Vai trò của giao tiếp

Một phần của tài liệu BẢN CHẤT và sự HÌNH THÀNH tâm lý NGƯỜI (Trang 43 - 44)

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP

1. Khái niệm chung về giao tiếp

1.5. Vai trò của giao tiếp

Giao tiếp là một nhu cầu rất cơ bản và tất yếu của con người để con người tồn tại với tư cách là một thực thể xã hội. C. Mác viết: “Nhu cầu vĩ đại nhất, phong phú nhất của con người là nhu cầu tiếp xúc với người khác. Nhu cầu này không ngang hàng với nhu cầu khác, sự phát triển của nó trong một con người chính là một điều kiện làm cho con người trở thành con người”.

Con người tồn tại cũng có nghĩa là có nhu cầu được tiếp xúc với người khác, được trao đổi những hiểu biết, những tâm tư tình cảm với những người khác. Nói về vai trò của giao tiếp, nhà tâm lý học Nga B.F. Lômôv khẳng định: "Nhu cầu giao tiếp có liên quan đến các nhu cầu cơ bản của con người. Nó quy định hành vi của con người không kém gì cái được gọi là nhu cầu sống. Điều đó là tự nhiên bởi vì giao tiếp là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình thường của con người như là thành viên của xã hội, như là nhân cách".

Giao tiếp tồn tại trong mọi hoạt động của con người. Nhờ giao tiếp, con người tham gia vào các quan hệ xã hội và góp phần hình thành nên xã hội. Không có giao tiếp thì sẽ không có sự tồn tại xã hội vì xã hội luôn luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Cũng giống như một rừng cây, nếu không có những cây cụ thể, nhỏ bé góp lại, không bao giờ có một rừng cây. Vì thế, sự tham gia của con người vào các mối quan hệ xã hội đã tạo nên sự phong phú của các quan hệ xã hội. Đồng thời, chính sự tham gia vào các quan hệ phong phú đó con người mới có sự phong phú về tinh thần của mỗi người. C.Mác viết: "Bản chất con người không phải là cái trừu tượng vốn có của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội''. Càng tham gia nhiều các mối quan hệ xã hội, tinh thần của con người càng phong phú. Qua giao tiếp con người biết được các giá trị xã hội của người khác và của bản thân. Trên cơ sở đó, cá nhân tự điều khiển, điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực xã hội. Do đó, nhân cách con người ngày càng hoàn thiện hơn.

Giao tiếp giúp con người tiếp thu những kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành kinh nghiệm cá nhân. C. Mác đã chỉ ra rằng: "Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp". Cùng với hoạt động, thông qua giao tiếp, con người tiếp thu nền văn hoá xã hội, tiếp thu những kinh nghiệm củ người khác để biến chúng thành vốn sống, kinh nghiệm của bản thân, hình thành và phát triển tâm lý cá nhân. Đồng thời, qua giao tiếp cá nhân cũng đóng góp vào sự phát triển nền văn hoá xã hội.

Điều này rất quan trọng với trẻ em. Nếu không được tiếp xúc với nền văn hóa, với người lớn, trẻ không thể có được các kinh nghiệm tối thiểu để thích ứng với cuộc sống. Nhiều nhà Tâm lý học đã chứng minh rằng: nếu không có sự giao tiếp với con người, với các quan hệ xã hội thì đứa trẻ sẽ không trở thành người, không có sự phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách.

Giao tiếp sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện, những cũng chính giao tiếp làm ngôn ngữ phát triển. Đối với mỗi cá nhân, giao tiếp giúp cho con người tăng thêm vốn từ, nắm vững hơn kỹ năng sử dụng từ ngữ. Đặc biệt với trẻ em, nếu không gao tiếp với người lớn, trẻ sẽ không biết nói. Những đứa trẻ điếc bẩm sinh sẽ bị câm vì không nghe được âm thanh

của tiếng nói và không bắt chước được các âm thanh đó nên không biết nói. Với người lớn, càng giao tiếp nhiều, vốn từ và sự hiểu biết của con người càng tăng lên. Khi học ngoại ngữ, nếu người nào chịu khó nói, chịu khó giao tiếp thì kỹ năng nói và vốn từ sẽ ngày càng phong phú. Người nào ngại nói, khẩu ngữ sẽ không phát triển, vốn từ sẽ nghèo dần đi do quên. Vì thế, trước dây người ta còn gọi ngoại ngữ là sinh ngữ, nghĩa là ngôn ngữ phải sống, phải được sủ dụng, nếu không được sủ dụng sẽ thành tử ngữ.

Giao tiếp là điều kiện để thực hiện hoạt động cùng nhau. Muốn hoạt động cùng nhau đạt kết quả, mọi thành viên phải thống nhất hành động vì một mục đích chung. Vì thế, con người phải giao tiếp với nhau, phải có tiếng nói chung trong hành động. Đặc biệt, khi không có sự thống nhất ngôn ngữ, con gười phải tìm mọi cách để thể hiện các ý tưởng của bản thân nhằm làm cho người khác hiểu mình. Do đó, làm việc gì cùng nhau con người cũng phải quy ước với nhau một ký hiệu, dấu hiệu nào đó để thống nhất hành động. Quy uớc đó có thể bằng ngôn ngữ, có thể gằng mọt tiếng gõ hoặc bất cứ dấu hiệu nào mà mọi người đều có thể nhận biết.

Một phần của tài liệu BẢN CHẤT và sự HÌNH THÀNH tâm lý NGƯỜI (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w