kinnh doanh của công ty
2.2.2.1. Phân tích môi trườngvi mô
a) Văn hóa tổ chức
Văn hóa doanh nghiệplà việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh, là cái mà các chủ thể kinh doanh áp dụng hoặc tạo ra trong quá trình hình thành nên những nền tảng có tính ổn định và đặc thù trong hoạt động kinh doanh của họ.
Văn hóa kinh doanhlà tổng hòa các quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, qui phạm hành vi, ý tƣởng kinh doanh, phƣơng thức quản lý và qui tắc
chế độ đƣợc toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Văn hóa
kinh doanh lấy việc phát triển toàn diện con ngƣời làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi là của văn hóa kinh doanh là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh
nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớngxã hội chủ nghĩa
và sự chuyển đổi cơ chế kinh doanh, các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhà nƣớc phải trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ. Doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh thị trƣờng gay gắt nhất thiết phải tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp cần nhận thức đƣợc vai trò của nhân tố văn hóa để xây dựng và phát triển phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với công ty Công Nghệ Tin Học Phƣơng Tùng, khía cạnh văn hóa có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, lãnh đạo công ty cho rằng: “Văn hóa của công ty chính là cách tƣ duy và hành động hàng ngày của các thành viên mà mọi ngƣời có thể dễ dàng nhận ra, hình ảnh đó có thể do nhiều yếu tố cấu thành nên”.
Công ty không ngừng xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong công ty, tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các cá nhân bằng cách thƣờng xuyên quan tâm chăm lo đời sống nhân viên, tạo động lực vật chất cả về vật chất lẫn tinh thần, luôn tôn trọng và động viên nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình. Công ty đặt ra những quy định và những quy định đó là để bảo vệ quyền lợi mọi ngƣời trong công ty nên tất cả nhân viên luôn nghiêm chỉnh tự nguyện chấp hành.
Có thể thấy rằng, các chuẩn mực để thực hiện tạo thành nề nếp có tính bền vững nhƣng không khô cứng, máy móc, qua đó thể hiện nét văn hoá của công ty với triết lý thống nhất toàn công ty: “Nơi làm việc nhƣ mái nhà thứ hai, khách hàng là những ngƣời bạn tốt, mang đến cho khách hàng của mình những sản phẩm dịch vụ chất lƣợng tốt, đáng tin cậy”. Triết lý này thƣờng xuyên đƣợc lãnh đạo công ty nhắc nhở tới tất cả các nhân viên của mình
b)Khách hàng
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất cho bất kỳ loại hình kinh doanh dịch vụ nào. Mọi sản phẩm, dịch vụ làm ra đều nhằm mục đích phục vụ khách hàng và nếu khách hàng thỏa mãn thì đem lại lợi nhuận cho công ty, nên nghiên cứu khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Nhận thức đƣợc điều này, Công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Phƣơng Tùng không ngừng đƣa ra những chiến lƣợc nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đó là các cá nhân, hộgia đình hay các tổ chức
Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình
Những khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có số lƣợng tƣơng đối lớn nhƣng nhu cầu của họ chỉ dừng lại ở mức đơn lẻ, chủ yếu phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, tìm hiểu tiếp cận với công nghệ, phục vụ đời sống của bản thân mình, của con cháu...
Khách hàng là các tổ chức
Khách hàng là tổ chức thƣờng có sốlƣợng ít hơn khách hàng là các nhân hay hộ gia đình nhƣng quy mô mỗi đơn vị khách hàng lại lớn hơn và lƣợng sản phẩm tiêu thụ cũng mạnh hơn so với các cá nhân và hộgia đình.
Có nhiều loại tổ chức khác nhau: nhà hàng, bệnh viện, trƣờng học, khách sạn, công ty… Các tổ chức thƣờng có nhu cầu mua sản phẩm của công ty để phục vụ cho công tác quản lý nhƣ là quản lý bán hàng, quản lý chấm công nhân sự, phần mềm kế toán, giải pháp về trọn gói về mã vạch… phục vụ nhu cầu công việc và đơn giản hóa các công việc tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực.
c) Đối thủ cạnh tranh
Bất cứ một chiến lƣợc kinh doanh nào cũng sẽ trở nên thiếu hoàn chỉnh nếu không có những phân tích kỹ lƣỡng về đối thủ cạnh tranh và đấu trƣờng cạnh tranh. Những phân tích này cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết để xác định tốt những cơ hội và thách thức của mình. Không khó để nhận biết đối thủ cạnh tranh, họ là những công ty có ý định lôi kéo các khách hàng của doanh nghiệp.
Công ty CNTH Phƣơng Tùng đã có những tìm hiểu và phân tích các thông tin về đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đối thủ của công ty bao gồm những nhà cung cấp sản phẩm tƣơng tự (các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ). Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty: Phi long Plaza, Bách Khoa Computer, Phong Vũ, Thế giới di động, FPT…
2.2.2.2. Phân tích môi trường vĩ mô
a) Môi trường kinh tế
Những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độtăng trƣởng ở mức khá cao so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích kinh tế, tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trƣởng và duy trì ở mức cao từ 7- 8%/năm. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tếđã
thúc đẩy sự tăng trƣởng mạnh về nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ hàng hóa thiết bị công nghệ tin học để tiếp cận với nền tri thức mới và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời… Đây là cơ hội cho việc mở rộng và khai thác thị trƣờng của công ty. Nhƣng đồng thời nó cũng tạo ra một mãnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này, dẫn đến nguy cơ gia nhập ngành của đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh sự tăng trƣởng đó lạm phát cũng liên tục gia tăng khiến cho ngƣời dân tiết kiệm ít đi và tiêu dùng nhiều hơn, tạo áp lực cho giá cả. Lạm phát cao đặc biệt ảnh hƣởng xấu đến những ngƣời có thu nhập không tăng kịp mức tăng của giá cả. Phúc lợi và mức sống của họ sẽ bị giảm đi dẫn đến việc chi tiêu mua sắm đều phải đắn đo suy nghĩ nhất là các mặt hàng về công nghệ, loại hàng hóa tốn một khoản chi phí không nhỏ. Ngoài ra lãi suất cũng tác động một phần không nhỏ đối với các công ty trong lĩnh vực này, lãi suất cao dẫn đến việc lãi suất vay ngân hàng của các công ty cao hơn tạo áp lực về tài chính và các chính sách trảgóp… của các công ty kinh doanh trong cùng lĩnh vực.
b) Môi trường chính trị - pháp luật
Sựổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, đối với nƣớc ta sau đại hội lần thứ VI, nhà nƣớc chủ trƣơng phát triển nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc đồng thời mở rộng quan hệ ngoại giao với các nƣớc trên thế giới. Chính sách này tác động rất lớn trong việc thu hút đầu tƣ vào nƣớc ta và góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.
Nhà nƣớc cũng đã ban hành hệ thống chính sách thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ theo Công văn 4218/TCT-CS ngày 21/10/2010 các chính sách này ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận của các donh nghiệp. Ngành công nghệ là ngành từlâu đã đƣợc định hƣớng là ngành kinh tế “mũi nhọn” nên đƣợc nhà nƣớc đặc biệt quan tâm và vì thế nên đã có những chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong ngành này phát triển. Ngoài ra các quy định về các hoạt động cổ động cho hoạt động kinh doanh của ngành này cũng đang dần hoàn thiện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng cạnh tranh công bằng.
c)Môi trường công nghệ
Công nghệ có ảnh hƣởng mạnh, trực tiếp đến các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp kinh doanh chính trong lĩnh vực công nghệ. Công nghệ thông tin và
phần mềm từ lâu đã đƣợc định hƣớng để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn... Công nghệ phần mềm Việt Nam đang tiếp tục phát triển với tốc độ cao.
Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao hơn nhằm phát triển các hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng ngành nghề kinh doanh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp theo kịp và không đổi mới công nghệ kịp thời. Sự ra đời và phát triển của Internet là một thành quả quan trọng giúp hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của các công ty trong ngành.
d) Nhà cung cấp
Nhà cung ứng là các đơn vị cung cấp các máy móc vật liệu để công ty có thể duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Vai trò của nhà cung ứng quả thật không nhỏ, nó ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm bán, hình ảnh cũng nhƣ thƣơng hiệu của công ty.
Công ty CNTH Phƣơng Tùng đã chọn cho mình những nhà cung ứng và đối tác chất lƣợng và uy tín nhƣ: Intel; IBM; HP; BenQ; Compaq; Toshiba; Epson; Samsung; LG; Netac; Asus; Sony, Gigabyte, Acer…