Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ băng thông rộng

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng (Trang 46 - 54)

Hình 2.2 Quy trình cung cấp dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng

2.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ băng thông rộng

2.3.2.1. Tổ chức bộ máy phát triển dịch vụ băng thông rộng

Tổ chức bộ máy và phân cấp phát triển dịch vụ băng thông rộng tại VNPT Cao Bằng được phân chia theo sơ đồ sau:

Hình 2.3: Bộ máy phát triển dịch vụ băng thông rộng tại VNPT Cao Bằng

(Nguồn: VNPT Cao Bằng, 2021)

Nhiệm vụ quản lý phát triển dịch vụ băng thông rộng tại VNPT Cao Bằng được phân quyền cho các phòng ban thuộc khối sản xuất và các bộ phận trực thuộc.

Câu hỏi: Xin ông cho biết đánh giá của ông về công tác lập kế hoạch phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng?

Trả lời: Tại VNPT Cao Bằng hiện nay, công tác lập kế hoạch được thực hiện thường xuyên, có sự phối hợp nhìm nhàng giữa các bộ phận, phòng, ban. Tuy nhiên, kế hoạch vẫn còn chung chung, chưa có khảo sát đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ băng thông rộng, chưa đề ra các giải pháp khả thi nhằm thực hiên kế hoạch mà vẫn nặng về hình thức. Ban Giám đốc Phòng bán hàng Online Phòng khách hàng tổ

chức – doanh nghiệp 10 phòng khu vực

Bộ phận giao dịch Bộ phận CSKH Bộ phận kênh/line Bộ phận Kinh doanh Bộ phận BH truyền thống Bộ phận kế toán hỗ trợ

Nhìn chung, bộ máy quản lý phát triển dịch vụ băng thông rộng tại VNPT Cao Bằng hiện nay phần nào đó đã mang tính chuyên môn hóa, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý phát triển dịch vụ băng thông rộng tại Công ty. Việc phân công cho các bộ phận chuyên quản theo đơn vị hành chính và theo mảng dịch vụ băng thông rộng đã giúp cho việc tổ chức phát triển dịch vụ băng thông rộng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hạn chế ở bộ máy quản lý phát triển dịch vụ băng thông rộng là số lượng cán bộ của bộ phận còn ít, phải thực hiện kiêm nhiệm nhiều mảng liên quan đến công tác phát triển dịch vụ băng thông rộng nên quá tải.

Bảng 2.6. Tình hình nhân lực trực thuộc bộ máy phát triển các dịch vụ BTR của VNPT Cao Bằng năm giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Tiêu chí 2018 2019 2020

Tổng nhân lực trực thuộc bộ máy 31 35 37

1 Cơ cấu nhân lực theo vị trí 31 35 37

1.1 Ban giám đốc 2 2 2 Giám đốc 1 1 1 Phó giám đốc 1 1 1 1.2 Phòng bán hàng online 4 5 6 1.3 Phòng Khách hàng tổ chức, doanhnghiệp 5 5 5 1.4 Các phòng khu vực 20 23 24 2

Cơ cấu nhân lực theo trình độ

chuyên môn 31 35 37

2.1 Cao học 3 4 6

2.2 Đại học 24 27 27

2.3

. Cao đẳng và khác 4 4 4

3 Cơ cấu nhân lực theo thâm niên 31 35 37

3.1 Trên 5 năm 16 19 22

3.2 Từ 3 năm đến 5 năm 15 16 15

(Nguồn: VNPT Cao Bằng, 2018, 2019, 2020)

Đội ngũ nhân lực trực thuộc bộ máy quản lý phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng đến ngày 31/12/2020 là 37 người, trong đó chủ yếu là

trình độ đại học và trên đại học, còn nhân lực trình độ cao đẳng và khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Tại VNPT Cao Bằng nhân lực có thâm niên từ trên 5 năm chiếm ưu thế, còn đội ngũ nhân lực có thâm niên dưới 5 năm đang có xu hướng giảm, điều đó cho thấy nhân lực trực thuộc bộ máy này của Công ty đang già hóa.

Để có nhận xét đánh giá khách quan về bộ máy phát triển dịch vụ băng thông rộng tại Công ty, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu Phó giám đốc Công ty, kết quả khảo sát như sau:

Hộp 2.2

Kết quả phỏng vấn sâu của tác giả 2.3.2.2. Thực trạng phát triển số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ băng thông rộng

Hoạt động kinh doanh dịch vụ băng rộng của Viễn thông Cao Bằng bắt đầu từ năm 2003 đối với dịch vụ Internet băng rộng ADSL. Đối với dịch vụ băng rộng di động của Vinaphone bắt đầu từ năm 2010.

Hiện nay (2021), do đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu đã dẫn tới sự bùng nổ dữ liệu bởi người dùng dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập và làm việc tại nhà nhiều hơn nên nhu cầu về sản phẩm dịch vụ băng thông rộng ở Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng ngày càng cao. Lãnh đạo VNPT Cao Bằng xác định phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ băng rộng là trọng tâm trong

Câu hỏi: Xin ông cho biết bộ máy phát triển dịch vụ băng thông rộng hiện nay của VNPT Cao Bằng đã phát huy hiệu quả chưa?

Trả lời: Tại VNPT Cao Bằng hiện nay, bộ máy phát triển dịch vụ băng thông rộng đã được chú trọng, tuy nhiên tại Công ty vẫn còn thiếu bộ phận quản lý chất lượng dịch vụ băng thông rộng. Nhân lực của bộ máy có trình độ đại học trở lên chiếm ưu thế, tuy nhiên kỹ năng mềm, hay năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào phát triển dịch vụ băng thông rộng chưa đồng đều. là số lượng cán bộ nhân viên trực thuộc bộ máy còn ít, phải thực hiện kiêm nhiệm nhiều mảng liên quan đến hoạt động kinh doanh nên chất lượng công việc chưa cao.

thời gian tới. Các sản phẩm dịch vụ băng thông rộng được cung ứng tại VNPT Cao Bằng gồm:

- Dịch vụ cố định băng rộng. Dịch vụ cố định băng rộng gồm:

+ Dịch vụ MegaVNN: Là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng qua mạng VNPT cung cấp, dịch vụ này cho phép khách hàng truy nhập Internet với tốc độ cao dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL.

+ Dịch vụ FiberVNN: Đường truyền có tốc độ ổn định; tốc độ truy cập Internet cao.

Không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp. An toàn cho thiết bị, không sợ sét đánh lan truyền trên đường dây. Nâng cấp băng thông dễ dàng mà không cần kéo cáp mới.

+ Dịch vụ MyTV: là dịch vụ truyền hình đa phương tiện được VNPT cung cấp, có thể tua đi, tua lại các nội dung giải trí, đa dạng, phong phú và những trải nghiệm tiện ích phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong nhịp sống hiện đại. Với các thao tác đơn giản, bằng thiết bị Ti vi sẵn có, khách hàng có thể dễ dàng sử dụng và trải nghiệm tiện ích của truyền hình MyTV cho mọi thành viên trong gia đình từ người già đến trẻ nhỏ bởi nội dung giải trí cực phong phú, phù hợp đa lứa tuổi.

+ Dịch vụ Megawan: Các mạng máy tính của khách hàng được kết nối qua CPE (Modem/Router ADSL/SHDSL). MegaWAN cung cấp cho khách hàng hai khả năng kết nối các mạng máy tính với tốc độ tối thiểu là 64Kb/s. Khi sử dụng SHDSL-WAN với tốc độ đối xứng (trên lý thuyết tốc độ lớn nhất có thể là 2.3 Mbps). Sử dụng ADSL-WAN với tốc độ trên lý thuyết lớn nhất có thể là 8Mbps/640kbps). Tốc độ cổng thực tế phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và chất lượng đường truyền của đường dây thuê bao xDSL được xác định trong quá trình khảo sát lắp đặt.

Khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ MegaWAN được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet đồng thời trên đường dây thuê bao số xDSL. Tuy nhiên tốc độ cổng được cài đặt cho truy nhập Internet phụ thuộc vào tốc độ lớn nhất mà đường dây xDSL thực tế có thể cung cấp và tốc độ MegaWAN mà khách hàng đã yêu cầu.

Các loại hình dịch vụ được cung cấp: Dịch vụ MegaWAN nội tỉnh; Dịch vụ MegaWAN liên tỉnh; Dịch vụ MegaWAN quốc tế

+ Dịch vụ Metronet: Dịch vụ MetroNet có khả năng đáp ứng các nhu cầu truy cập, trao đổi thông tin, ứng dụng với dung lượng dữ liệu lớn hay cực lớn. Với băng thông rộng lên đến 1Gbps và đường truyền cáp quang đến tận điểm truy cập, MetroNet cung cấp cho người dùng khả năng sử dụng đồng thời ba loại dịch vụ: thoại (voice), dữ liệu (data) và hình ảnh (video) như: tổng đài ảo, điện thoại có hình (video phone), hội nghị truyền hình (video conference), xem phim theo yêu cầu (video on demand), truyền hình cáp, giám sát từ xa, chính phủ điện tử…. Do sử dụng công nghệ cáp quang được số hóa nên dịch vụ này có đường truyền độ ổn định và có tính bảo mật rất cao.Dịch vụ Metronet là dịch vụ kết nối các mạng (như mạng LAN tại các văn phòng, chi nhánh…) của một doanh nghiệp, một tổ chức thành một mạng riêng, duy nhất.

Dịch vụ BTR cố định của VNPT Cao Bằng đã thực sự toát lên một thương hiệu của VNPT, với các gói tốc độ và cước phù hợp với nhu cầu khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được sử dụng thiết bị đầu cuối mạng đạt tiêu chuẩn và mang lại thương hiệu dẫn đầu về chất lượng trên thị trường.

Bảng 2.7. Tình hình phát triển các dịch vụ BTR cố định của VNPT Cao Bằng năm giai đoạn 2018 - 2020

STT Chỉ tiêu vị tínhĐơn Năm2018 Năm2019 Năm2020

1 Số lượng dịch vụ băng thông rộng

cố định của VNPT Cao Bằng Dịch vụ 5 7 8 2 Mức tăng số lượng DV BTR cố

định Dịch vụ - 2 1

3 Tốc độ tăng trưởng số lượng dịch

vụ BTR cố định % - 40,0 14,3

(Nguồn: VNPT Cao Bằng, 2018, 2019, 2020)

Qua hình trên cho thấy số lượng dịch vụ BTR của VNPT Cao Bằng biến động tăng từ 5 dịch vụ năm 2018 lên 8 dịch vụ năm 2020, qua đó cho thấy, VNPT Cao Bằng thường xuyên mở rộng việc cung ứng dịch vụ BTR nhằm đáp ứng nhu

cầu đa dạng của khách hàng.

- Dịch vụ di động băng rộng. Dịch vụ di động băng rộng gồm:

+ Fiber VNN: Là dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng tốc độ cao trên đường cáp quang cho phép truy cập với băng thông đường lên đường xuống đối xứng cùng với tốc độ nhanh hơn gấp nhiều lần so với dịch vụ truy cập sử dụng công nghệ ADSL truyền thống có tốc độ tải lên luôn nhỏ

+ Mega VNN: Là dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cho phép khách hàng truy nhập Internet với tốc độ cao dựa trên công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL chạy trên cáp đồng. Tốc độ Download lên đến 8 Mbps.

+ Dịch vụ internet trực tiếp: là dịch vụ truy cập Internet tốc độ cao, đối xứng qua kênh thuê riêng riêng biệt từ địa điểm của khách hàng đến mạng core Internet của VNPT với tốc độ yêu cầu của khách hàng từ 1Mbps đến hàng chục Gbps.

Bảng 2.8. Tình hình phát triển số lượng dịch vụ BTR di động của VNPT Cao Bằng năm giai đoạn 2018 - 2020

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1

Số lượng dịch vụ băng thông rộng di động của VNPT Cao

Bằng

Dịch vụ 1 2 3

2 Mức tăng số lượng DV BTR

di động Dịch vụ - 1 1

3 Tốc độ tăng trưởng số lượng

dịch vụ BTR di động % - 100,0 50,0

(Nguồn: VNPT Cao Bằng, 2018, 2019, 2020)

Sản phẩm dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng đa dạng và phong phú, thường xuyên có nhiều tính năng tiện ích, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chất lượng dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng bị chi phối trực tiếp bởi các tiêu chí kỹ thuật. Các tiêu chí kỹ thuật ban hành theo bộ quy chuẩn chất lượng quốc gia về chất lượng dịch vụ băng thông rộng do Bộ Thông tin và truyền thông quy định theo QCVN:34:2014 ngày 10/2/2014. Theo đó độ khả dụng của dịch

vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng so với Tập đoàn VNPT và so với Tổng Công ty Viễn thông Viettel và Tổng công ty Viễn thông MobiFone, cụ thể:

Hình 2.4. Độ khả dụng của dịch vụ BTR của VNPT Cao Bằng 2018 – 2020

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Qua hình trên cho thấy chất lượng dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng luôn đạt tiêu chí của tập đoàn đưa ra và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ của VNPT Cao Bằng cao hơn so với tiêu chí của Tổng công ty Viễn thông MobiFone nhưng lại thấp hơn so với tiêu chí của Tổng Công ty Viễn thông Viettel.

Sản phẩm băng thông rộng của VNPT Cao Bằng có khả năng thích ứng thị trường đạt mức 71%, trong đó sản phẩm đã thực sự toát lên một thương hiệu MegaVNN, và FiberVNN nhất quán, với các gói tốc độ và cước phù hợp với nhu cầu khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được sử dụng thiết bị đầu cuối mạng đạt tiêu chuẩn và mang lại thương hiệu dẫn đầu về chất lượng trên thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm BTR của Công ty chưa thật sự chú trọng đến các bằng chứng vật chất cho dịch vụ BTR, cũng như giải pháp phát triển dịch vụ gia tăng, nhằm góp phần tăng doanh thu bình quân/ thuê bao. Sản phẩm BTR của Công ty còn những tồn tại, yếu kém đó là chỉ mới đề cập đến cơ sở vất chất hạ tầng mạng để nâng cao chất lượng dịch vụ, chưa chú trọng đến các bằng chứng vật chất về dịch vụ như thiết bị đầu cuối chưa in thương hiệu, bao bì hợp đồng mang biểu trưng logo

dịch vụ, cẩm nang hướng dẫn sử dụng dịch vụ, NameCard cá nhân công nhân lắp đặt và bảo dưỡng tuyến, nhân viên thu cước...

Bảng 2.9. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển dịch vụ BTR của VNPT Cao Bằng năm giai đoạn 2018 - 2020

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

hoạch Thực hiện Tỷ lệ hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%) 1.Số khách hàng thuê bao BTR (KH) 111.600 113.241 101,5 125.000 132.712 106,2 150.000 162.629 108,4 2.Doanh thu BTR (trđ) 510.000 547.816 107,4 550.000 638.101 116,0 580.000 626.225 108,0 3.Thị phần BTR (%) 31,5 31,1 98,7 31,5 30,9 98,1 31,5 30,7 97,5 (Nguồn: VNPT Cao Bằng, 2018, 2019, 2020)

Qua bảng số liệu cho thấy, tại VNPT Cao Bằng trong giai đoạn 2018 – 2020, Công ty đều hoàn thành kế hoạch về số lượng sản phẩm và doanh thu dịch vụ băng thông rộng nhưng không hoàn thành kế hoạch về thị phần cung ứng dịch vụ băng thông rộng.

2.3.2.3. Phát triển dịch vụ băng thông rộng thông qua áp dụng mức giá cả hợp lý

VNPT Cao Bằng là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, do vậy về chính sách giá cước của Công ty là thống nhất chung của toàn VNPT.

Cước đấu nối hòa mạng, cước chuyển đổi giữa các gói tốc độ, cước dịch chuyển vị trí lắp đặt, cước chuyển quyền sử dụng.

Giá cước sử dụng: Mỗi dịch vụ MegaVNN hoặc FiberVNN và và MyTV đều có hai phương thức giá cước sử dụng: theo lưu lượng hoặc trọn gói cước.

Giá cước dịch vụ băng thông rộng do tập đoàn VNPT quy định khung giá, và phân cấp cho VNPT Cao Bằng giảm và tăng trong khoảng giá nhất định, được quyền quyết định cước theo đối tượng khách hàng. Khoảng giá quy định của Tập

đoàn xét về mặt giá trị tuyệt đối thì giá thấp nhất VNPT Cao Bằng có thể quyết định bằng với giá cước gói cước thấp nhất hiện hành của doanh nghiệp viễn thông khác.

Hiện nay, VNPT Cao Bằng có nhiều gói cước phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau:

Bảng 2.10. Giá cước dịch vụ FiberVNN và MyTV của VNPT Cao Bằng năm 2020

Đơn vị tính: Đồng/gói

NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển dịch vụ băng thông rộng của VNPT Cao Bằng (Trang 46 - 54)