Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Thông tin và truyền thông

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng (Trang 103 - 110)

II. Đối với gói cước đã bao gồm STB (KH sử dụng STB, không tự trang bị được miễn phí thiết bị ban đầu):

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BĂNG THÔNG RỘNG CỦA VNPT CAO BẰNG

3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Thông tin và truyền thông

- Sửa Luật Viễn thông, Luật Tần số Vô tuyến điện; Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quyết định mới quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, kho số viễn thông, tên miền Internet; Ban hành Thông tư về Quy hoạch băng tần 700MHz, 26/28 GHz và 3.5 GHz; Hoàn chỉnh các Quy định về quản lý và vận hành mạng dịch vụ viễn thông chuyên dùng phục vụ tốt hoạt động cơ quản Đảng, Nhà nước, hỗ trợ phát triển CPĐT.

- Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử trên cơ sở cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Tạo điều kiện chuyển dịch hạ tầng viễn thông sang hạ tầng ICT, phát triển hạ tầng số đồng bộ hiện đại để thúc đẩy chuyển đổi số.

- Đưa ra các quy định bắt buộc để xử lý căn bản các loại “rác” viễn thông như SIM “rác”, tin nhắn “rác”, thoại “rác”, thư “rác”… để phát triển thị trường bền vững và lành mạnh.

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp viễn thông bởi hiện nay số lượng các doanh nghiệp viễn thông trong nước và trên thị trường viễn thông nước ta rất nhiều, cường độ cạnh tranh là rất khốc liệt. Vì vậy, Bộ Thông tin và truyền thông phải là người luôn quan sát và là trọng tài trong các hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông, là nơi đưa ra các quy chế, các quy định giúp các doanh nghiệp viễn thông hoạt động lành mạnh trong phạm vi của mình.

KẾT LUẬN

Cuộc Cách mạng 4.0 đang từng bước thay đổi cách thức thế giới vận hành thì những doanh nghiệp trong ngành viễn thông càng phải nhanh chóng nắm bắt cơ hội để dẫn dắt thị trường. Một trong những yếu tố giúp các doanh nghiệp viễn thông tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng tập khách hàng và phát triển thị phần là phải tự chủ mạng truyền dẫn quang để kinh doanh các dịch vụ băng thông rộng. Đặc biệt Trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, thông tin và truyền thông trở nên rất quan trọng. Các mạng di động là một phần thiết yếu, là nền tảng xương sống truyền

thông, cho phép nhân viên y tế, cán bộ trong tuyến đầu chống dịch và các doanh nghiệp trọng yếu luôn được kết nối.

Trước thực tiễn đó VNPT Cao Bằng đã chú trọng phát triển dịch vụ băng thông rộng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động phát triển dịch vụ băng thông rộng tại VNPT Cao Bằng vẫn còn những hạn chế. Bản Luận văn “ Phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng” đã thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, Xác định khung nghiên cứu về phát triển dịch vụ băng thông rộng

của các doanh nghiệp viễn thông

Thứ hai, luận văn đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng trong giai đoạn 2018-2020. Trên cơ sở phân tích, luận văn đã có những đánh giá việc thực hiện mục tiêu phát triển, về nhữngưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển dịch vụ băng thông rộng.

Thứ ba, trên cơ sở mục tiêu và phương hướng phát triển dịch vụ băng thông rộng ở VNPT Cao Bằng đến năm 2020, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ băng thông rộng tại VNPT Cao Bằngtrong thời gian tới.

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo cùng các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

công ty cổ phần viễn thông VNPT”, luận văn thác sĩ trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Bộ Thông tin và truyền thông (2014), Quyết định số: QCVN 81:2014/BTTTT về Quy chuẩn chất lượng quốc gia về chất lượng dịch vụ Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000;

3. Bộ Thông tin và truyền thông (2014), Quyết định số: QCVN 34:2014/BTTTT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ Internet trên mạng băng rộng cố định mặt đất;

4. Bộ Thông tin & Truyền thông (2013), Thông tư số 08/2013/TT-BTTTT ngày 26/3/2013 Quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông;

5. Bộ Thông tin &Truyền thông (2012-2018), Sách trắng về CNTT và Truyền thông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông;

6. Bộ Thông tin &Truyền thông (2012-2018), Sách trắng về CNTT và Truyền thông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông;

7. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2012), Giáo trình kinh tế thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân;

8. Hoàng Đức Thân (2018), Giáo trình kinh doanh thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân;

9. Hoàng Lệ Chi (2005), Chiến lược kinh doanh viễn thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông;

10. Nguyễn Thành Lộc, Trần Văn Bão (2017), Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân;

11. Phạm Tuấn Hùng (2015), Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet và thông tin di động tại Việt Nam;

12. Phòng Nhân sự - Tổng hợp, Viễn thông Cao Bằng (2018), Báo cáo nhân sự;

13. Phòng Kế toán – Kế hoạch, Viễn thông Cao Bằng (2014-2018), Báo cáo thường niên;

tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;

16. Dương Thị Hằng Nga (2019), “Quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông tại Mobifone tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

17. Hoàng Thị Nhẫn (2018). “Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại Công ty Thông tin viễn thông Điện lực – EVN Telecom”. Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Việt Nam

18. Quốc Hội (2009), Luật Viễn Thông

19. Trần Thị Thập (2010), Quản trị kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông, Học viện bưu chính viễn thông Việt Nam;

20. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Báo cáo đánh giá công tác 2020, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 (Lưu hành nội bộ);

21. Trung tâm Thông tin Bưu điện (2001), Những xu hướng cải tổ viễn thông trên thế giới, Nhà xuất bản Bưu điện;

22. UBND tỉnh Cao Bằng, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

23. VNPT Cao Bằng (2018-2020), Báo cáo thường niên;

1. Xin ông cho biết đánh giá của ông về công tác lập kế hoạch phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng?

2. Xin ông cho biết bộ máy phát triển dịch vụ băng thông rộng hiện nay của VNPT Cao Bằng đã phát huy hiệu quả chưa?

3. Xin ông cho công tác tổ chức thực hiện phát triển dịch vụ băng thông rộng hiện nay của VNPT Cao Bằng hiện nay như thế nào?

4. Ông đánh giá thế nào về công tác kiểm soát phát triển dịch vụ băng thông rộng hiện nay của VNPT Cao Bằng

TT Họ tên Vị trí công tác Ngày, giờ 1 Vũ Tiến Dũng Phó Giám đốc VNPT Cao Bằng 9 giờ ngày 20/9/2021 2 Hòang Thị Bích Hạnh Giám đốc Phòng Khách hàng tổ chức – doanh nghiệp 14 giờ ngày 22/9/2021

3 Nguyễn Thị Ánh Tuyết Giám đốc Phòng Bán hàng thành phố 16 giờ ngày 25/9/2021 4 Luơng Thị Hạnh Giám đốc Phòng bán hàng online 9 giờ ngày 27/9/2021 5 Đàm Thị Thảo Trưởng line Khách hàng doanh nghiệp- truờng học 9 giờ ngày 07/9/2021

Tôi là Đỗ Nông Mai Ly, hiện là học viên cao học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu đề tài luận văn cao học: Phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng”.

Để có cơ sở đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng đến năm 2025, xin ông/bà vui ḷng cung cấp thông tin sau:

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng (Trang 103 - 110)