Cấu trúc, phân loại khả năng thích hợp đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 46 - 51)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN

3.2.2.1. Cấu trúc, phân loại khả năng thích hợp đất đai

Theo FAO, khả năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của một đặc điểm đất đai của địa bàn nghiên cứu đối với một loại hình sử dụng đất được xác định. Đất đai có thể được xem xét ở điều kiện hiện tại hoặc trong tương lai sau khi đã cải tạo.

Cấu trúc phân loại khả năng thích hợp đất đai khác nhau tùy theo tỷ lệ bản đồ và mức độ chi tiết trong điều tra, đánh giá đất đai. Hệ thống phân loại khả năng thích hợp đất đai của FAO được phân ra 4 cấp như sau: Bậc (order), hạng (class), phụ hạng (subclass), đơn vị (units).

* Bậc (order): Được chia làm 2 bậc là bậc thích hợp (S) và bậc khơng thích hợp(N).

- Bậc thích hợp (S): Là bậc cho năng suất cao khi có đầu tư, khơng chịu ảnh hưởng của rủi ro và không gây thiệt hại cho tài nguyên đất.

- Bậc khơng thích hợp (N): Đất đai có các yếu tố giới hạn (hạn chế) khắc nghiệt mà ở loại thích hợp khơng có. Các yếu tố này khơng thể khắc phục được hay rất khó đối với các loại hình sử dụng đất.

* Hạng (class): Được dùng để chia ra mức độ thích hợp - Bậc thích hợp được chia làm 3 hạng:

+ S1 - Rất thích hợp: Ở hạng này, đặc tính đất đai khơng thể hiện yếu tố giới hạn, nếu có thì rất yếu dễ khắc phục và khơng gây ảnh hưởng đến năng suất của các loại hình sử dụng đất. Sản xuất trên hạng đất này sẽ rất dễ dàng, thuận lợi cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

+ S2 - Thích hợp: Đặc tính đất đai ở hạng đất này thể hiện một số yếu tố giới hạn ở mức trung bình, có thể khắc phục được bằng các biện pháp khoa học - kỹ thuật hoặc tăng mức độ đầu tư cho các loại hình sử dụng đất. Sản xuất trên hạng đất này thường khó khăn và đầu tư tốn kém hơn hạng S1 nhưng vẫn có thể cho năng suất và sản lượng khá. Nếu đầu tư cao và đất đai được cải tạo hợp lý thì một số hạng S2 có thể nâng lên hạng S1 cho những loại hình sử dụng đất nhất định.

+ S3 - Ít thích hợp: Ở hạng này, đặc tính đất đai đã xuất hiện nhiều yếu tố giới hạn hay một số yếu tố giới hạn rất nghiêm trọng, khó khắc phục. Tuy nhiên, các yếu tố hạn chế chưa đến mức phải loại bỏ các loại hình sử dụng đất. Sản xuất trên hạng đất này tuy khó khăn, đầu tư tốn kém nhưng vẫn có lãi.

- Bậc khơng thích hợp chia làm 2 hạng:

+ N1 - Hạng khơng thích hợp hiện tại: Đặc tính đất đai khơng thích hợp với loại hình sử dụng đất hiện tại vì có các yếu tố hạn chế. Tuy nhiên, các yếu tố này có thể khắc phục bằng các biện pháp cải tạo đất để nâng lên hạng thích hợp trong tương lai.

+ N2 - Hạng khơng thích hợp vĩnh viễn: Đất đai có những yếu tố giới hạn rất nghiêm trọng và không thể khắc phục được bằng bất kỳ biện pháp nào ở cả hiện tại

và trong tương lai. Nếu đưa vào sử dụng sẽ không hiệu quả, thậm chí cịn gây tác hại tới môi trường.

* Phụ hạng (Subclass): Phản ánh những hạn chế hay biện pháp cần cải tạo trong cùng một hạng. Các yếu tố hạn chế ở phụ hạng chủ yếu là các yếu tố về điều kiện tự nhiên.

Ví dụ: S2h: Thích hợp hạng S2, yếu tố hạn chế là hàm lượng mùn quá thấp.

S2i: Thích hợp hạng S2, yếu tố hạn chế là do khơng có khả năng tưới. * Đơn vị thích hợp (Units): Phản ánh sự khác biệt nhỏ của các yếu tố và được phân chia ra từ một hạng phụ. Các yếu tố hạn chế ở phụ hạng ngoài yếu tố tự nhiên của các đơn vị đất đai còn các yếu tố hạn chế về quản lí sản xuất và đầu tư sản xuất. Tất cả các đơn vị thích hợp đều có cùng mức độ thích nghi và có cùng yếu tố hạn chế nhưng khác nhau ở mức độ ảnh hưởng.

Bậc (order) Hạng (class) Phụ hạng (subclass) Đơn vị (units)

S1 S2d S - Thích hợp S2 S2i S3 S2p N1 N1i N - Khơng thích hợp N2h N2

Hình 3.1. Cấu trúc phân hạng khả năng thích hợp đất đai (FAO,1976,1983)

3.2.2.2. Phương pháp đánh giá và phân hạng

Theo hướng dẫn của FAO, có 4 phương pháp phân hạng như sau:

- Phân hạng chủ quan: Phương pháp này được thực hiện bởi các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết rất rõ về điều kiện tự nhiên, đặc tính đất đai và

cây trồng của địa bàn nghiên cứu. Đây là phương pháp thực hiện nhanh, sát thực tế, tuy nhiên phương pháp này khó thuyết phục và có ít người làm được.

- Phân hạng theo điều kiện giới hạn: Phương pháp này dựa vào quy luật tối thiểu của Leibig là nhân tố quyết định đến khả năng sản xuất và chất lượng cây trồng. Hạng thích nghi được xác định với đơn vị đất đai có bất kỳ yếu tố nào có giới hạn cao nhất hay mức độ thích nghi thấp nhất. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhưng khơng giải thích được tác động qua lại của nhiều yếu tố sinh thái.

- Phân hạng theo phương pháp làm mẫu: Đây là phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu chuyên sâu. Phương pháp này cho kết quả chính xác nhưng phải thực hiện tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian và tiền của.

- Phân hạng theo phương pháp toán học: Phương pháp này được thực hiện bằng các phép tốn: cộng, nhân tính theo phần trăm hoặc cho điểm với các hệ số và tạo ra thang phân loại một cách khách quan từ việc tổng hợp các yếu tố của vùng nghiên cứu.

Qua việc phân tích các ưu nhược điểm của mỗi phương pháp đánh giá và dựa vào tính đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu, đề tài này được nghiên cứu đánh giá, phân hạng theo điều kiện giới hạn.

Mức độ thích nghi đất đai được chia làm 4 hạng là: S1 : Rất thích hợp

S2 : Thích hợp S3 : Ít thích hợp N : Khơng thích hợp

Về ngun tắc thích hợp được thực hiện thao sự kết hợp của các yếu tố giới hạn và lấy cấp hạn chế cao nhất để kết luận mức độ thích hợp đất đai. Như vậy mức độ thích hợp của loại hình sử dụng cây cà phê trên đất đai chỉ tùy thuộc vào hạng thích hợp nhất của một yếu tố nào đó. Các yếu tố hạn chế và sự hiểu biết mức độ hạn chế của đất đai được xác lập trên cơ sở mơ tả loại hình sử dụng đất được chọn .

3.2.3. Kết quả phân hạng thích hợp đất đai với cây cà phê của huyện CưM’gar

Để đánh giá mức độ thích hợp đất đai với cây cà phê phải dựa trên yêu cầu sử dụng đất đai của cây cà phê. Đồng thời đối chiếu những điều kiện vốn có của đất đai với những nhu cầu mà cây cà phê cần phải có. Nguyên tắc phân hạng được thực hiện bằng cách lấy mức độ hạn chế cao nhất của một nhân tố nào đó để kết luận mức độ thích nghi đất đai. Như vậy mức độ thích nghi đối với cây cà phê chỉ phụ thuộc vào hạng của chỉ tiêu được đánh giá thấp nhất trong đất đai đó.

Ví dụ: Đánh giá mức độ thích nghi của đất đai với loại hình sử dụng đất cây cà phê có đặc tính và mức độ thích nghi như sau :

Loại đất : Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, mức độ thích nghi S3. Độ dốc < 30, mức độ thích nghi là S1

Tầng dày : >100cm, mức độ thích nghi là S1.

Thành phần cơ giới: thịt trung bình, mức độ thích nghi là S1. Hàm lượng mùn: 2,0 -1,0 %, mức độ thích nghi S3

Điều kiện tưới : tưới tương đối chủ động, mức độ thích nghi S2. Vị trí : thuận lợi, mức độ thích nghi S2.

Như vậy mức độ thích nghi của đất đai được đánh giá là ít thích nghi xếp hạng S3, do loại đất và hàm lượng mùn ít thích nghi với cây cà phê

- Kết quả đánh giá thích nghi đất đai huyện CưM’gar:

Thông qua đối chiếu xem xét thống kê diện tích đất đai ở từng chỉ tiêu, rút ra được mức độ thích hợp đối với cây cà phê trên địa bàn huyện như sau:

Trong điều kiện hiện tại khả năng rất thích hợp của đất đai đối với cây cà phê (S1) là 13.064,89 ha, chiếm 21,73%. Mức thích hợp (S2) là 12.960,36 ha, chiếm 21,54%. Cịn diện tích ít thích hợp (S3) là 7.733,24 ha, chiếm 12,86% . Cịn lại diện tích khơng thích hợp (N) chiếm 26.386,51 ha chiếm 43,87%. Yếu tố hạn chế ở đây chủ yếu là do điều kiện tưới và độ dốc.

Bảng 3.6. Kết quả đánh giá đất đai với mục đích phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar. Mức độ thích hợp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) - Rất thích hợp 13.064,89 21,73 - Thích hợp 12.960,36 21,54 - Ít thích hợp 7.733,24 12,86 - Khơng thích hợp 26.386,51 43,87 Tổng 60.145,00 100,00

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)