Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 53 - 57)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3.3.Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê theo hướng bền vững

3.3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG SẢN

3.3.3.Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê theo hướng bền vững

a. Tiết kiệm đất đai

- Thực hiện đồn điền, đổi thửa để tăng khả năng thâm canh cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng năng suất lao động.

- Trong điều kiện hiện nay diện tích đất đai của huyện hạn chế và hệ số sử dụng đất còn tương đối thấp. Để nâng cao hệ số sử dụng đất trong tương lai và hiện tại cần phải thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ đồng thời duy trì diện tích đất nơng nghiệp hiện có.

b. Đẩy mạnh cơng tác khuyến nông

Công tác khuyến nông là rất cần thiết địi hỏi phải kiên trì, liên tục nó là cơng việc cần thiết cho cả trước mắt và lâu dài.

- Cần truyền bá và thông tin kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được xác định là khâu then chốt trong sản xuất nông nghiệp, cần phải sử dụng các chuyên gia, các cán bộ khoa học kỹ thuật của địa phương thực hiện công tác

khuyến nông nhằm xác định được các thành tựu khoa học kỹ thuật về trồng trọt mới nhất vào nông nghiệp.

- Đồng thời thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày về kỹ thuật, kiến thức quản lý kinh tế, tổ chức hội nghị, hội thảo cho các cán bộ kỹ thuật, cán bộ phụ trác h sản xuất và các hộ nông dân đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở.

c. Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất

- Khuyến khích thành lập các cơ sở chế biến nơng sản. Qua đó nâng cao giá trị của nơng sản, kích thích sản xuất phát triển.

- Nâng cấp tuyến đường giao thông liên xã từ thị trấn tới các xã, nhằm nâng cao khả năng giao thông, vận chuyển vật tư cũng như sản phẩm nông sản cho các xã phía xa trung tâm Huyện.

- Hiệu quả của ngành sản xuất cà phê còn phụ thuộc rất lớn vào việc chủ động tưới tiêu. Do vậy ngoài việc quy hoạch thì tỉnh cũng cần phải đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi nhất là các hồ chứa nước ở những vùng cho phép, cũng như hệ thống kênh mương dẫn nước để giảm dần việc sử dụng giếng khoan. Việc sử dụng giếng khoan cũng chỉ nên sử dụng ở những nơi khơng có nguồn nước khác vì việc khai thác nguồn nước ngầm bằng giếng khoan quá mức sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm chung mà nguồn này trong hiện tại việc khai thác phải theo quy hoạch về tài nguyên mơi trường.

Ngồi việc chủ động tưới tiêu thông qua xây dựng hệ thống thủy lợi thì biện pháp tiết kiệm nước cũng là một giải phát cần áp dụng. Để giảm bớt áp lực nước tưới cho cây cà phê trong mùa khơ hanh, nên khuyến khích các doanh nghiệp, các chủ vườn cà phê mở rộng trồng xen các loại cây hàng hoá lâu năm như quế, sầu riêng, tiêu, cây ăn quả, muồng đen, keo dậu.. trong vườn cà phê theo mơ hình mà Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã xây dựng. Việc trồng xen các loại cây hàng hoá lâu năm trong vườn cà phê không chỉ giảm bớt lượng nước tưới trong mùa khơ, mà cịn đa dạng hố sản phẩm, giảm thiểu những rủi ro do biến động của thời tiết, sâu bệnh.

- Cần khuyến khích các hộ kết hợp chăn nuôi và tự sản xuất phân chuồng hay phân hữu cơ. Để khai thác tốt nguồn tài nguyên này, có thể liên kết giữa các hộ gia đình chăn ni và sản xuất cà phê hay có thể khuyến khích hình thành doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân hữu cơ trên địa bàn tập trung sản xuất cây cà phê sẽ bảo đảm hiệu quả và nguồn cung ứng.

d. Quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường

- Hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, quản lý chặt chẽ trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo ổn định quỹ đất trồng cây lâu năm đặc biệt là cây cà phê.

- Đồng thời có chính sách khuyến khích khai thác đất mặt nước chưa sử dụng vào thành đất canh tác sản xuất một vụ trong nông nghiệp.

- Đất đai là tài nguyên có hạn nhưng khả năng sinh lời của nó thì rất cao và là yếu tố không thể thiếu trong sự nghiệp phát triển của đất nước. Do vậy, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này, có vai trò rất lớn tới nền kinh tế đất nước trong tương lai và đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội.

e. Những yếu tố xã hội cần phải giải quyết đảm bảo cho sự thành cơng của chiến

lược sử dụng đất và bố trí cây trồng hợp lý.

- Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo cán bộ cho địa phương

+ Nâng cao trình độ dân trí để nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất - dây được coi là khâu then chốt trong sản xuất nông nghiệp.

+ Cần đào tạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp là người địa phương, gắn bó với địa phương, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho các hộ nơng dân góp phần làm cho đời sống của

- Mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển công nghệ sau thu hoạch,

Việc cung cấp hệ thống thông tin về giá cả thị trường cho các hộ nông dân là cần thiết. Hệ thống thông tin này sẽ giúp cho người dân hiểu biết thêm về một số vấn đề sau:

+ Giúp cho người nông dân biết được sự thay đổi về giá cả sản phẩm ở thị trường, nâng cao nhận thức và hiểu biết chung về thị trường từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong sản xuất.

+ Tăng cường khả năng mua của người dân đối với người bán buôn, tăng tỷ lệ lợi nhuận trực tiếp cho người nơng dân, từ đó tăng thu nhập gia đình và cải thiện đời sống. Những thơng tin này sẽ thực sự bổ ích giúp cho các hộ nơng dân sản xuất có hiệu quả hơn.

- Nâng cấp tuyến đường giao thông liên xã từ thị trấn tới các xã, nhằm nâng cao khả năng giao thông, vận chuyển vật tư cũng như sản phẩm nơng sản cho các xã phía xa trung tâm Huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 53 - 57)