CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT Ở HUYỆN CƯM’GAR

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 27)

B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

2.1.CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT Ở HUYỆN CƯM’GAR

2.1.1. Nhân tố Địa chất

CưM’gar thuộc nền tảng khối nhô Kom Tum nên mang nhiều nét đặc thù trong tổng thể bức tranh chung về địa chất của cao nguyên Đăk Lăk.

Các hoạt động kiến tạo diễn ra trên lãnh thổ rất phức tạp. Trong lịch sữ phát triển địa chất khu vực, khối nhô Kom Tum là một khiên lớn thuộc địa khối Inđôxini nổi lên từ tiền Cambri và tách khỏi địa khối Inđôxinivào vận động Calêđôni bởi đứt gãy Xê Công và rãnh Nam Bộ. Đại khối này được cấu tạo chủ yếu bởi các đá granit, đá gơ nai, và đá phiến...

Trên nên tảng này cao nguyên Đăk Lăk được hình thành do hoạt động Tân kiến tạo làm cho khối nhô Kom Tum bị đứt gãy đoạn tầng và nâng lên với biên độ không đều. Bên cạnh các hoạt động nâng lên còn diễn ra nhiều hoạt động mác ma rất mãnh liệt. Đó là các dòng dung nham nóng chảy, từ lòng quả đất, theo các đường nứt gãy phun trào lên khỏi mặt vỏ quả đất. Tạo thành vùng đất bazan rộng lớn, màu mỡ.

Như vậy ta thấy địa bàn huyện CưM’gar có lịch sử địa chất khá đồng nhất, từ đó cũng tạo nên sự đồng nhất về nền tảng dinh dưỡng đất đai, độ dày tầng đất và tính chất đất đai. Việc xem xét cấu trúc địa chất, vận động kiến tạo của một lãnh thổ cho phép xây dựng cơ sở để đánh giá đất đai đồng thời xác định vai trò, chức năng và động lực phát triển của chúng trong quá trình thành tạo đất đai.

2.1.2. Nhân tố Địa hình

Huyện CưM’gar nằm trong vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột, nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Đông sang Tây, độ dốc trung bình từ 3-150, chiếm 95,8% diện tích tự nhiên, nhiều nơi hệ thống sông suối phát triển, chia cắt bề mặt thành nhiều đồi dốc thoải. Độ cao trung bình trong khu vực khoảng 350 – 500m so với mực nước biển. Có thể chia thành các dạng địa hình chính như sau :

- Địa hình đồi núi, dốc

Diện tích khoảng 3463ha, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên, phân bổ tập trung chủ yếu ở phía Bắc, giáp với khu vực bán bình nguyên Ea Súp, và một phần nhỏ tại rìa phía Tây và phía Đông của huyện , độ dốc từ 15-250. Đất hình thành trên dạng địa hình này có tầng canh tác mỏng, chủ yếu rừng cây lá rộng tự nhiên tập trung, tuy nhiên do thời gian gần đây do khai phá mở rộng đất canh tác nên diện tích rừng bị giảm khá nhiều.

- Dạng địa hình đồi lượn sóng

Diện tích khoảng 62.420 ha, chiếm 75,91% diện tích tự nhiên. Địa hình bị chia cắt từ nhẹ đến trung bình, có dạng dốc thoải, có nơi tương đối bằng phẳng xen kẽ giữa các dãy núi. Độ dốc dao động từ 3-150. Đất đai phân bố trên dạng địa hình này chủ yếu là đất nâu đỏ bazan và đất đen có tầng canh tác khá dày thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Các loại đất này hầu như đã được khai thác triệt để cho phát triển sản xuất nông nghiệp, chủ yếu các loại cây công nghiệp có giá trị như : cà phê, cao su, các loại ngô, ngô, đậu đỗ và bông vải.

- Dạng địa hình thung lũng hẹp

Dạng địa hình này có diện tích khoảng 16.341ha, chiếm 19,88% diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố dọc theo các nhánh sông, suối có nơi rộng đến hàng chục hec ta. Đất trên địa bàn này được cấu tạo bởi những sản phẩm bồi tụ, thường bị úng ngập vào mùa mưa. Đây là dạng địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, hầu hết đã được khai thác trồng lúa nước , rau màu và các loại cây ngắn ngày khác.

Bảng 2.1. Thống kê diện tích đất huyện CưM’gar theo độ dốc

Cấp độ dốc Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 0 – 30 16.499 20,01 3 – 80 46.304 56,16 8 – 150 16.175 19,62 15 – 200 2.620 3,18 20 – 250 845 1,03 Tổng 82.443 100,00

Nhưng nhìn chung phần lớn diện tích huyện CưM’gar có địa hình độ dốc dưới 150, bề mặt thoáng ít bị chia cắt, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp lâu năm như cây cà phê.

2.1.3. Nhân tố Khí hậu

Theo số liệu của Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Tây Nguyên tại Đăk Lăk, huyện CưM’gar có khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng do sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí nhiệt đới gió mùa Cao nguyên .

- Chế độ mưa

Với nền nhiệt tương đối cao trong năm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa : Tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình lớn trên 2334mm, chiếm 85% lượng mưa cả năm. Mùa này thường xuất hiện gió mùa Đông Nam, nên khí hậu ôn hòa mát dịu.

+ Mùa khô : Tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 15%lượng mưa cả năm, kèm theo gió Đông Bắc, nắng nóng và khô hạn, lượng bốc hơi nước lớn dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây mưa lũ trên lưu vực là do các loại hình thể thời tiết sau: + Mưa dông do gió mùa hạ hướng Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới. + Mưa do bão từ biển Đông đỏ bộ vào đất liền gặp dải Trường Sơn ngăn cản bị suy yếu hình thành một vùng áp thấp nhiệt đới gây nên mưa lớn trên diện rộng.

+ Mưa lớn do cả 2 loại hình thời tiết trên gặp nhau, thường xảy ra vào cuối mùa mưa (cuối tháng 10 hoặc tháng 11) .

- Lượng mưa

Phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình năm từ 1560 - 1900mm; số ngày mưa trung bình trong năm 135 ngày; Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 504mm (tháng 10). Đây là vùng có lượng mưa trung bình của Việt Nam, lại phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian. Phần lớn lượng mưa đều tập trung trong mùa mưa, chiếm đến 85%

lượng mưa cả năm. Vòa mùa khô có nhiều tháng liên tục không có mưa. Điều này cho thấy sự mất cân bằng nghiêm trọng về sự phân bố lượng mưa trong năm gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong vùng.

- Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là 21- 240C, nề nhiệt độ chung toàn vùng nói chung là đồng đều.Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm nói chung không lớn, chỉ khoảng 5-60 . Biên độ nhiệt ngày - đêm : 9-120C.

- Độ ẩm

Độ ẩm không khí tương đối trung bình nhiều năm của vùng nghiên cứu dao động từ 81- 85% theo quy luật tăng theo độ cao. Biến trình của độ ẩm không khí trùng với biến trình lượng mưa năm và ngược với biến trình của nhiệt độ trong năm. Độ ẩm cao nhất trong năm vào tháng 8 và tháng 11, chiếm 90%; Độ ẩm thấp nhất trong năm vào tháng 2-4, chiếm 75%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, địa bàn huyện có nhiệt độ và độ ẩm trung bình cao tạo điều kiện cho qúa trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp vỏ thổ nhưỡng dày. Hơn nữa các yếu tố khí hậu thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bốc hơi, gió) tại khu vực huyện CưM’gar thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Vùng này hầu như không có sương muối, không bị ảnh hưởng của bão và lũ lụt chưa từng xảy ra. Nên đặc biệt rất thích hợp để sản xuất cây công nghiệp lâu năm như cà phê.

2.1.4. Nhân tố Thủy văn - Nước mặt : - Nước mặt :

Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện thuộc lưu vực sông SrêPok, do chịu ảnh hưởng của địa hình nên các suối chính ở đây có hướng chảy từ Đông sang Tây. Đáng chú ý trên địa bàn huyện là suối Ea Tul, Ea M’Droh có lượng dòng chảy lớn nhất vào tháng 9, 10, 11 do các tháng trước đây có nắng hạn kéo dài làm cho đất khô cằn vào tháng 5, 6, 7 lượng mưa được bao nhiêu thì ngấm vào mặt đệm và đến tháng 9,10,11 chỉ cần lượng mưa 100mm là sinh ra lũ lớn.

+ Suối Ea Tul: bắt nguồn từ xã Ea Ngay huyện Krông Buk, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 45km, long suối hẹp và ít dốc, lưu lượng dòng chảy 10,86m3/s, chảy suốt chiều dài toàn huyện, qua những vùng sản xuất nông nghiệp rộng lớn như: xã Ea Tul, Thị trấn Quảng Phú, Quảng Tiến, Ea M’nang… đây là nguồn cung cấp nước mặt chủ yếu trên địa bàn huyện, trên lưu vực đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi với quy mô vừa và nhỏ như hồ Buôn Yông, và một số công trình thủy lợi khác…Ngoài hệ thống chính Ea Tul còn có hệ thống suối nhánh của suối này Ea Drơng, Ea Néh, Ea Pôk, Par Chur…góp phần phục vụ đáng kể cho cây trồng vào mùa khô.

+ Suối Ea Mdroh : là suối phát nguồn trong khu vực, chiều dài nhánh chính chảy qua huyện khoảng 37km, long suối hẹp và dốc, lưu lượng dòng chảy vào khoảng 135m3/s, có nước quanh năm cung cấp đáng kể lượng nước cho cây trồng vào mùa khô, ngoài ra còn có các suối nhánh của suối này.

Ngoài hai suối lớn nêu trên còn có các suối nhỏ phân bố khá đều trên địa bàn huyện , các suối này bắt nguồn từ các đồi núi cao đổ ra hai suối lớn, tuy nhiên do địa hình dốc nên khả năng giữ nước kém, thường không có nước vào mùa khô nên mực nước ở các suối lớn thường xuống rất thấp trong mùa này.

Nhìn chung hệ thống suối trong vùng chủ yếu là các suối đầu nguồn, lưu lượng nước biến động lớn giữa hai mùa, nên lượng nước mặt rất khan hiếm vào mùa khô. Do địa hình của huyện CưM’gar là dạng địa hình dốc nên vào mùa khô lượng nước ở các suối thường không đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cho nên cần phải khai thác và sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học và tiết kiệm. Vì vậy, chúng ta cần phải đầu tư xây dựng hệ thống các hồ để tích trữ các nguồn tự nhiên và nhất là một lượng lớn nguồn nước mưa để phục vụ tưới tiêu cho cây trồng vào các tháng hạn trong năm, để tránh tác động của tháng hạn hán mà ảnh hưởng đến giảm sản lượng các loại cây trồng.

- Nước ngầm :

Nước ngầm trong phạm vi huyện CưM’gar khá đa dạng, được chứa trong hầu hết các loại đất, đá với trữ lượng và độ tinh khiết khác nhau, được chia thành 3 địa

tầng chứa nước như sau:

+ Tầng chứa nước lỗ hổng: Bề dày không quá 10m, nằm ở ven sông suối, lưu lượng từ 0,1-0,14 lít/s, thành phần hóa học thuộc kiểu Bicarbonnát Clorua, độ khoáng hóa từ 0,07-0,33 g/lít.

+ Tầng chứa nước lỗ hổng khe nứt: Nước ngầm ở tầng này trên đất bazan của CưM’gar tương đối khá với bề dày chứa nước từ 10-100m, lưu lượng trung bình từ 0,1-1,0 lít/s, chủ yếu là nước không áp, thuộc loại nước nhạt (mức độ khoáng hóa từ 0,01-0,1 g/lít), có thể sử dụng tốt cho sinh hoạt, riêng về khả năng khai thác cho sản xuất được đánh giá ở mức độ trung bình. Hiện đã được khai thác để tưới cho cây cà phê mức độ khá phổ biến.

+ Tầng chứa nước khe nứt: Tầng chứa nước khe nứt được phân ra nhiều loại, nhưng nhìn chung lưu lượng thuộc loại nghèo, khả năng khai thác cho sản xuất hạn chế.

( Nguồn tài liệu: Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất huyện CưM’gar giai đoạn 2003- 2010, Báo cáo Quy hoạch thủy lợi huyện Cư’Mgar giai đoạn 2006 -2020)

2.1.5. Thảm thực vật và cây trồng

Tác động của thực vật đối với đất thông qua quá trình tuần hoàn vật chất, thông qua tác động chống xói mòn và tác động giữ ẩm cho đất nên thực vật có ý nghĩa rất lớn trong thành tạo đất. Cho nên không những mỗi kiểu thảm thực vật ảnh hưởng đến đặc tính của đất mà mỗi loại thực vật đều ảnh hưởng đến dộ tốt xấu của đất. Chính vì thế, muốn bảo vệ đất, cải tạo đất thì biện pháp chủ yếu là biện pháp sinh học, phải lựa chọn kiểu rừng và từng loại cây thích hợp với từng loại đất.

Tùy địa hình, tính chất đất, khí hậu, thủy văn mà sự phân bố thảm thực vật, cũng như các loài chiếm ưu thế, thể hiện khác nhau. Thảm thực vật huyện CưM’gar bao gồm thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật nhân tác.

- Thảm thực vật tự nhiên

Diện tích rừng tự nhiên của huyện có khoảng 19.539ha, chiếm gần 19% diện tích đất tự nhiên. Rừng có nhiều loại gỗ quý có giá trị như: lim xanh, sến, mật, gụ

lau, vàng tâm…Do khai thác tràn lan, nên rừng nguyên sinh chỉ còn lại ở một số xã như: Ea Kuếh, Ea Tar, và Ea Kiết.

Thảm thực vật có trên địa bàn huyện khá đa dạng, hiện đã thống kê được 567 loài thực vật bậc cao thuộc 367 chi và 117 họ. Hệ thực vật rừng không chỉ phong phú về chủng, loài mà ở đây còn có nhiều luồng thực vật như: Thực vật bản địa Bắc Việt Nam-Trung Hoa( họ Re Lauranceae, họ Dâu tằm, họ Đậu, họ Xoan, họ Trâm); thực vật Inddonexxia – Myanmar( họ Tử vi) và thực vật Himalây( họ cây lá kim)…

- Thảm thực vật nhân tác

Bao gồm các loại cây công nghiệp lâu năm như: Cao su, cà phê, chè, tiêu và các loại cây hàng năm như: Lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả,… Các loại này phân bố chủ yếu ở trong các vườn , các trang trại, các khu dân cư ở vùng trung du, vùng đồi núi thấp có dân cư sinh sống.

2.1.6. Tác động của con người

Từ khi con người được sinh ra đã biết khai thác đất đai và thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Con người đã tác động rất lớn trong việc thành tạo đất, thể hiện qua dân số ngày một tăng, nhu cầu khai thác và sử dụng đất ngày càng tăng trong khi đất đai thì vẫn giữu nguyên.

Vai trò của con người đối với đất đai vô cùng to lớn thể hiện qua sản xuất canh tác nông nghiệp và tập quán đốt rừng làm nương rẫy để lại hậu quả là những vùng đất trống đồi nứi trọc. Tác động của con người đã theo hai hướng tích cực và tiêu cực như:

Tác động tích cực là việc cải tạo mở mang diện tích đất trồng, bón phân làm thủy lợi, chọn giống cây trồng thích hợp. Cụ thể như mở mang diện tích đất nông nghiệp được thể hiện qua bảng

Bảng 2.2. Biến động diện tích đất nông nghiệp huyện CưM’gar

Loại đất Năm 2005 Năm 2009 Biến động

Đất trồng cây hàng năm 2.346 2.455 + 109 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất trồng cây lâu năm 44.049 48.481 +3.672

Trong đó: - Cà Phê 33.594 34.081 + 487

- Cao su 7.586 7.975 + 389

Đất lâm nghiêp 18.241 19.639 + 189

(Nguồn : Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện CưM’gar)

Do lịch sử khai phá lãnh thổ vùng Tây Nguyên khá muộn nên địa bàn huyện quá trình canh tác của con người mới chỉ phát triển mạnh trong những năm gần đây. Độ sâu canh tác còn thấp. Do đó chưa ảnh hưởng nhiều đến độ dày và dinh dưỡng trong tầng đất.

Hầu hết đất đai trên địa bàn được phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp đặc biệt là trồng các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su…nên đất đai ít bị xói mòn, rửa trôi… tầng phong hóa đất còn nguyên vẹn.

Ngoài ra con người còn ứng dụng khoa học kỹ thuật thông qua các giống cây trồng và các biện pháp để sản xuất thâm canh tăng vụ, nâng cao sản lượng lương thực. Đồng thời đã chú trọng đến việc tăng dinh dưỡng cho đất như bón phân hữu cơ, vô cơ và cả sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hợp lý. Xây dựng hệ thống mương canh tác thủy lợi để tưới tiêu cho nhiều diện tích canh tác.

Ngoài ra, tác động tiêu cực cũng không ít như việc cày bừ không đúng kỹ thuật, nhất là việc phá rừng làm nương rẫy và lấy gỗ, củi đã gia tăng cường độ xói

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 27)