), cát pha (C2), thịt nhẹ (C3), thịt trung bình (C4), thịt nặng và sét (C5).

Bảng 3.2. Tổng hợp diện tích đất huyện CưM’gar theo thành phần cơ giới Thành phần cơ giới Tỷ lệ hạt cát Ký hiệu Diện tích Thành phần cơ giới Tỷ lệ hạt cát Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) 1. Đất cát Trên 85% C1 441,73 0,73 2. Đất cát pha 60-80% C2 1.910,26 3,18 3. Đất thịt nhẹ 50-60% C3 1.525,51 2,54 4. Đất thịt trung bình 40-50 % C4 1.340,72 2,23 5. Đất thịt nặng Dưới 40% C5 54.926,78 91,32 Tổng cộng 60.145,78 100,00

3.1.5. Hàm lượng mùn

Hàm lượng mùn phản ánh nguồn dự trữ chất dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Đất giàu mùn thường có độ phì cao, cây phát triển tốt và cho năng suất cao. Ngược lại, những nơi đất xấu thường có hàm lượng mùn thấp, việc canh tác đòi hỏi phải có đầu tư lớn nên hiệu quả kinh tế khơng cao. Hàm lượng mùn trên địa bàn nghiên cứu được chia ra làm 5cấp: Trên 4% (H1), từ 4 – 3,1%(H2), từ 3,0 – 2,1% (H3), từ 2,0 – 1,0% (H4) và dưới 1% (H5).

Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích đất theo tỷ lệ mùn Mức độ Thang chia Mức độ Thang chia

(OM%) Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1. Giàu Trên 4 H1 17.204,39 28,60 2. Khá 4 – 3,1 H2 17.277,71 28,73 3. Trung bình 3,0 – 2,1% H3 17.309,98 28,78 4. Nghèo 2,0 – 1,0% H4 4.590,13 7,63 5. Rất nghèo < 1 H5 3.762,79 6,26 Cộng 60.145,00 100,00

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất huyện CưM’gar năm 2010 )

3.1.6. Khả năng tưới

Dựa vào điều kiện địa hình cụ thể và khả năng thủy lợi hiện có trên lãnh thổ nghiên cứu, mức độ tưới được phân thành 4 cấp: Tưới chủ động ở những khu vực có các cơng trình thủy lợi tưới tiêu (I1). Tưới tương đối chủ động đối với các địa bàn gần sông suối và những nơi có thể tưới theo phương pháp tự chảy (I2). Tưới hạn chế ở những vùng xa nguồn nước, địa hình tương đối dốc (I3). Khơng tưới được là những vùng xa sơng suối, nơi địa hình có độ dốc lớn (I4).

3.1.7 Vị trí

Một khoanh vi đất mặc dù có các yếu tố về thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với sản xuất nông - lâm nghiệp nhưng ở vị trí khơng thuận lợi thì rất khó cho việc sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với cây cà phê ở địa bàn huyện CưM’gar những khoanh vi được xem là rất thuận lợi (P1) khi nó nằm ở trung tâm, gần các trục giao thơng chính, gần các khu dân cư (gần các trung tâm kinh tế - xã hội), còn nằm ở đồng bằng nhưng xa đường giao thông hoặc khu dân cư thì được phân cấp là thuận lợi (P2). Những khoanh vi nằm ở địa hình đồi và núi thấp, xa đường giao thơng, ít thuận lợi cho phát triển nơng lâm nghiệp thì được phân cấp là ít thuận lợi ( P3). Cịn địa hình núi cao, giao thơng đi lại khó khăn, độ chia cắt sâu lớn thì được coi là khơng thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp (P4). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp quy mơ diện tích một số chỉ tiêu về tiềm năng đất đai huyện CưM’gar Chỉ tiêu Mức độ phân cấp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1. Loại đât (G) Fk Fu Fs Fq Rk Ru Xa D 47.704,40 3.574,27 1.241,90 512,90 1.935,60 4.488,13 3,96 684,23 79,32 5,94 2,06 0,85 3,22 7,46 0,01 1,14 2. Độ dốc (SL) SL1 SL2 SL3 SL4 SL5 16.499 46.304 16.175 2.620 845 20,01 56,17 19,62 3,18 1,03 3. Tầng dày (D) D1 D2 D3 D4 42.222,06 0,00 2.615,33 11.276,47 70,20 0,00 4,35 18,75

D5 4.031,15 6,70 4. Thành phần Cơ giới (C) C1 C2 C3 C4 C5 441,73 1.910,26 1.525,51 1.340,72 54.926,78 0,73 3,18 2,54 2,23 91,32 5. Hàm lượng mùn (H) H1 H2 H3 H4 H5 17.204,39 17.277,71 17.309,98 4.590,13 3.762,79 28,60 28,73 28,78 7,63 6,26

6. Khả năng tưới (I)

I1 I2 I3 I4 36.223,49 8.663,98 7.977,75 6.440,00 61,12 14,10 13,06 11,72 7. Vị trí P1 P2 P3 P4 40.203,22 13.221,53 6720,25 0,00 66,84 22,01 11,15 0,00

3.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN CƯM’GAR ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ CƯM’GAR ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ

3.2.1. Loại hình sử dụng đất đai để đánh giá

3.2.1.1. Cơ sở lựa chọn cây cà phê

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 35)