Nhân tố Khí hậu

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 29 - 30)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.3.Nhân tố Khí hậu

2.1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT Ở HUYỆN CƯM’GAR

2.1.3.Nhân tố Khí hậu

Theo số liệu của Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Tây Nguyên tại Đăk Lăk, huyện CưM’gar có khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng do sự nâng lên của địa hình nên có đặc điểm rất đặc trưng của chế độ khí nhiệt đới gió mùa Cao ngun .

- Chế độ mưa

Với nền nhiệt tương đối cao trong năm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Một năm chia làm 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô.

+ Mùa mưa : Tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình lớn trên 2334mm, chiếm 85% lượng mưa cả năm. Mùa này thường xuất hiện gió mùa Đơng Nam, nên khí hậu ơn hịa mát dịu.

+ Mùa khô : Tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 15%lượng mưa cả năm, kèm theo gió Đơng Bắc, nắng nóng và khơ hạn, lượng bốc hơi nước lớn dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây mưa lũ trên lưu vực là do các loại hình thể thời tiết sau: + Mưa dơng do gió mùa hạ hướng Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới. + Mưa do bão từ biển Đông đỏ bộ vào đất liền gặp dải Trường Sơn ngăn cản bị suy yếu hình thành một vùng áp thấp nhiệt đới gây nên mưa lớn trên diện rộng.

+ Mưa lớn do cả 2 loại hình thời tiết trên gặp nhau, thường xảy ra vào cuối mùa mưa (cuối tháng 10 hoặc tháng 11) .

- Lượng mưa

Phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình năm từ 1560 - 1900mm; số ngày mưa trung bình trong năm 135 ngày; Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 504mm (tháng 10). Đây là vùng có lượng mưa trung bình của Việt Nam, lại phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian. Phần lớn lượng mưa đều tập trung trong mùa mưa, chiếm đến 85%

lượng mưa cả năm. Vòa mùa khơ có nhiều tháng liên tục khơng có mưa. Điều này cho thấy sự mất cân bằng nghiêm trọng về sự phân bố lượng mưa trong năm gây khó khăn khơng nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong vùng.

- Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm là 21- 240C, nề nhiệt độ chung tồn vùng nói chung là đồng đều.Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm nói chung khơng lớn, chỉ khoảng 5-60 . Biên độ nhiệt ngày - đêm : 9-120C.

- Độ ẩm

Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình nhiều năm của vùng nghiên cứu dao động từ 81- 85% theo quy luật tăng theo độ cao. Biến trình của độ ẩm khơng khí trùng với biến trình lượng mưa năm và ngược với biến trình của nhiệt độ trong năm. Độ ẩm cao nhất trong năm vào tháng 8 và tháng 11, chiếm 90%; Độ ẩm thấp nhất trong năm vào tháng 2-4, chiếm 75%.

Do đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, địa bàn huyện có nhiệt độ và độ ẩm trung bình cao tạo điều kiện cho qúa trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hóa và lớp vỏ thổ nhưỡng dày. Hơn nữa các yếu tố khí hậu thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bốc hơi, gió) tại khu vực huyện CưM’gar thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Vùng này hầu như khơng có sương muối, khơng bị ảnh hưởng của bão và lũ lụt chưa từng xảy ra. Nên đặc biệt rất thích hợp để sản xuất cây cơng nghiệp lâu năm như cà phê.

2.1.4. Nhân tố Thủy văn - Nước mặt :

Một phần của tài liệu Đánh giá sơ bộ đất đai phục vụ phát triển cây cà phê ở huyện CưM’gar – tỉnh Đăk Lăk. (Trang 29 - 30)